Thực trạng quy mô sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn hà nội (Trang 47 - 52)

2.2. Thực trạng tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa

2.2.1. Thực trạng quy mô sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

2.2.1.1. Theo loại hình doanh nghiệp

Các DN CNHT Hà Nội được hình thành từ nhiều đường khác nhau. Một số DN ban đầu sản xuất hoàn chỉnh SP, nhưng sau đó đã chuyên sâu SX vào một loại phụ tùng, linh kiện hay nguyên liệu nào đó để cung cấp cho các DN khác làm hồn chỉnh. Một số DN xuất phát ban đầu hoạt động trong các lĩnh vực khác, sau đó trên cơ sở năng lực thiết bị của mình và có người đặt hàng, đã đầu tư chuyển sang SX s ản phẩm CNHT. Một số DN khác, nhất là các DNFDI, trước đã là các nhà vệ tinh cung cấp cho các DN lắp ráp FDI. Khi các DN lắp ráp FDI đầu tư lắp ráp tại Việt nam thì các DN này cũng đi theo đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Từ đó cho thấy, các loại hình DN CNHT Hà Nội rất phong phú bao gồm tất cả các loại hình từ Doanh nghiệp Nhà Nước Trung ương và địa phương, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty Liên doanh, Cơng ty 100% vốn nước ngồi,…

Năm 2019, trên cơ sở khảo sát ngành nghề và sản phẩm của các DN công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn Hà nội, Sở công thương tạm thời xác định được

3.048 DN được xem là DN CNHT. Số các DN này chiếm tỷ trọng khoảng 24% trong tổng số DN cơng nghiệp chế biến, chế tạo nói chung. Các loại hình DN CNHT Hà nội đang có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu theo hướng: Tăng nhanh số lượng và tỷ trọng loại hình DNNNN và DNFDI, giảm dần số lượng và tỷ trọng của khối DNNN Trung ương, địa phương và loại hình HTX. Tuy loại hình DNNN đã giảm xuống, nhưng các DN này vẫn có vị trí quan trọng trong ngành CNHT Hà Nội.

- Đối với các DN CNHT có vốn Nhà nước (DNNN): Bao gồm các loại hình DN 100% vốn Nhà Nước; loại hình DN là Cơng ty TNHH Nhà nước 1 TV; Công ty cổ phần, cơng ty TNHH có vốn Nhà nước trên 50%). Nhóm DN này được phân thành hai nhóm chính là: DN Nhà nước Trung ương và DN Nhà nước địa phương. Từ năm 2000 trở lại đây, số các DN công nghiệp hỗ trợ thuộc sở hữu Nhà nước được thành lập mới đã hạn chế dần do việc đổi mới sắp xếp lại DN Nhà nước theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước.

- Đối với các DN CNHT có vốn đầu tư nước ngồi (DN FDI): Các quốc gia có nhiều DN FDI đầu tư vào ngành CNHT là Nhật Bản, Hàn quốc và Đài Loan. Trong đó, các DN thành lập đầu tiên là các DN CNHT ngành điện tử của Hàn Quốc tại KCN Sài Đồng như Orion Hanel s ản xuất đèn hình, Cơng ty Vina Gsc sản xuất cáp sợi quang… thành lập vào các năm 1993-1994. Các DN CNHT điện tử, cơ khí lớn của Nhật Bản tại KCN Bắc Thăng Long như Hoya Glass Disk Việt Nam sản xuất linh kiện máy vi tính, Denso s ản xuất linh kiện ô tô… thành lập vào các năm 2002 đến 2005. Nhìn chung, các DN FDI thuộc lĩnh vực CNHT tại Hà Nội được tổ chức chủ yếu dưới hai hình thức: (1) Thành lập DN liên doanh với DNNN để tận dụng mặt bằng, cơ sở vật chất kỹ thuật của các DN này; (2) Thành lập DN 100% vốn FDI đầu tư vào các KCN mới của Hà Nội như Sài Đồng, Bắc Thăng Long, Nội Bài, Quang Minh,... Có thể thấy các DN FDI là loại hình DN đóng vai trị rất quan trọng trong phát triển CNHT trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000 trở lại đây.

