2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp hỗ
2.3.1. Dung lượng thị trường
Dung lượng thị trường là một trong những nhân tố quan trọng hình thành nên lợi thế quốc gia trong chuỗi giá trị CNĐT tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ lợi thế về quy mô thị trường nội địa và với sự bùng nổ của mạng Internet, Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị các sản phẩm điện tử trên thị trường thế giới.
Với dân số hơn 90 triệu dân, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá trên thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng trong nước với các sản phẩm điện tử cũng có xu hướng tăng mạnh. Đây chính là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của ngành CNĐT Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2015 – 2019, chỉ số tiêu
thụ sản phẩm điện tử luôn đạt mức cao; đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2016; và đạt mức tăng tương đối ổn định trong giai đoạn 2018 – 2019, cao hơn nhiều so với chỉ số tiêu thụ sản phẩm chung của tồn ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo.
Bên cạnh đó, khi xem xét về hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm điện tử và linh kiện, có thể thấy rằng, đây là ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu lớn, cho thấy cơ hội mở rộng thị trường của ngành điện tử tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng.
Có thể thấy nhu cầu đối với sản phẩm điện tử trong nước và trên thế giới vẫn có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới. Do đó, CNHT ngành điện tử sẽ tiếp tục có cơ hội để phát triển và thúc đẩy sự gia tăng tổng cầu. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất ngành CNĐT tại Hà Nội được mở rộng chủ yếu thông qua hoạt động lắp ráp, sản xuất CNHT kém phát triển, đã khiến cho lợi thế của quốc gia không phát huy được tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
2.3.2. Nguồn nhân lực công nghiệp
Về số lượng, trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong
những quốc gia có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, khéo tay, tiền lương thấp. Với tốc độ tăng dân số lớn, cơ cấu dân số vàng, đây được coi là nguồn lao động dồi dào cung cấp cho các tổ hợp vốn và lao động trong sản xuất CN CBCT nói chung và CNHT nói riêng.
Về chất lượng, nhìn chung, có thể đánh giá rằng, nguồn lao động của
Việt Nam đang trong tình trạng chất lượng thấp, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng rất cao. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến ngành CNHT Việt Nam khó phát triển trong những năm vừa qua.
Về trình độ chun mơn kỹ thuật, tính đến hết năm 2019, số lao động
đang làm việc chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật vẫn chiếm tới 79,6%, là một tỷ lệ vơ cùng lớn. Trong đó, tỷ lệ lao động đang làm việc chưa qua đào tạo của ngành CN CBCT lên tới 81,5%. Chất lượng nguồn nhân lực thấp gây ra
những cản trở lớn cho sự phát triển CNHT trong nước; kéo theo đó sẽ là khả năng ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất bị hạn chế, việc đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong q trình sản xuất khó được đảm bảo. Đặc biệt, CNHT ngành điện tử yêu cầu lao động trình độ cao và công nghệ sản xuất hiện đại, với trình độ lao động yếu kém như hiện nay, CNHT ngành điện tử khó có thể phát triển mạnh và tác động tích cực đến nâng cao hiệu quả chung cho nền kinh tế.
Về năng suất lao động: Năng suất lao động tăng chậm là một trong
những khó khăn tiếp theo của ngành CN CBCT. Nếu như trong giai đoạn 2010 – 2015, năng suất lao động của ngành luôn vượt mức và cao hơn nhiều so với năng suất lao động của cả nền kinh tế, thì đến giai đoạn 2015 – 2018, năng suất lao động của tồn ngành có xu hướng thấp hơn so với mức chung của nền kinh tế. Trong khi một số ngành dịch vụ như bất động sản, khai thác khống sản,... có năng suất lao động cao hơn nhiều so với mức chung của cả nền kinh tế; thì ngành sản xuất cơng nghiệp lại chỉ đạt mức khiêm tốn, là nhân tố cản trở lớn sự phát triển của ngành và sự tăng năng suất của toàn nền kinh tế. (Theo Tổng c ục Thống kê 2018)
Theo kết quả khảo sát sơ bộ tại một số trung tâm, hiệp hội doanh nghiệp, hiện tại, số cơ sở đào tạo giáo dục đứng ra đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành CNHT vẫn còn rất hạn chế, hầu hết công nhân đều phải đào tạo từ đầu khi bắt đầu làm việc tại nhà máy. Điều này cũng khiến cho q trình tiếp cận, đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển CNHT ngành điện tử, cũng như quá trình nâng cao năng suất của toàn nền kinh tế.
