- Hỗ trợ các doanh nhân mới khởi nghiệp thông qua tư vấn, gồm cả cung cấp các dịch vụ theo chương trình đổi mới liên bang INSTI.
3.4.3. Chính sách chuyểngiao cơng nghệ và sở hữu trí tuệ của Pháp
Pháp
Trong vài năm qua, Pháp đã dành ưu tiên nhiều hơn cho đổi mới và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu cơng ở Pháp bao gồm một số loại hình tổ chức nghiên cứu công:
- Các tổ chức khoa học và kỹ thuật công (EPST) như Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS), Viện Sức khỏe và nghiên cứu y học quốc gia (INSERM), Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia (INRA) và Viện nghiên cứu thơng tin và tự động hóa (INRIA).
- Các tổ chức công nghiệp và thương mại công (EPIC) như ủy ban năng lượng nguyên tử (CEA).
- Các tổ chức khoa học, văn hóa và nghề nghiệp cơng (ENSCP) bao gồm các trường đại học và các trường kỹ thuật công thực hiện nghiên cứu (Pháp có hơn 90 trường đại học).
Bảng 8 cung cấp số lượng đăng ký sáng chế ưu tiên xin cấp ở Pháp trong những năm gần đây bởi một số tổ chức KH&KT công và tổ chức công nghiệp và thương mại công.
Bảng 8. Các đăng ký sáng chế ưu tiên xin cấp ở Pháp từ năm 1997-2000
1997 1998 1999 2000 CNRS 106 102 168 161 INRA 16 21 31 27 INSERM 61 64 67 79 CEA 197 208 217 210 Nguồn: OST, 2001
Trong hầu hết các trường hợp, đối với những sáng chế có được từ các phịng thí nghiệm chung, các đăng ký sáng chế được xin cấp dưới tên của riêng EPST, do đó, các kết quả về đổi mới của các trường đại học không được thừa nhận. Trong giai đoạn này, thu nhập từ phí li-xăng sáng chế của các tổ chức này đã tăng đáng kể, chẳng hạn như Viện sức khỏe và nghiên cứu y học quốc gia (INSERM) tăng 20% và Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS) là 100%. Nghiên cứu công ở Pháp cho dù đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn cịn phải đối mặt với những vấn đề lớn sau:
- Thiếu liên kết với ngành công nghiệp; - Thiếu báo cáo tài chính về các TCNCC;
- Số lượng các đăng ký sáng chế của các TCNCC còn rất thấp. Hạn chế này là do cả vấn đề văn hóa và pháp lý. