1.4. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại một số địa
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Xác định CNHT ngành điện tử là một trong những ngành được ưu tiên đầu tư, dồn lực để phát triển, TP. HCM đã đề ra hàng loạt chính sách nhằm ưu tiên, thúc đẩy ngành CNHT ngành điện tử phát triển đúng tầm của một thành phố đứng đầu cả nước về sản xuất cơng nghiệp. Đó cũng là động thái tích cực nhằm “kết nối” với những kế hoạch từ hơn 10 năm trước.
Hiện nay, các KCX, KCN của TP. HCM có khoảng 370 DN trong nước và 260 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thuộc ngành CNHT ngành điện tử. Theo thống kê, các linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu để phục vụ sản xuất cho các DN này chủ yếu nhập khẩu, thành phẩm sau đó lại xuất khẩu. Điều đáng quan tâm là đa phần hàng hóa của các DN nội chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, số lượng cho chuỗi sản phẩm công nghiệp hiện nay, chưa nói đến giá trị gia tăng trên từng sản phẩm. TP. HCM vẫn thu hút hàng tỷ USD từ nguồn vốn FDI, nhiều nhà máy có cơng suất lớn được mọc lên, nhưng thực tế sự đóng góp từ các dự án này chỉ là tiền thuê đất, lương nhân cơng. Riêng nguồn thu từ nội địa hóa thiết bị, nguyên phụ liệu do DN trong nước tham gia trong quá trình sản xuất là rất ít. Nhận thấy những mặt hạn chế này, nhiều quyết sách về đầu tư, ưu tiên vốn, nguồn nhân lực để phát triển ngành CNHT ngành điện tử đã được Thành ủy, UBND TP. HCM tích cực triển khai. Cụ thể, KCN Lê Minh Xuân 3 tại huyện Bình Chánh, quy mơ 231,25 ha cũng được Thành phố phê duyệt để ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường với bốn ngành công nghiệp mũi nhọn, gồm: điện - điện tử - tin học; thực phẩm; cơ khí và ngành hóa, dược. Theo ông Nguyễn Phương Đông (Sở Công Thương TP. HCM), ngành CNHT ngành điện tử của nước ta hiện chủ yếu là phục vụ cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Tỷ lệ DN CNHT trên DN cơng nghiệp chính chỉ mới đạt 2,07 lần, trong khi Thái Lan đã là 50 lần. Ngành CNHT ngành điện tử TP. HCM dù đã hình thành khá lâu nhưng chưa tạo ra được bước đột phá nào đáng kể, hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu
phần lớn còn phụ thuộc tới 80% nguyên vật liệu, linh kiện và công nghệ phải nhập khẩu; sản xuất phục vụ sửa chữa, thay thế, gia công lắp ráp là chủ yếu. Các DNNVV còn hạn chế trong việc tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu, nếu có chủ yếu tham gia ở những công đoạn với công nghệ giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Để giảm bớt sự phụ thuộc này, Thành phố đang tập trung ưu tiên để các DN trong và ngoài nước hợp tác, đồng thời dồn lực để đầu tư phát triển ngành CNHT.
Để xây dựng và phát triển ngành CNHT ngành điện tử theo hướng bền vững, ngồi việc thay đổi các chính sách về thu hút đầu tư, Thành phố còn tiếp tục hỗ trợ DN về tài chính, nguồn nhân lực, tập trung xóa bỏ những rào cản trong hoạt động sản xuất, hỗ trợ về kinh doanh và xuất khẩu. Theo các chuyên gia kinh tế, để ngành CNHT ngành điện tử của TP. HCM phát triển tốt, cần có một lộ trình thơng thống về hợp tác đầu tư, hỗ trợ vốn với lãi suất thấp, đào tạo nguồn nhân lực chun sâu và có nhiều chính sách ưu tiên cho DN.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. HCM lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 – 2020), đã xác định cần tập trung lãnh đạo thực hiện phát triển CNHT ngành điện tử trên địa bàn thành phố với một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của CNHT ngành điện tử trong phát triển cơng nghiệp thành phố, góp phần thực hiện mục tiêu: “đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. T hành ph ố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trị là đơ thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước, đầu mối giao lưu v à hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí chính trị - kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước. Vì thế, việc phát triển CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng là nội dung quan trọng và đóng vai trị then chốt cần tập trung mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp của cả nước.
