Hệ phân tán và dungdịch

Một phần của tài liệu Bài giảng hóa học đại cuong (Trang 108)

. Đối với mọi hệ nhiệt động đều tồn tại hàm trạng thái được gọi là entropi và

x là nồng độ củ aA đã tham gia phản ứng(ở thời điểm t) (a ) là nồng độ của A tại thời điểm t.

5.1.1. Hệ phân tán và dungdịch

Hệ phân tán là hệ gồm một hay nhiều chất ở dạng các hạt có kích thước rất nhỏ phân tán đều trong một chất khác.

Chất ở dạng hạt rất nhỏ gọi là pha phân tán.

Chất chứa pha phân tán gọi là môi trường phân tán.

Nếu các hạt của pha phân tán có cùng kích thước thì hệ dược gọi là đơn phân tán, trong trường hợp ngược lại thì hệ được gọi là đa phân tán

Pha phân tán và mơi trường phân tán có thể ở trạng thái khí, rắn, hoặc lỏng. Giữa các hệ phân tán khơng có một ranh giới rõ rệt. Dựa vào kích thước các hạt phân tán người ta chia các hệ phân tán thành các loại sau:

- Hệ huyền phù: Pha phân tán là những hạt rắn, môi trường phân tán là chất lỏng.

Ví dụ: nước phù sa.

- Hệ nhũ tương: Pha phân tán và mơi trường phân tán đều là chất lỏng. Ví dụ sữa có những hạt mỡ lơ lửng là nhũ tương.

Hệ huyền phù và hệ nhũ tương được gọi là hệ phân tán thơ trong đó kích thước của các hạt của pha phân tán nằm trong khoảng từ 10-7m đến 10-4m, hệ này thường không bền.

- Hệ phân tán keo hay còn gọi là dung dịch keo: Các hạt của pha phân tán có kích thước từ 10-7m đến 10-9m, ví dụ trong sữa ngoài các hạt mỡ, nước cịn có cazein và đường. Đường ở dạng dung dịch phân tử còn cazein ở dạng dung dịch keo. Dung dịch keo tương đối bền.

- Dung dịch thật là hệ phân tán trong đó các hạt của pha phân tán bằng kích thước của phân tử hoặc ion (10-10m), hệ này rất bền.

Như vậy, dung dịch là hệ phân tán trong đó pha phân tán là phân tử hay ion phân bố đều vào trong các phân tử môi trường, do vậy dung dịch là hệ đồng nhất, đồng thể gồm hai hay nhiều chất phân bố đều trong nhau.

Trong dung dịch, chất phân tán được gọi là chất tan cịn mơi trường phân tán gọi là dung môi.

Một phần của tài liệu Bài giảng hóa học đại cuong (Trang 108)