- Nhóm các DN dân doanh (DNNNN): Các DN dân doanh bao gồm các loại hình Doanh nghiệp tư nhân, cơng ty TNHH tư nhân hoặc CTCP có vốn Nhà nước dưới 50%. Đây là loại hình DN rất năng động, có sức cạnh tranh khá, có bước phát triển

nhanh kể từ năm 2000 trở lại đây, đáng kể có nhiều DNNN sau khi cổ phần hóa đã được xếp sang nhóm DN này. Một số ngành nghề CNHT có nhiều DNNNN đầu tư là SX bao bì nhựa carton, SX linh kiện phụ tùng xe máy, xe đạp,.. Tuy nhiên, do cạnh tranh đào thải gay gắt, cũng đã có nhiều DNNNN đầu tư vào lĩnh vực này đã thu hẹp hoạt động sản xuất để chuyển đổi sang lĩnh vực kinh doanh khác, khá nhiều DN b ị rơi vào tình trạng sản xuất cầm chừng, thậm chí thua lỗ, phá sản, phải chấm dứt hoạt động,... Trong q trình hội nhập, các DNNNN cũng có sự thay đổi lớn, loại hình DN tư nhân, HTX có xu hướng giảm dần, trong khi loại hình tư nhân cùng góp vốn với nhiều thành viên là cơng ty TNHH, CTCP đang có xu hướng tăng lên.

Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp CNHT Hà Nội theo loại hình giai đoạn 2015 - 2019 giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị: Doanh nghiệp

TT Loại hình doanh nghiệp

2015 2019 S ố lượng % Số lượng % Tổng số DN 2.445 100 3.048 100 1 DN Nhà nước TW 6 0,25 5 0,16

2 DN Nhà nước địa phương 4 0,16 3 0,10

3 DN có vốn NN trên 50% 26 1,06 24 0,79

4 HTX 34 1,39 25 0,82

5 DN tư nhân 135 5,52 95 3,12

6 Công ty TNHH tư nhân 1.208 49,41 1.541 50,56

7 Công ty cổ phần tư nhân 795 32,52 1.067 35,01

8 Công ty cổ phần có vốn NN dưới

50%

54 2,21 42 1,38

9 DN 100% vốn nước ngoài 151 6,18 210 6,89

10 DN Nhà nước liên doanh nước

ngoài

19 0,78 11 0,36

11 DN khác liên doanh nước ngoài 13 0,53 25 0,82

2.2.1.2. Theo nhóm ngành và sản phẩm

Xuất phát từ qui mô kết quả sản xuất, đặc điểm tính chất sản xuất, có thể tạm thời lựa chọn và phân loại CNHT Hà Nội thành 8 nhóm ngành và s ản phẩm chính như sau:

(1) Nhóm ngành CNHT cho ngành điện, điện tử, viễn thông: Ngành điện (SX dây cáp điện, biến thế, ổn áp, mô tơ, động cơ, pin, ác quy, tủ bảng điện, cầu dao, công tắc,…); ngành điện tử viễn thông (Bản in vi mạch dẻo, các chi tiết, thiết bị kết nối điện tử, tổng đài, cáp thông tin, thiết bị viễn thông,…).

Bảng 2.5: S ố lượng các DN CNHT phân theo nhóm ngành nghề

TT Nhóm ngành 2015 2019 S ố lượng (DN) Tỷ trọng (% ) Số lượng (DN) Tỷ trọng (% ) Tổng cộng 2.445 100 3.048 100 Nhóm ngành CNHT cho ngành công nghiệp điện, điện tử, viễn thông

394 16,11 450 14,76

1 Ngành điện 269 11 294 9,65

2 Ngành điện tử, viễn thông 125 5,11 156 5,12

(Nguồn: Sở Công Thương Hà Nội)

Với số lượng 3.048 DN CNHT thống kê được trong năm 2019, thành phố Hà Nội vẫn giữ vị trí là trung tâm lớn của cả nước về CNHT, đạt năng lực sản xuất cao so với các tỉnh thành phía Bắc, khơng những chỉ tác động thúc đẩy đến cơng nghiệp Hà Nội nói riêng mà cịn cho tồn ngành cơng nghiệp cả nước.

