Nội dung đánh giá sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn hà nội (Trang 28 - 31)

1.2.1. Sự thay đổi về quy mô sản xuất

1.2.1.1. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Mức độ phát triển của CNHT có thể được đánh giá thông qua s ố lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất CNHT. Trong giai đoạn đầu phát triển ngành CNHT, việc đầu tiên cần làm để thúc đẩy sự phát triển của ngành là gia tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm linh kiện, phụ tùng, phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. Rõ ràng, một ngành sản xuất chỉ có thể phát triển nếu có nhiều doanh nghiệp tham gia và cung ứng sản phẩm ra thị trường. Đồng thời, có một sự tương quan phù hợp giữa số lượng doanh nghiệp CNHT và doanh nghiệp lắp ráp, thông thường, số lượng doanh nghiệp sản xuất CNHT cần lớn hơn số lượng doanh nghiệp lắp ráp, lĩnh vực CNHT phát triển khi tỷ lệ số doanh nghiệp CNHT trên số doanh nghiệp chính lớn.

Để có thể sử dụng chỉ tiêu này, việc xác định rõ ràng phạm vi của CNHT và tiêu chí doanh nghiệp CNHT là rất cần thiết.

1.2.1.2. Quy mô doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Quy mô doanh nghiệp cũng sẽ là một trong những nhân tố để đánh giá năng lực sản xuất của một ngành. Do tính chất sản xuất ngành CNHT có nhiều tầng, lớp khác nhau. Có những sản phẩm CNHT chỉ u cầu quy mơ doanh nghiệp là vừa và

nhỏ, nhưng ngược lại, có nhiều sản phẩm CNHT là những linh kiện, phụ tùng phức tạp, tinh vi, quá trình sản xuất cần trình độ cơng nghệ cao, máy móc hiện đại thì u cầu quy mô doanh nghiệp phải đủ lớn. Như vậy, khi xem xét sự phát triển của ngành CNHT thì cần tính đến cả quy mơ của doanh nghiệp, bao gồm: số lượng lao động và số vốn trung bình của doanh nghiệp CNHT.

Kết quả từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN CNHT như: giá trị sản xuất; giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của các linh kiện, phụ tùng, doanh thu/ lợi nhuận của DN sản xuất các sản phẩm CNHT, ...

1.2.2. Sự thay đổi về cơ cấu

Sự thay đổi về cơ cấu của ngành CNHT có thể được biểu hiện thơng qua một số chỉ tiêu như: mối quan hệ (tỷ lệ) tương quan giữa nguồn sản phẩm CNHT được cung cấp (có thể được phản ánh thơng qua tỷ lệ nội địa hóa); cơ cấu đóng góp của các tiểu ngành trong giá trị sản xuất, giá trị sản lượng của toàn ngành CNHT; cơ cấu lao động được thể hiện thơng qua cơ cấu về trình độ lao động và cơ cấu lao động đang làm việc trong các tiểu ngành CNHT; ...

Mức độ đáp ứng của ngành CNHT đối với ngành CN sản xuất sản phẩm chính, có thể được thể hiện thơng qua mối quan hệ tương quan giữa các nguồn cung cấp, bao gồm:

- Nguồn nhập khẩu bao gồm các đầu vào mà doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngồi. Trong xu thế tồn cầu hóa, rõ ràng là, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia không thể tự mình sản xuất mọi loại linh kiện, mọi loại sản phẩm, vì vậy, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng nhập khẩu những đầu vào mình khơng có lợi thế và xuất khẩu những sản phẩm mình có lợi thế. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nhập khẩu quá cao cũng sẽ thể hiện sự yếu kém của lĩnh vực CNHT.

- Nguồn nội bộ doanh nghiệp (in-house) là những loại linh kiện mà doanh nghiệp có thể tự mình sản xuất. Chỉ tiêu này cao thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nhưng cũng sẽ hàm ý sự thiếu chuyên hóa ở mức độ cao của doanh nghiệp.

- Nguồn cung cấp trong nước: bao gồm những đầu vào mà doanh nghiệp mua ngoài của các nhà cung cấp trong nước. Các nguồn cung cấp trong nước lại có

thể được chia nhỏ thành nguồn cung cấp từ các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. Nếu như tỷ lệ đầu vào mua từ các doanh nghiệp FDI lớn thì sẽ thể hiện rằng ngành CNHT phụ thuộc vào FDI, cũng có nghĩa là ngành CNHT chưa phát triển.

Do hạn chế về số liệu thống kê, trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ tập trung vào phân tích sự thay đổi về cơ cấu ngành CNHT thông qua chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn CNHT được cung cấp trong và ngồi nước phục vụ cho các ngành CN chính của Việt Nam.

1.2.3. Tiến bộ trong sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử

1.2.3.1. Trình độ cơng nghệ và đổi mới tổ chức của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Lĩnh vực CNHT phát triển khi các doanh nghiệp CNHT không chỉ tồn tại, mà quan trọng hơn là phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong ngành cơng nghiệp chính. Khi đó, yếu tố trình độ cơng nghệ và quản lý tổ chức sản xuất giữ vai trị quan trọng, khơng những là đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong hiện tại, mà cịn có thể linh hoạt trong việc đáp ứng các yêu cầu thay đổi của khách hàng trong tương lai.

1.2.3.2. Mức độ liên kết giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với khách hàng và các nhà cung cấp

Một ngành CNHT trong nước phát triển sẽ phải có mối liên hệ chặt chẽ, khơng chỉ với các doanh nghiệp trong ngành CN chính (khách hàng) mà cịn với các doanh nghiệp hỗ trợ lớp dưới (nhà cung cấp). Mối liên hệ này càng chặt chẽ càng thể hiện sự phát triển cao của CNHT vì nó tạo ra điều kiện cho các hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc.

Để đánh giá tiêu chí này, có thể sử dụng một số chỉ tiêu như:

- Hình thức hợp đồng giữa khách hàng và nhà cung cấp: về lý thuyết, có thể có 2 hình thức hợp đồng là dài hạn với các điều kiện, điều khoản được xác định ổn định trong khoảng thời gian tương đối hoặc hợp đồng đặt hàng với các điều khoản, điều kiện được đàm phán và thống nhất theo từng đơn hàng. Khi đó, hợp đồng dài hạn sẽ là hình thức hợp tác ổn định, lâu dài hơn với DN, tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp có thể đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất để đáp ứng yêu cầu mà không lo ngại nhiều về biến động thị trường.

- Sự hình thành các khu, cụm liên kết ngành. Các cụm liên kết ngành được hình thành từ sự tập trung các doanh nghiệp trong một số ngành và lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, sự lớn mạnh của một cụm liên kết ngành thường kéo theo s ự gia tăng và phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong ngành CNHT.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)