2.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hà Nội đã và đang hình thành được hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) là các KCN, KCN CNHT, Cụm CN, CLKN,… để tạo ra những điều kiện thuận lợi ban đầu cho sự phát triển CNHT ngành điện tử. Tính đến hết tháng 12/2019,
Hà Nội đã và đang phát triển 17 KCN, khu công nghệ cao với tổng diện tích gần 3.500 ha. Trong đó, 9 KCN với tổng diện tích 1.264 ha đang hoạt động ổn định. Tỷ lệ lấp đầy trên 95% đất công nghiệp gồm các KCN Thăng Long-Nội Bài; Thạch Thất-Quốc Oai; Nam Thăng Long; Sài Đồng B; KCN Hà Nội-Đài Tư; Quang Minh I; Phú Nghĩa; Khu công viên công nghệ thông tin... Năm 2018, các KCN trên địa bàn Thành phố đã thu hút đầu tư được 21 dự án đầu tư mới gồm có 11 dự án FDI vốn đăng ký 13,9 triệu USD và 10 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 1.345 tỷ đồng; 28 dự án mở rộng vốn đăng ký 462,5 triệu USD và 106 tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực thu hút đầu tư lớn nhất là điện tử và cơ khí với dự án của Cơng ty điện tử Meiko Việt Nam đăng ký tăng thêm 200 triệu USD; Công ty Denso vốn đăng ký tăng thêm 120 triệu USD; Công ty Sumitomo Heavy vốn đăng ký tăng thêm 50 triệu USD; dự án dịch vụ bãi đỗ xe của Công ty Him Lam BC tại KCN Sài Đồng B vốn đăng ký 695 tỷ đồng.
Cũng trong thời gian qua, đã có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào các KCN Hà Nội, trong đó những quốc gia có tỷ trọng vốn lớn như: Nhật Bản là quốc gia đứng đầu với số vốn đăng ký chiếm 54%, Trung Quốc, Hồng Kông chiếm 14,8% tổng vốn đăng ký FDI. Nhiều dự án có quy mơ vốn lớn từ 100 đến hơn 300 triệu USD, sử dụng công nghệ cao của các hãng Canon, Panasonic, Yamaha, Meiko,...
Trong những năm qua, thu hút FDI vào các KCN, KCX Hà Nội đã đóng góp vai trị quan trọng trong q trình phát triển Thủ đơ. Tuy nhiên, hiệu quả tổng thể của thu hút FDI vào Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, Hà Nội cần phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư.
Tuy nhiên, tính liên kết tại các cụm, KCN hiện nay còn rất yếu; các KCN chủ yếu phát triển theo mô hình KCN đa ngành, chú ý nhiều đến việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp để đẩy nhanh việc lấp đầy diện tích đất cho thuê là chủ yếu; trong khi đó, cơng tác quy hoạch các KCN để thúc đẩy liên kết giữa các DN trong cùng một chuỗi cung ứng, liên kết giữa các vùng, địa phương còn
chưa được quan tâm; do đó, khơng tận dụng được lợi thế về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng để phát triển các khu, cụm liên kết, các chuỗi sản xuất. Điều này dẫn đến, mặc dù chúng ta đã có một hệ thống CSHT tương đối thuận lợi cho phát triển ngành CN, tuy nhiên, hệ thống này chưa tạo ra được tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của ngành CNHT.
Bên cạnh đó, khi xem xét Kết quả đánh giá về CSHT cấp tỉnh trong Báo
cáo PCI của Việt Nam (USAID&VCCI, 2017, 2019) về CSHT (gồm chỉ số
thành phần là Khu CN; đường giao thông; các dịch vụ cơng ích; cơng nghệ thơng tin và truyền thông), kết quả năm 2017 cho thấy rằng, 40% doanh nghiệp trả lời chất lượng đường bộ là tốt hoặc rất tốt; 40% DN tham gia điều tra PCI cho rằng chất lượng các KCN là tốt hoặc rất tốt; 56% DN cho rằng chất lượng internet là tốt; 70% DN đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông tại địa phương họ hoạt động là tốt hoặc rất tốt. Đến năm 2019, có 77% doanh nghiệp đánh giá chất lượng điện thoại là Tốt và Rất tốt, đây là lĩnh vực nhận được sự hài lòng cao nhất. Đứng thứ hai là dịch vụ cung cấp điện với tỷ lệ 69% doanh nghiệp hài lòng. Các dịch vụ tiếp theo lần lượt là cung cấp nước (63%) và dịch vụ internet (57%). Cuối cùng, trung bình chỉ có 42% doanh nghiệp bày tỏ sự hài lịng với chất lượng đường giao thông (đường bộ và cầu).
Như vậy, cảm nhận chung của các doanh nghiệp tham gia điều tra PCI là chất lượng CSHT đang từng bước được cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, khi đánh giá tác động của phát triển CNHT đến ngành điện tử Hà Nội, kết quả chưa cho thấy vai trò của hệ thống CSHT đến tác động thúc đẩy ngành CNĐT của phát triển CNHT.
Tất nhiên, cải thiện chất lượng hạ tầng không thể thực hiện ngay lập tức trong ngắn hạn bởi vì nó cần rất nhiều nguồn lực từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, bằng việc cải thiện chất lượng điều hành kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thủ tục hành chính thơng thống, nhiều địa phương có thể hạn chế bớt những bất lợi, yếu kém của điều kiện cơ sở hạ tầng
để thúc đẩy tác động tích cực đến phát triển CNHT ngành điện tử tại Hà Nội những năm tiếp theo.