Ngành CNHT điện tử, viễn thông được xác định là ngành nghề ưu tiên nên số DN đầu tư vào ngành nghề này có xu hướng gia tăng.

Hình 2.1: S o sánh tỷ lệ doanh nghiệp phân bổ cho các nhóm ngành cơng nghiệp hỗ trợ Hà Nội giai đoạn 2015 và 2019

(Nguồn: Sở cơng thương Hà Nội)

Hình 2.1 cho thấy CNHT cho ngành công nghiệp điện, điện tử, viễn thông (chiếm 14,76%). Theo Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Việt Nam sẽ tập trung phát triển 3 lĩnh vực chủ yếu: (1) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng: linh kiện kim loại, linh kiện nhựa - cao su, linh kiện điện - điện tử; (2) Lĩnh vực CNHT ngành dệt may - da giày; (3) Lĩnh vực CNHT cho CNCNC. Tác giả nghiên cứu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực CNHT ngành điện tử, đây là các sản phẩm CNHT phù hợp với hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp Hà Nội, cũng như phù hợp với chính sách, định hướng phát triển CNHT của cả nước. Theo rà sốt của Sở Cơng thương, giai đoạn 2015-2019, số lượng DN CNHT ngành điện tử tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,3%/năm. Các loại linh kiện điện tử khá phát triển trong những năm gần đây với trên 130 DN tham gia, GTSXCN đạt trên 15,8 nghìn tỷ đồng. Cùng với sự đầu tư từ các nhà sản xuất sản phẩm điện tử Nhật Bản và các nhà sản xuất linh kiện của họ đã đầu tư khá mạnh vào Hà Nội tại KCN Bắc Thăng Long từ những năm trước,

việc các tập đồn cơng nghiệp điện tử Hàn Quốc như Samsung, LG đầu tư sản xuất vào các tỉnh lân cận Hà Nội trong những năm gần đây đã mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực này phát triển. Hà Nội với lợi thế về giao thơng thuận tiện, các loại hình dịch vụ hỗ trợ khá phong phú có khả năng lớn tiếp tục phát triển lĩnh vực này.

2.2.1.3. Theo địa bàn

Các DN CNHT ngành điện tử được phân bố ở tất cả 30 quận, huyện, có mặt tại 406/584 phường, xã trên địa bàn Hà Nội. Do các khách hàng tiêu thụ sản phẩm chính của các DN CNHT ngành điện tử không phải là người tiêu dùng mà là các DN sản xuất. Vì vậy, địa điểm SX của các DN CNHT ngành điện tử không đặt yêu cầu cao về gần khu đông dân cư, gần trung tâm thương mại mà lại yêu cầu cao về hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, đảm bảo vệ sinh, an toàn, an ninh. Trong 11 quận nội thành, các DN CNHT ngành điện tử tập trung nhiều nhất ở: Hoàng Mai (198 DN), Hai Bà Trưng (144 DN) và Long Biên (143 DN), ít nhất là các quận Hoàn Kiếm (41 DN) và Tây Hồ (37 DN); Các huyện tập trung nhiều DN CNHT là Thạch Thất (242 DN), Đông Anh (195 DN) và Thanh Trì (154 DN), ít nhất là huyện Phú Xuyên (7 DN), Phúc Thọ (6 DN) và Ba Vì (2 DN). Do vậy, các DN CNHT ngành điện tử tập trung nhiều nhất tại các phường, xã như: Phường Sài Đồng- Long Biên, xã Võng La - Đơng Anh, xã Quang Tiến - Sóc Sơn, xã Quang Minh - Mê Linh,… Đây cũng chính là các phường, xã có các khu, CCN lớn của thành phố.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn hà nội (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)