Thứ hai, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ phát triển CNHT ngành điện tử.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển CNHT ngành điện tử. Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị rà soát, hệ thống lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, các văn bản chỉ đạo điều hành của Thành phố đã ban hành về việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử; Chỉ đạo triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp phát triển CNHT ngành điện tử đối với các lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên; Theo dõi tiến độ thực hiện các chương trình, đề án về CNHT ngành điện tử; Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả đạt được và đề xuất các nội dung cần triển khai thực hiện trong từng giai đoạn.
Kiện toàn bộ máy tổ chức, đầu tư nâng cấp Trung tâm Phát triển CNHT ngành điện tử để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, là đơn vị đầu mối trong việc triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước về CNHT theo Quyết định số 4123/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 về thành lập Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Thứ ba, tạo điều kiện hỗ trợ cho các DNNVV có điều kiện phát triển trong lĩnh vực CNHT ngành điện tử để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, lắp ráp của doanh nghiệp đầu cuối trong và ngoài nước.
Về mặt bằng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất phát triển CNHT ngành điện tử: Đầu tư hạ tầng xây dựng các khu nhà xưởng cao tầng tại các địa điểm với quy mơ diện tích phù hợp cho nhu cầu của DN CNHT; hình thành các phân khu CNHT trong các KCN, KCX, khu CNC nhằm thu hút DN trong lĩnh vực CNHT ngành điện tử. Trong đó, cần tập trung rà sốt, quy hoạch lại các KCN, khu CNC hiện có để bố trí các phân khu CNHT trong KCN để phát triển CNHT ngành điện tử phù hợp cho từng giai đoạn; xây dựng mơ hình cụm liên kết ngành phát triển CNHT ngành điện tử, hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh để hình thành chuỗi cung ứng từng ngành trong phạm vi Thành phố và có tính đến mối liên kết với các địa phương trong và ngoài nước. Đồng thời, tiến hành rà soát và tổng hợp nhu cầu quỹ đất thực tế của DN CNHT ngành điện tử đề xuất Ban chỉ đạo phát triển CNHT các giải pháp để phục vụ doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm đối tượng
DNNVV. Xây dựng cơ chế hỗ trợ DN đầu tư phát triển hạ tầng CNHT về giải phóng mặt bằng, giá thuê đất và các chính sách ưu đãi khác.
Hỗ trợ vốn doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT ngành điện tử, đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất: hình thành các gói tín dụng ưu đãi lãi suất hỗ trợ vốn cho DN CNHT ngành điện tử đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cải tiến thủ tục cho vay đối với doanh nghiệp theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay để các DN dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Kiện toàn các tổ chức hỗ trợ vốn cho DN hiện có của Thành phố, đặc biệt là Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ phát triển khoa học cơng nghệ; tiếp tục nâng chất chương trình kết nối ngân hàng - DN, tranh thủ các nguồn vốn của đầu tư nước ngoài để phát triển CNHT ngành điện tử.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, kết nối doanh nghiệp trong phát triển CNHT ngành điện tử.
Các cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh cập nhật thường xuyên chủ trương, chính sách của thành phố về phát triển CNHT ngành điện tử cho DN. Đồng thời, tiếp thu ý kiến phản hồi cũng như nhu cầu của DN để tham mưu, đề xuất kịp thời các chính sách và giải pháp hỗ trợ DN trong quá trình phát triển CNHT ngành điện tử. Trung tâm Phát triển CNHT TP. HCM là đầu mối trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ DN từ công tác tư vấn, hỗ trợ thủ tục tiếp cận ưu đãi cho DN, hỗ trợ thị trường. UBND thành phố tích cực xây dựng chương trình truyền thơng về cơng nghiệp và CNHT Thành phố trên các phương tiện báo, đài truyền hình, đài truyền thanh, mạng internet,… kết hợp với các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác để giúp DN nắm bắt, tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ và của Thành phố về công nghiệp, CNHT. Nội dung truyền thông liên quan đến định hướng quy hoạch, cơ chế chính sách hỗ trợ DN sản xuất kinh doanh CNHT trên các khía cạnh đầu tư hạ tầng, phát triển cơng nghệ và nâng cao năng lực quản lý chất lượng, thị trường, vốn, phát triển nguồn nhân lực. Trong công tác kêu gọi, XTTM – đầu tư trong và ngoài nước, kết hợp thông tin, giới thiệu về năng lực
và tiềm năng phát triển CNHT của DN Thành phố, các cơ chế, chính sách ưu đãi của Thành phố cũng như của Chính phủ dành cho lĩnh vực CNHT, nhằm thu hút các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư đến với Thành phố.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành CNHT ngành điện tử của TP.HCM theo hướng kết nối cung cầu DN: cung cấp thông tin cơ bản về năng lực sản xuất, thông số chi tiết sản phẩm/linh kiện kèm theo hình ảnh của DN CNHT ngành điện tử thành phố và thông tin về các DN FDI nhằm hình thành cơ s ở dữ liệu chung về CNHT; tăng khả năng tiếp cận trao đổi thông tin giữa DN sản xuất CNHT ngành điện tử với DN sản xuất sản phẩm hồn chỉnh trong và ngồi nước; thơng tin xu hướng thị trường của sản phẩm CNHT ngành điện tử. Kết nối cơ sở dữ liệu chung về CNHT của Thành phố với Trung tâm CNHT quốc gia (do Bộ Công Thương quản lý) để mở rộng tính liên kết. Quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu chung về CNHT ngành điện tử của Thành phố theo hướng tạo điều kiện để DN dễ dàng tiếp cận, chia sẻ và cập nhật thông tin, đồng thời cũng phục vụ cho công tác nghiên cứu tham mưu chính sách của Ban chỉ đạo phát triển CNHT.
