CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
2.5. Thực nghiệm
2.5.5. Khảo sát thẩm định phương pháp
Thẩm định phương pháp GC-MS phân tích theo hướng dẫn thẩm định của EPA cục môi trường Mỹ và tiêu chuẩn Việt Nam. Tiêu chí thẩm định phương pháp gồm thông số dưới đây.
2.5.5.1. Khảo sát độ thu hồi/ độ đúng của phương pháp
Độ thu hồi hoặc độ đúng của phương pháp được xác định và tính tốn tại 3 mức nồng độ (thấp; trung bình; cao) đối với mỗi chất phân tích bằng tỉ số trung bình của kết quả phân tích đo được với kết quả mẫu chuẩn và chuẩn nội qua quá trình chiết tách mẫu trong 8 ngày liên tiếp.
Trong nghiên cứu này độ thu hồi được tính tốn từ việc đo lặp lại với mẫu nước thêm chuẩn TDCPP và TPP ở các mức nồng độ (thấp, trung bình, cao) tương ứng (50; 100; 500 ng/L) trong 8 ngày khác nhau.
Thực hiện thí nghiệm: mẫu nước thêm chuẩn TDCPP và TPP với các mức nồng độ (50; 100; 500 ng/L), các mẫu này được tiến hành chiết tách và phân tích trên GC-MS/MS theo quy trình phân tích đã xác định trong 8 ngày khác nhau.Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần lấy kết quả trung bình. Nước cất Deion (Mili Q) được sử dụng làm chất nền để thêm chuẩn khi khảo sát các điều kiện.
44
Yêu cầu: Độ thu hồi/độđúng phải nằm trong khoảng giá trị theo tiêu chuẩn là từ 80% đến 120% (tiêu chuẩn EPA 1614).
2.5.5.2. Khảo sát độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp
a) Độ lặp lại: được tính thơng qua hệ số biên thiên (CV) hay độ lệch
chuẩn tương đối RSD. Các mẫu thêm chuẩn TDCPP và TPP ở các mức nồng độ (50; 100; 500 ng/L) được chiết tách và phân tích theo phương pháp đã xác định ở trên với 8 lần trong cùng một ngày.
Thực hiện thí nghiệm: mẫu nước thêm chuẩn TDCPP và TPP với các mức nồng độ (50; 100; 500 ng/L), các mẫu này được tiến hành chiết tách và phân tích trên GC-MS/MS theo quy trình phân tích đã xác định, với cùng 1 loại mẫu làm lặp lại 8 lần trong cùng một ngày.Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần lấy kết quả trung bình. Nước cất Deion(Mili Q) được sử dụng làm chất nền để thêm chuẩn.
b) Độ tái lập:được tính thơng qua hệ số biên thiên (CV) hay độ lệch
chuẩn tương đối RSD, các mẫu thêm chuẩn TDCPP và TPP ở các mức nồng độ (50; 100; 500 ng/L) được chiết tách và phân tích theo phương pháp đã xác định, trong 8 ngày khác nhau (trong vòng 1 tháng).
Thực hiện thí nghiệm: mẫu nước thêm chuẩn TDCPP và TPP với các mức nồng độ (50; 100; 500 ng/L), các mẫu này được tiến hành chiết tách và phân tích trên GC-MS/MS theo quy trình phân tích đã xác định, trong 8 ngày khác nhau. Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần lấy kết quả trung bình. Nước cất Deion (Mili Q) được sử dụng làm chất nền để thêm chuẩn.
Yêu cầu:
+ Độ lặp lại: ≤ 15% ; + Độ tái lập: ≤ 25%
2.5.5.3. Khảo sát độ không đảm bảo đo của phương pháp
Độ không đảm bảo đo (KĐBĐ) (U) của các chất được tính tốn từĐKĐBĐ thu hồi (URec), độ không đảm bảo đo lặp lại (Ur) và ĐKĐBĐ tái lập (UR). Kết
45
quả được xác định theo các thí nghiệm khảo sát độ thu hồi, độ lặp lại và độ tái lập với các cơng thức tính như sau:
+ Độ KĐBĐ đối với thí nghiệm xác định hiệu suất thu hồi:
+ Độ khơng đảm bảo đo đối với thí nghiệm lặp lại:
+ Độ KĐBĐ với thí nghiệm tái lặp:
+ Độ KĐBĐ chuẩn tổng hợp:
+ Độ KĐBĐ mở rộng cho phép thử nghiệm U = 2 x Uc
2.5.5.4. Khảo sát giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) và giới hạn phát hiện của phương pháp (MDL)
- Khảo sát giới hạn phát hiện (LOD)
Giới hạn phát hiện LOD được xem là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích cịn cho tín hiệu phân tích khác có nghĩa với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền.
Thực hiện thí nghiệm: để xác định giới hạn phát hiện, dùng mẫu chuẩn 10 ng/mL của chuẩn TDCPP và TPP rồi tiến hành pha loãng cho tới khi thu được chiều cao chất phân tích gấp 3 lần tín hiệu đường nền.
(Cmin: Nồng độ nhỏ nhất thu được tín hiệu S: chiều cao pic của chất phân tích.
N: tín hiệu đường nền)
- Khảo sát giới hạn định lượng (LOQ)
Giới hạn định lượng LOQ được xem là nồng độ thấp nhất mà hệ thống
n SD URec n SD Ur n SD UR 2 Re 2 2 c R r c U U U U N S C LOD 3. m in
46
phân tích định lượng được với tín hiệu phân tích khác có ý nghĩa định lượng với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền. Theo lí thuyết thống kê trong hóa phân
tích thì LOQ = 3,33 LOD.
- Khảo sát giới hạn phát hiện phương pháp (MDL)
Giới hạn phát hiện phương pháp (MDL) được xác định bằng cách lấy 8 mẫu thêm chuẩn TDCPP và TPP ở mức nồng độ thấp (10 ng/L). Các mẫu được đo trong điều kiện tái lập (đo trong 8 ngày khác nhau).
Thực hiện thí nghiệm: mẫu nước thêm chuẩn TDCPP và TPP với các mức nồng độ (10 ng/L), các mẫu này được tiến hành chiết tách và phân tích trên GC- MS/MS theo quy trình phân tích đã xác định, trong 8 ngày khác nhau. Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần lấy kết quả trung bình. Nước cất Deion(Mili Q) được sử dụng làm chất nền để thêm chuẩn.
MDL được tính theo độ lêch chuẩn (SD) từ các kết qủa xác định từ các kết quả thí nghiệm, theo cơng thức:
MDL = t(n −1, 1−α= 0.99)x SD
Trong đó: t(n −1, 1−α= 0.99) là chuẩn student với bậc tự do (n-1) với độ tin cậy 99%. (EPA 40 CFR Appendix B to Part 136, Definition and Procedure for the Determination of the Method Detection Limit, revision 1.11)