Các nhân tố về khả năng cạnh tranh, quản trị doanh nghiệp và một số

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn hà nội (Trang 70 - 72)

2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp hỗ

2.3.6. Các nhân tố về khả năng cạnh tranh, quản trị doanh nghiệp và một số

nhân tố khác

Trong quá trình tiến hành phỏng vấn, khảo sát với 2 nhóm đối tượng: tập đồn Samsung và các DN sản xuất CNHT phục vụ cho hoạt động sản xuất của Samsung, tác giả cũng tiếp cận thêm một số ý kiến bổ sung về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển CNHT ngành điện tử tại Hà Nội.

Đối với tập đoàn Samsung, tác giả tiến hành khảo sát với các đối tượng là các trưởng phòng xuất nhập khẩu, trưởng phòng logistic, bộ phận quản lý truyền thông và chuyên gia người Hàn Quốc, kết quả thu về 8 phiếu trả lời với các thơng tin được tóm lược như sau:

Hộp 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứng của Samsung

Theo kết quả phỏng vấn Samsung Việt Nam, những nhân tố hàng đầu mà Samsung quan tâm khi đi khảo sát, lựa chọn các vendor tại Việt Nam đó là nguồn

tài chính đủ mạnh và nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Samsung

cũng rất quan tâm đến việc đáp ứng các quy định về lao động tại doanh nghiệp, ví dụ: vấn đề chế độ đãi ngộ nhân lực cho người lao động tại DN CNHT có đáp ứng tốt hay khơng, việc trả lương có đúng hạn hay khơng, DN có đáp ứng các quy định về an tồn lao động,... vì theo họ, đây là yếu tố quyết định một DN có khả năng hoạt động ổn định, có thể trở thành đối tác lâu dài với Samsung. Ngược lại, một số ý kiến phỏng vấn cũng trả lời rằng, công nghệ không phải là vấn đề Samsung lo ngại khi lựa chọn nhà cung cấp, bởi họ có thể sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn cải tiến kỹ thuật, quy trình sản xuất, sắp xếp nhà xưởng khoa học hơn. Thêm vào đó, các yếu tố khác quyết định lựa chọn nhà cung ứng của Samsung bao gồm: giá cả, chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng.

Samsung rất coi trọng các đối tác truyền thống, chính vì vậy, khi Samsung tiến hành đầu tư sang một quốc gia, họ thường kéo theo một mạng lưới các nhà cung ứng rất mạnh đi theo, tạo ra một chuỗi cung ứng sản xuất cho Samsung tại quốc gia đó và Samsung thường ít thay đổi các nhà cung cấp. Khi trả lời câu hỏi về hình thức tìm kiếm nhà thầu phụ của Samsung, các câu trả lời cũng đều tập trung vào hình thức dựa trên "Các quan hệ có sẵn trước đó", và được đánh giá là hiệu quả. Điều này cũng tạo ra cản trở lớn cho các DN CNHT, tuy nhiên, điều này cũng mở ra cơ hội cho DN CNHT, nếu có thể trở thành nhà cung ứng cấp 1 của Samsung, thì sự tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung s ẽ rất bền vững, và không chỉ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mà còn mở rộng ra thế giới, ở bất cứ khu vực quốc gia nào mà Samsung đặt nhà máy sản xuất, khi đó, yếu tố giá cạnh tranh sẽ là yếu tố quyết định lựa chọn nhà cung cấp của Samsung.

(Nguồn: Phỏng vấn của tác giả)

Đối với nhóm đối tượng thứ hai, nhóm các doanh nghiệp sản xuất CNHT phục vụ cho ngành điện tử, tác giả tiến hành khảo sát, phỏng vấn với 2 nhóm

DN là các DN FDI hiện đang sản xuất các sản phẩm CNHT phục vụ cho Samsung; đối với nhóm DN Việt Nam, tác giả tiến hành phỏng vấn với các DN CNHT đang có quan hệ hợp tác sản xuất, cung ứng các sản phẩm cho Samsung trên địa bàn Hà Nội với cách thức chọn mẫu thuận tiện tác giả thu được kết quả như sau:

Đối với các doanh nghiệp FDI, các câu trả lời cho thấy, khó khăn chủ yếu trong hoạt động SXKD của DN phần lớn tập trung vào ba vấn đề: chi phí sản xuất lớn do phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu; dung lượng thị trường không đủ lớn; và chất lượng lao động thấp (8/11 câu trả lời đều đề cập

đến). Các khó khăn tiếp theo được đề cập đến bao gồm sự thiếu liên kết giữa DN và nhà cung cấp; khó khăn về thủ tục hành chính; khó khăn do thiếu vốn và công nghệ (4/11 ý kiến đề cập).

Đối với DN Việt Nam, những vấn đề cơ bản của sản xuất là vốn, nhân lực (cả số lượng và chất lượng) và công nghệ vẫn là những khó khăn cơ bản của DN khi muốn mở rộng sản xuất hoặc tiếp cận khách hàng. Thêm vào đó s ự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp và thiếu thông tin thị trường, khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến DN khó có thể phát triển mạnh.

Bên cạnh các nhân tố trên, với vị trí địa lý thuận lợi, sự ổn định về chính trị, xã hội và mơi trường đầu tư thơng thống,... Hà Nội cần khai thác tốt hơn các lợi thế quốc gia để tham gia vào những khâu sản xuất mang giá trị gia tăng cao hơn, thúc đẩy sự phát triển CNHT ngành điện tử.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn hà nội (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)