TT Hợp chất tR (phút) tR trung bình (phút) RSD (%) Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần đo 5 Lần đo 6 1 TDCPP 21,69 21,67 21,66 21,66 21,67 21,68 21,67 0,06 2 TPP 23,29 23,27 23,27 23,27 23,28 23,27 23,28 0,04
51
Đường chuẩn được chuẩn bị trên các dung dịch chuẩn hỗn hợp TDCPP và TPP với các hàm lượng 5 – 100 ng/mL (5; 10; 50; 100 ng/mL). Hàm lượng chuẩn nội giữ cố định là 10 ng/mL. Tiến hành phân tích sắc ký. Xác định sự tương quan giữa hàm lượng các chất phân tích có trong mẫu với giá trị tỉ lệ diện tích peak của chất chuẩn và chuẩn nội bằng phương pháp hồi quy tuyến tính.
Hình 3.2. Đường chuẩn xác định TDCPP
Hình 3.3. Đường chuẩn xác định TPP
Kết quả trên cho thấy, sự phụ thuộc tỉ lệ diện tích peak của chất chuẩn và nội chuẩn vào nồng độ TDCPP và TPP có sự tuyến tính trong khoảng hàm lượng từ 5 – 100ng/mL. Trong khoảng nồng độ này, phương trình đường chuẩn có dạng: y = ax + b; trong đó y là tỉ lệ diện tích peak của chất phân tích và nội
52
chuẩn, x là nồng độ chất chống cháy. Đường chuẩn của các chất TDCPP và TPP thu được như sau:
TDCPP: y = 0,002102x + 0,0001572 (3.1) R² = 0,996 TPP: y = 0,004891x + 0,0001987 (3.2) R² = 0,997
Độ tuyến tính của các đường chuẩn được thể hiện ở hình 3.2 - 3.3, các đường chuẩn đều có hệ số tương quan R2>0,995 (yêu cầu: 0,99 ≤ R2< 1). Các đường chuẩn này được dùng để tính tốn cho quy trình phân tích TDCPP và TPP trong mẫu nước mặt.
3.2. Kết quả khảo sát quy trình chiết tách mẫu
3.2.1. Hệ dung mơi rửa giải
Bởi vì các cột SPE là cột HLB thành phần chủ yếu được làm bằng nhựa, do đó nó rất quan trọng để phát hiện liệu OPFR có được thốt ra khỏi cột chiết HLB này hay khơng và do đó có thể ảnh hưởng đến việc xác định OPFRs. Các thí nghiệm được tiến hành bởi thực hiện q trình SPE mà khơng cần tải mẫu nước. Lấy 4 ml ethyl axetat dùng làm dung dịch rửa giải. Các chất rửa giải được phân tích bởi phương pháp GC-MS/MS đã được xác định. Kết quả khơng thấy và khơng tìm thấy nhiễu nền và các TDCPP và TPP nào. Do đó cột HLB được dùng để trong quá trình chiết tách mẫu.
Bốn hệ dung môi rửa giải đã được thử nghiệm để phân tích TDCPP và TPP. Các hiệu quả rửa giải được đánh giá mẫu nước thêm chuẩn nồng độ 100 ng/L. Độ thu hồi được tính theo công thức (1). Kết quả độ thu hôi của các hệ dung mơi rửa giải được trình bày trong hình 3.4.
100 x Xbđ Xtb Xi H (3.1)
53
Hình 3.4. Hiệu suất thu hồi của TDCPP và TPP khi sử dụng các hệ dung môi rửa giải (Hệ DM 1: MeOH/acetonitril (1:1); Hệ DM2: Ethyl acetate; Hệ DM3: DCM, ethyl acetate; Hệ DM4: Hexan, DCM/hexan (1:1),ethyl acetate)
Kết quả hiệu suất thu hồi của TDCPP và TPP khi sử dụng các hệ dung môi rửa giải khác nhau được chỉ ra trong hình 3.4. Hệ dung mơi rửa giải MeOH/acetonitril có độthu hồi trong khoảng 40 - 85%, độ thu hồi thấp cho hợp chất phân cực nhất trong các hợp chất phân tích như TPP. Các hệ dung mơi rửa giải có mặt ethyl acetate đều có độ thu hồi cao (> 86%). Kết quả hệ dung môi DCM/hexan (1:1), hexan, ethyl acetate có độ thu hồi cao nhất (101 -103%) đối với chất nghiên cứu. Theo tiêu chuẩn EPA 1614, yêu cầu hiệu suất thu hồi trong 70 - 120%. Do đó hệ dung mơi DCM/hexan (1:1), hexan, ethyl acetate là hệ dung môi phù hợp cho chiết tách TDCPP và TPP trong mẫu nước khi sử dụng phương pháp chiết pha rắn với cột chiết oasis HLB.
3.3.2. Thể tích hệ dung mơi rửa giải
Từ kết quả khảo sát hệ dung môi rửa giải, hệ dung môi DCM/hexan (1:1), hexan, ethyl acetateđược sử dụng để làm dung môi rửa giải cho phương pháp chiết pha rắn với cột chiết HLB, và được khảo sát thể tích dung mơi rửa giải với các thể tích 2; 3; 4; 5 mL lần lượt với các dung môi.