Thực hiện công tác hỗ trợ kết nối DN nâng cao năng lực, mở rộng thị trường, kết nối với các đối tác tài chính, cơng nghệ, nguồn nhân lực nhằm từng bước tham gia chuỗi cung ứng trong nước và toàn cầu. Tranh thủ các lợi thế thương mại từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.
Thứ năm, thu hút các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) sản xuất đầu cuối để tạo động lực cho doanh nghiệp CNHT trong nước có điều kiện liên kết, hợp tác để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Xây dựng chương trình, kế hoạch thu hút DN FDI thông qua việc tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là đơn giản hoá thủ tục hành chính, mặt bằng sản xuất; phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng hình thành các CLKN để thu hút DN FDI phù hợp theo hướng tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực của Thành phố; tạo sự liên kết giữa DN có vốn đầu tư nước ngồi với các DN trong nước với việc phát triển sản xuất, hỗ trợ thông qua các hoạt động XTTM, triển lãm, hội thảo, chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng các sản phẩm CNHT.
Thứ sáu, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các kỹ thuật sản xuất thông qua hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp FDI với DNNVV của thành phố để nhanh chóng làm chủ cơng nghệ.
Xây dựng cơ chế khuyến khích nghiên cứu chuyển giao cơng nghệ theo liên kết giữa nhà nghiên cứu với DN, trên cơ sở hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cơng nghệ cho các dự án khoa học có kết quả ứng dụng vào thực tiễn hoạt động của DN, trọng tâm hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu phát triển SP liên quan đến SP chủ lực, ngành ưu tiên nhằm nâng cao tỉ lệ nội địa hóa SP và GTGT; khai thác, sử dụng có hiệu quả tri thức, chất xám của các viện/trường vào hoạt động nghiên cứu, phát triển KH-CN, quản lý SXKD của các DN.
Thứ bảy, phát triển được đội ngũ nhân lực quản lý, kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển CNHT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp về đào tạo, đặc biệt là đội ngũ lao động trẻ có trình độ vào các ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của thành phố như: điện tử, công nghệ thơng tin, cơ khí chế tạo máy, thiết kế thời trang,… để làm chủ các công nghệ được chuyển giao… Khuyến khích và tạo điều kiện để các tập đồn kinh tế, các DN trong và ngồi nước tham gia tích cực vào quá trình đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật. Kết nối DN – hiệp hội – trường viện xây dựng các chương trình đào tạo gắn với thực thực tiễn hoạt động của DN. Tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực cho CNHT; đầu tư hợp tác trong và ngoài nước để nâng cao năng lực của mạng lưới cơ sở dạy nghề của thành phố. Củng cố, tăng cường phát triển hệ thống đào tạo nghề, nâng cao cơ s ở vật chất để đảm bảo đào tạo nghề chất lượng cao trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Thứ tám, nghiên cứu hồn thiện chính sách về quản lý Nhà nước liên quan đến nhóm ngành CNHT để tạo động lực phát triển kinh tế.
Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo quy trình ISO, tạo mơi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, minh bạch và cơng khai thủ tục hành chính và rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho DN CNHT.
Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ cơng chức; tăng cường tính phục vụ, hỗ trợ, tránh gây phiền hà cho DN; tiến hành rà soát, bổ sung, thay thế các chủ trương, chính sách, văn bản của thành phố về hỗ trợ DN cho phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát triển thành phố trong giai đoạn hiện nay.