Lựa chọn CLTNTT quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của công ty thạch bàn (Trang 122 - 123)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Đề xuất xây dựng CLTNTT quốc tế của Công ty Thạch Bàn

3.3.2. Lựa chọn CLTNTT quốc tế

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trên cả nước có hơn 300 nhà máy sản xuất gạch sử dụng công nghệ nung bằng lò tuynel, trong đó gần 100 DN nhà nước và trên 200 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra có hàng ngàn cơ sở sản xuất bằng lò thủ công truyền thống và gần 250 doanh nghiệp sản xuất bằng lò liên tục kiểu đứng... Như vậy đồng nghĩa với việc, cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hơn.

Sau khi nghiên cứu toàn diện các nhân tố ảnh hưởng tới việc thâm nhập thị trường đồng thời nghiên cứu khả năng nội tại của Công ty, Thạch Bàn đã quyết định lựa chọn Mỹ và Iraq là quốc gia mục tiêu. Hiện tại Thạch Bàn là một trong những công ty đầu ngành trong sản xuất gạch ốp lát Việt Nam. Nhưng không dừng lại ở đó, mục tiêu mà công ty hướng tới là mở rộng thị phần sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát trên toàn thế giới, cụ thể thị trường mục tiêu trong thời gian tới là Mỹ là Iraq.

Sau quá trình phân tích chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế bằng chiến lược SBU và Marketing thâm nhập công ty có thể lựa chọn chiến lược thâm nhập thi trường bằng phương pháp Marketing – mix.

Chiến lược Marketing – Mix phân tích chiến lược chính sách sản phẩm; chính sách về giá; chính sách phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp để đưa ra thị trường mục tiêu cho công ty.

 Chiến lược sản phẩm: việc nâng cao chất lượng sản phẩm được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau với mục đích cuối cùng là cung cấp cho khách hàng chất lượng sản phẩm tốt nhất.

 Chiến lược giá: Giá cả là một yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng tiêu dùng sản phẩm. Mức giá tối ưu là mức giá có thể khai thác tối đa nhu cầu thị trường và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Giá cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Chiến lược phân phối: Thiết lập được hệ thống kênh phân phối hợp lý, thích hợp với từng loại sản phẩm dịch vụ của công ty, từng đoạn thị trường và từng

đối tượng khách hàng khác nhau sẽ rút ngắn được thời gian kết nối thông tin, đảm bảo các thông tin về sản phẩm đến được với khách hàng nhanh nhất, từ đó tăng lòng tin của khách hàng về uy tín của doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, dịch vụ hợp lý sẽ giúp cho Thạch Bàn đẩy mạnh tiêu thụ sản phảm, tận dụng tối đa công suất thiết bị, thu được lợi nhuận tối đa.

 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp: Ngoài việc sử dụng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, tạp chí, vô tuyến truyền hình... thì công ty Thạch Bàn cũng cần quan tâm đến việc quảng cáo ngay tại các hệ thống đại lý của mình trên khắp cả nước thông qua các phương tiện như tờ rơi, băng rôn, đèn hiệu....

Ngoài ra công ty có thể áp dụng một số chiến lược thâm nhập thị trường khác như:

 Chiến lược phạm vi thị trường, bao gồm: chiến lược thị trường đơn, chiến lược đa dạng thị trường và chiến lược toàn bộ thị trường.

 Chiến lược địa lý thị trường, bao gồm: chiến lược thị trường địa phương, chiến lược thị trường khu vực, chiến lược thị trường quốc gia và chiến lược thị trường quốc tế.

 Chiến lược đánh chiếm thị trường, bao gồm: chiến lược đánh chiếm mạnh mẽ, chiến lược đánh chiếm vừa phải và chiến lược đánh chiếm nhẹ nhàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của công ty thạch bàn (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)