Kết quả khảo sát được chỉ ra trong hình 3.5, hiệu suất của quá trình chiết tăng lên khi thể tích dung dịch rửa giải tăng lên. Tuy nhiên, khơng có cải thiện
0 20 40 60 80 100 120 Hệ DM1 Hệ DM2 Hệ DM3 Hệ DM4 H iệ u su ất th u h ồ i ( % ) Hệ dung môi TPP TDCPP
54
rõ ràng nào được nhận thấy khi thể tích dung mơi rửa giải lớn hơn 3 mL. Trong khi đó, để tránh thời gian bay hơi khi cô đặc mẫu, nên 3 mL hexan, 3 mL DCM/hexan (1:1), và 3 mL ethyl acetate được cố định cho hệ dung môi rửa giải DCM/hexan (1:1), hexan, ethyl acetate.
Hình 3.5. Hiệu suất thu hồi của TDCPP và TPP khi sử dụng hệ dung môi rửa giải với các thể tích khác nhau (Hệ 1: 2 mL hexan; 2 mL DCM/hexan (1:1); 2
mL ethyl acetate; Hệ 2: 3 mL hexan; 3 mL DCM/hexan (1:1); 3 mL ethyl acetate; Hệ 3: 4 mL hexan; 4 mL DCM/hexan (1:1); 4 mL ethyl acetate; Hệ 4:
5 mL hexan; 5 mL DCM/hexan (1:1); 5 mL ethyl acetate)
3.3. Kết quả thẩm định phương pháp
3.3.1. Độ thu hồi/ độ đúng của phương pháp
Độ thu hồi hoặc độ đúng của phương pháp được xác định và tính tốn tại 3 mức nồng độ (thấp; trung bình; cao) đối với mỗi chất phân tích bằng tỉ số trung bình của kết quả phân tích đo được với mẫu chuẩn ban đầu (lý thuyết) và chuẩn nội qua quá trình chiết tách mẫu và phân tích mẫu trong 8 ngày liên tiếp.
Trong nghiên cứu này độ thu hồi được tính tốn từ thí nghiệm lặp lại với mẫu nước thêm chuẩn TDCPP và TPP ở các mức nồng độ (thấp, trung bình, cao) tương ứng (50; 100; 500 ng/L) trong 8 ngày khác nhau.
Thực hiện thí nghiệm mẫu nước thêm chuẩn TDCPP và TPP với các mức nồng độ (50; 100; 500 ng/L), các mẫu này được tiến hành chiết tách và phân tích trên GC-MS/MS theo quy trình phân tích đã xác định trong 8 ngày khác nhau.Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần lấy kết quả trung bình. Nước cất Deion (Mili Q) được sử dụng làm chất nền để thêm chuẩn khi khảo sát các điều kiện.
92 94 96 98 100 102 104 106 Hệ 1 Hệ 2 Hệ 3 Hệ 4 H iệ u su ất th u h ồ i ( % ) Hệ dung mơi TPP TDCPP
55
Hình 3.6. Độ thu hồi và độ lệch chuẩn tương đối của TDCPP với mức nồng độ thấp (50 ng/L); trung bình (100 ng/L); cao (500 ng/L)
Hình 3.7. Độ thu hồi và độ lệch chuẩn tương đối của TPP với mức nồng độ thấp (50 ng/L); trung bình (100 ng/L); cao (500 ng/L)
50 ng/L 100 ng/L 500 ng/L
50 ng/L 100 ng/L 500 ng/L
50 ng/L 100 ng/L 500 ng/L
56
Kết quả được chỉ ra trong hình 3.6, độ thu hồi của chất phân tích TDCPP và TPP trong mẫu nước thêm chuẩn ở các mức nồng độ thấp (50 ng/L) tương ứng là 98,5%và 98,8 %; ở mức nồng độ trung bình (100 ng/L) tương ứng là 99,6%và 99,5%; ở mức nồng độ cao (500 ng/L) tương ứng là 100,5% và 100,4%. Ở cả 3 mức nồng độ (thấp, trung bình, cao) độ thu hồi đều trong khoảng 98,5- 100,5% và độ lệch chuẩn tương đối RSD trong khoảng (1,44- 7,96%) (hình 3.7), các giá trị này đều nằm trong khoảng khoảng cho phép của EPA (độ thu hồi: 80-120%, RSD <15%: EPA Method 1614). Do đó phương pháp có độ thu hồi cao cũng như độ đúng tốt.
3.3.2. Độ lặp lại và độ tái lập
Đối với độ lặp lại, các mẫu thêm chuẩn TDCPP và TPP ở các mức nồng độ (thấp, trung bình, cao) tương ứng (50; 100; 500 ng/L) được phân tích 8 lần trong cùng một ngày. Đối với độ tái lặp từ ngày này sang ngày khác được thí nghiệm với cùng một mẫu thêm chuẩn giống nhau vào 8 ngày khác nhau.
Với thí nghiệm xác định độ lặp lại, mẫu nước thêm chuẩn TDCPP và TPP với các mức nồng độ (50; 100; 500 ng/L), các mẫu này được tiến hành chiết tách và phân tích trên GC-MS/MS theo quy trình phân tích đã xác định, với cùng 1 loại mẫu làm lặp lại 8 lần trong cùng một ngày.Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần lấy kết quả trung bình. Nước cất Deion (Mili Q) được sử dụng làm chất nền để thêm chuẩn.
Với thí nghiệm xác định độ tái lặp, mẫu nước thêm chuẩn TDCPP và TPP với các mức nồng độ (50; 100; 500 ng/L), các mẫu này được tiến hành chiết tách và phân tích trên GC-MS/MS theo quy trình phân tích đã xác định, trong 8 ngày khác nhau. Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần lấy kết quả trung bình. Nước cấtDeion(Mili Q) được sử dụng làm chất nền để thêm chuẩn.