Thị sự thay đổi pH trong quá trìn hủ phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu để áp dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ làm phân bón hữu cơ sinh học tại đà nẵng (Trang 66 - 67)

Dựa trên kết quả theo dõi mỗi 03 ngày từ hình 3.12, ta thấy được sự thay đổi mạnh của chiều cao lớp ủ. Chiều cao ban đầu của mẫu I là 5,8cm; của mẫu II là 6,3cm; mẫu III là 7,2cm và mẫu IV là 10,1cm. Chiều cao ban đầu khác nhau là do sự bổ sung của chế phẩm vi sinh vật vào các mẫu, mẫu I không bổ sung, mẫu II bổ sung 100 g (2%), mẫu III bổ sung 250 g (5%) và mẫu IV bổ sung 500 g (10%). Vì chiều cao các mẫu ủ ở thời điểm ban đầu là không tương đồng nên ta sẽ so sánh tỉ lệ % chiều cao thay đổi của từng mẫu. Đối với mẫu I thì ban đầu 5,8cm và ở ngày cuối cùng cao 2,2cm thì giảm 61,8% so với ban đầu, mẫu II thì ban đầu là 6,3cm và ngày cuối 2,3cm thì giảm 63,2% so với ban đầu, mẫu III thì lần lượt là 7,2cm và 3,0cm giảm 58,3% và mẫu IV thì ban

4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 pH Ngày

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ

đầu 10,1cm và ngày cuối 3,5cm giảm 65,4% so với tại thời điểm ban đầu.

Với việc bổ sung chế phẩm vào các mẫu ủ II, III và IV thì sự phân huỷ các chất hữu cơ diễn ra mạnh với bằng chứng là sự chênh lệch chiều cao lớp ủ tại thời điểm ban đầu là khá lớn, mẫu IV cao hơn mẫu I (mẫu đối chứng) là 4,3cm, mẫu III chênh lệch mẫu I là 1,4cm nhưng sau 30 ngày ủ thì sự chênh lệch chiều cao lớp ủ giảm thiểu rõ rệt, 3,5cm so với 2,2cm của mẫu IV và I, 3cm so với 2,2cm của mẫu III và I. Và sự chênh lệch cũng thể hiện ở các mẫu ủ có chế phẩm, giữa mẫu IV và III thì sự chênh lệch chiều cao ban đầu và sau 30 ngày ủ lần lượt là 2,9cm và 0,5cm. Điều đó cho thấy sự hoạt động tốt của chế phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu để áp dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ làm phân bón hữu cơ sinh học tại đà nẵng (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)