2.1. Khái quát tình hình phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội địa bàn Hà Nội
2.1.1. Khái quát tình hình phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử
Quá trình phát triển cơng nghiệp của Thủ đô đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội nói riêng cũng như sự phát triển cơng nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, của cả vùng Bắc Bộ và cả nước nói chung. Đến nay, có thể nói về cơ bản cơng nghiệp Hà Nội đã thực hiện thành công những bước đi ban đầu chiến lược CNH, HĐH hướng về xuất khẩu, khác về cơ bản so với đường lối công nghiệp trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra theo xu thế tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP của Thành phố.
Về cơ cấu ngành cơng nghiệp, các ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GTSX năm 2019 cao tại Hà Nội là (1) Sản xuất các s ản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; (2) Sản xuất phương tiện vận tải khác; (3) Sản xuất các sản phẩm từ kim loại; (4) Sản xuất thiết bị điện; (5) Sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại; (6) Sản xuất xe có động cơ rơ moóc. Đây hầu hết là các phân ngành thuộc lĩnh vực điện tử và cơ khí chế tạo, là các ngành được Chính phủ ưu tiên phát triển CNHT. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT Việt Nam, CNHT cho các ngành này tập trung ở các loại: linh kiện, phụ tùng kim loại; linh kiện, phụ tùng điện – điện tử và nhựa – cao su. Bên cạnh đó, một số ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo mặc dù có GTSX chiếm tỷ trọng không cao trong tổng số GTSX ngành cơng nghiệp, nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2017-2019 như SX trang phục (bình quân tăng 17,5%), SX giấy và các SP từ giấy (bình quân tăng 16,3%), SX giường, tủ, bàn ghế (bình quân tăng 13,8%).
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại Hà Nội giai đoạn 2015-2019 giai đoạn 2015-2019
Đơn vị: tỷ đồng
Ngành 2015 2016 2017 2018 2019
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy
vi tính và sản phẩm quang học 38.776 45.876 59.575 65.929 69.295
(Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội)
Các sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) được chú trọng phát triển, tập trung chủ yếu ở các nhóm ngành có thế mạnh là cơ khí, điện tử, dệt may – da giầy, chế biến thực phẩm và đồ uống. Đến nay, có 57 sản phẩm của 49 doanh nghiệp được công nhận là SPCNCL với doanh số chiếm khoảng 20% tổng GTSX công nghiệp trên địa bàn (trong đó, 16/57 sản phẩm đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm như: Cơ điện Trần Phú, Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa, Dệt 10/10,…). Các doanh nghiệp này có nhiều biện pháp tích cực giữ vững sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đầu tư đổi mới cơng nghệ, máy móc thiết bị, áp dụng cơng nghệ tiên tiến đa dạng hóa sản phẩm để hội nhập kinh tế quốc tế. Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tốt như: Dệt 10/10, Dệt Kim Đông xuân, Kim khí Thăng Long,…
Cơng nghiệp hỗ trợ được chú trọng, đã tham gia vào 20 ngành hàng s ản phẩm công nghiệp khác nhau, doanh thu khoảng 60.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho 122 nghìn lao động, đóng góp cho ngân sách trên 3.000 tỷ đồng. Các nhóm ngành và s ản phẩm CNHT thế mạnh như linh phụ kiện ô tô, xe máy, vật liệu điện, phụ tùng cơ khí, nhiệt điện, thủy điện,… đã góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, thay thế phụ tùng linh kiện nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp.
Trong tổng số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm trên 94%, trong đó phần lớn loại hình doanh nghiệp CNHT nằm trong lĩnh vực này. Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội quy mô của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo tăng lên ở tất cả các chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp, số lao động và vốn qua các năm.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, chế tạo giai đoạn 2015-2019 như sau:
Năm 2019, mặc dù loại hình DNNNN có số lượng DN nhiều nhất, nhưng lại là loại hình có kết quả SXKD thấp nhất, chỉ đạt được mức lợi nhuận là 3.751 tỷ đồng và nộp ngân sách 8.995 tỷ đồng; trong khi đó, loại hình DNFDI đạt được doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách khá cao với mức lợi nhuận đạt được 19.499 tỷ đồng và nộp ngân sách 17.248 tỷ đồng, các DNNN mặc dù năm 2019 chỉ còn lại 99 DN, song vẫn nộp ngân sách 9.366 tỷ đồng.
Kết quả SXKD của các DN chế biến, chế tạo năm 2019 cho thấy, có 8 trong tổng số 25 nhóm ngành đạt được doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách khá cao. Đây cũng là các nhóm ngành người lao động có việc làm ổn định và thu nhập bình quân khá cao. Trong đó, cao nhất là ngành điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí với doanh thu đạt trên 133 nghìn tỷ đổng, nộp ngân sách 2.608 tỷ đồng và thu nhập bình quân của người lao động đạt gần 8 triệu đồng.
Bảng 2.2. Kết quả sản xuất k inh doanh của ngành điện tử Hà Nội 2019
Ngành/lĩnh vực DN LĐ (người) Nguồn vốn (Tỷ đồng) Doanh thu (Tỷ đồng) Lợi nhuận (Tỷ đồng) NNS (Tỷ đồng) Thu nhập (Tr. đồng) SP điện tử, máy vi tính và SP quang học 242 48.716 40.710 62.637 1.476 862 3.091
(Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội)
2.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử điện tử
Năm 2019 doanh thu các DN CNHT trên địa bàn Hà Nội đạt gần 187 nghìn tỷ đồng, so với năm 2015 tăng 1,26 lần; doanh thu bình quân của DN CNHT đạt trên 6,1 tỷ đồng/DN, trong khi doanh thu bình qn DN cơng nghiệp nói chung là 53 tỷ đồng/DN. Các DN CNHT có doanh thu đạt được năm 2019 cao hơn so với 2015 là:
Bảng 2.3: Doanh thu DN CNHT ngành điện tử giai đoạn 2015 - 2019 S S TT Nhóm ngành 2015 2019 Doanh thu (Triệu đồng) Tỷ trọng (% ) Doanh thu (Triệu đồng) Tỷ trọng (% ) Nhóm ngành CNHT cho
ngành CN điện, điện tử, viễn thông
41.307.370 27,93 54.290.749 29,04
1 Ngành điện 27.217.969 18,40 27.456.655 14,69
2 Ngành điện tử viễn thông 14.089.401 9,53 26.834.094 14,35
(Nguồn: Sở Công Thương Hà Nội)