Thị sự thay đổi chiều cao lớp nguyên liệu ủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu để áp dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ làm phân bón hữu cơ sinh học tại đà nẵng (Trang 67 - 69)

3.2.2.6. Đánh giá độ chín của phân ủ

Độ chín là một chỉ tiêu quan trọng cho biết thời gian hỗn hợp nguyên phụ liệu ủ hoại mục hoàn tồn. Độ chín được xác định bằng phương pháp đo nhiệt độ sản phẩm theo TCVN 7185: 2002 [37].

Sử dụng thiết bị đo nhanh, cắm sâu vào trong mỗi thùng xốp chứa mẫu thí nghiệm. Sau 15 phút, đọc nhiệt độ lần thứ nhất. Đo, ghi chép và theo dõi sự thay đổi về nhiệt độ trong thời gian 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày đo một lần vào một thời điểm nhất định. Phân hữu cơ sinh học bảo đảm độ chín khi nhiệt độ khơng thay đổi trong suốt thời gian theo dõi. Kết quả đo đạc được biểu diễn ở bảng 3.9.

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 Chiều cao đóng ủ (cm ) Ngày

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ Bảng 3.10: Độ chín (hoại mục) trong 03 ngày cuối quá trình ủ

Thời gian Nhiệt độ (°C)

Mẫu I Mẫu II Mẫu III Mẫu IV Ngày 28 27,4 27,4 27,1 28,4 Ngày 29 27,4 27,5 27,3 28,4 Ngày 30 27,3 27,5 27,5 28,6

Dựa vào kết quả từ bảng 3.9 ta thấy được nhiệt độ trong 03 ngày cuối của các mẫu I, II, III và IV đã ổn định, dựa theo tiêu chuẩn thì các mẫu ủ này đã đảm bảo độ chín vì nhiệt độ khơng thay đổi quá nhiều.

3.2.2.7. Đánh giá chất lượng phân sau khi ủ

Sau khi quá trình đánh giá độ chín (hoại mục) của các mẫu ủ, ta tiến hành lấy sản phẩm phân ủ để phân tích, đánh giá chất lượng, kết quả được thể hiện trong bảng 3.10.

Bảng 3.11: Chất lượng sản phẩm phân hữu cơ sau khi ủ

Thơng số Tên thí nghiệm QCVN 01- 189:2019/BNNPT NT So sánh với QCVN 01- 189:2019/BNNPT NT Mẫu I Mẫu II Mẫu III Mẫu IV OC (%) 14,3 3 13,57 12,18 13,12  15% Chưa đạt N (%) 0,55 0,52 0,64 0,57  2% Chưa đạt P2O5 (%) 0,69 0,66 0,82 0,8  2% Chưa đạt

Các chỉ tiêu so sánh OC, N tổng và P2O5hh dựa trên QCVN 01-189:2019/BNNPTNT [38] đều chưa đạt. Các mẫu ủ II, III và IV có sự bổ sung chế phẩm vi sinh nên khả năng chuyển hoá mạnh các hợp chất hữu cơ nên dẫn đến %OC trong các mẫu ủ II, III và IV giảm đáng kể so với mẫu đối chứng. Ở thông số P2O5hh, mẫu III và mẫu IV lần lượt có kết quả 0,82% và 0,8% cao hơn so với mẫu đối chứng, điều nãy chứng tỏ khả năng chuyển hoá tốt của vi sinh vật trong chế phẩm mang lại, phân giải khiến cho photpho chuyển từ dạng khó tan thành dễ tan nên % P2O5 trong mẫu có chế phẩm tăng so với mẫu I (mẫu đối chứng). Tương tự như ở thông số P2O5, thì lượng N tổng trong các mẫu III và mẫu IV cũng tăng so với mẫu đối chứng, kết quả cho thấy được vi khuẩn trong chế phẩm có cố định nitơ sau khi phân giải.

Dựa theo khả năng quan sát được trong các mẫu ủ thì mẫu III và mẫu IV, chế phẩm vi sinh vật trong đó hoạt động mạnh mẽ nhất, khiến cho thành phần vật liệu trở nên tơi

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ

mủn, khơng gây mùi hơi nồng và khơng có sự xuất hiện ruồi như ở mẫu I và II. Và theo kết quả từ bảng 3.10, trong đó mẫu III có hàm lượng N tổng và P2O5hh là cao nhất trong số 4 mẫu tiến hành phân tích. Tiêu chí lựa chọn sẽ là mẫu có khả năng giảm mùi và thơng số %N và % P2O5hh lớn nhất, thì giữa mẫu III và IV thì đề tài lựa chọn mẫu III làm công thức để tiến hành xây dựng ủ phân và sẽ bổ sung thêm hàm lượng N và hàm lượng P2O5hh sao cho đạt yêu cầu theo quy chuẩn.

Theo Cẩm nang phối trộn phân vô cơ được sản xuất bởi Sở nông nghiệp và PTNT TP Hồ Chí Minh có cho phép phối trộn bổ sung để đạt QCVN 01-189:2019/BNNPTNT. Nên đề tài sẽ sử dụng phân urê và phân lân để phối trộn, hàm lượng N có trong phân urê chiếm 46% và hàm lượng P2O5 có trong phân supe lân là 16,5%.

Hàm lượng N cần bổ sung: 2 – 0,64 = 1,36% Hàm lượng P2O5 cần bổ sung: 2- 0,82 = 1,18%

Vậy trong 100kg phân ủ thì cần bổ sung 2,96 kg phân urê và 7,15 kg phân supe lân.

3.2.3. Đề xuất quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ làm phân bón hữu cơ sinh học sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu để áp dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ làm phân bón hữu cơ sinh học tại đà nẵng (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)