Bài học kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ cho Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn hà nội (Trang 41 - 44)

1.4. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại một số địa

1.4.3. Bài học kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ cho Hà Nội

Đối với Hà Nội, phát triển CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng có vị trí quan trọng. CNHT ngành điện tử là nhân tố quan trọng để tăng sức cạnh tranh cho s ản phẩm ngành công nghiệp Hà Nội; là nguồn lực để hình thành, duy trì và phát triển các sản phẩm cơng nghiệp chủ lực của Thành phố; giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu, hạn chế rất nhiều nhập siêu, bảo đảm cân b ằng cán cân xuất nhập khẩu. CNHT ngành điện tử phát triển góp phần chủ động về nguồn cung ứng cho các nhà s ản xuất, cắt giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tận dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu tại chỗ. CNHT ngành điện tử cịn có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thu hút đầu tư FDI, hình thành các SP cơng nghiệp có giá trị cao, kim ngạch xuất khẩu lớn, tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.

Từ kinh nghiệm phát triển CNHT ngành điện tử của một số tỉnh, thành phố trong nước, tác giả khái quát một số bài học có giá trị gợi ý và định hướng cho phát triển CNHT ngành điện tử trên địa bàn thành phố Hà nội như sau:

Một là, xác định rõ các ngành, s ản phẩm CNHT ngành điện tử cần ưu tiên, thu hút các doanh nghiệp FDI.

Trên cơ sở định hướng các ngành và s ản phẩm CNHT ưu tiên của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020, Hà Nội cũng cần có các ưu tiên rõ rệt để có thể tập trung nguồn lực cũng như định hướng để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư. Các biện pháp khuyến khích mua linh kiện tại nội địa là hết sức hữu hiệu. Theo kinh nghiệm của TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, trong bối cảnh hiện nay cần có cơ chế để khuyến khích, hỗ trợ ưu đãi cho các DN FDI sản xuất những phần linh kiện mà các DN CNHT ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội chưa tự thực hiện được; ưu đãi các tập đoàn đa quốc gia về đất đai, hạ tầng, thuế trong việc kêu gọi các doanh nghiệp vệ tinh của họ vào sản xuất tại Hà Nội... Hà Nội nên sớm đưa ra các quy định liên quan đến liên kết giữa các DN cung ứng với các nhà thầu chính, liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm linh kiện, tạo điều kiện tiền đề để hệ thống DN dễ dàng hợp tác liên kết sản xuất.

Thứ hai, xoá bỏ khoảng cách giữa chính sách và thực thi chính sách.

Theo kinh nghiệm của TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của một địa phương khơng thể tách rời chính sách phát triển CNHT của quốc gia. Như vậy, mọi chính sách, chiến lược của thành phố Hà Nội đề ra phải dựa trên các chiến lược phát triển CNHT của quốc gia và xu hướng phát triển CNHT của khu vực, trong đó cần chú trọng xem xét đến lợi thế so sánh của địa phương mình. Thời gian tới, các chính sách của Hà Nội cần đẩy mạnh vào việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư vào CNHT tại một số thị trường trọng điểm, tập trung vào các DN áp dụng công nghệ cao,…Cần kịp thời ban hành các chính sách cụ thể theo từng thời gian và bối cảnh, đồng thời quyết liệt có các hành động và các chế tài nghiêm khắc về việc thực thi sai chính sách. Cũng cần có các khố đào tạo nhận thức cho cán bộ công chức về sứ mệnh của hệ thống doanh nghiệp đối với kinh tế xã hội quốc gia và vai trị trách nhiệm của Chính phủ, cụ thể là cán bộ công chức trong việc hỗ trợ, tư vấn cho DN phát triển.

Thứ ba, chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.

Như tất cả các quốc gia khác trong khu vực, doanh nghiệp FDI chuyên sản xuất linh kiện sẽ là lực lượng sản xuất CNHT ngành điện tử chính trong thời gian trước mắt ở Hà Nội. Trong khoảng 10 năm tới, bên cạnh mục tiêu cung ứng cho các tập đoàn lớn, DN CNHT nội địa ở Hà Nội nên xác định tập trung cung ứng cho hệ thống DN sản xuất linh kiện FDI này, để bắt đầu tham gia vào việc lắp ráp các cụm linh kiện chi tiết có giá trị và dần dần học hỏi để chuyển giao công nghệ kỹ thuật.

Thời gian tới, thành phố Hà Nội cần tập trung ưu tiên nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN CNHT ngành điện tử trên địa bàn thành phố: Hỗ trợ DN trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia; công nhận DN CNHT ngành điện tử đạt chuẩn; hỗ trợ DN CNHT ngành điện tử áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn và công cụ quản lý chất lượng quốc tế; hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực…

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)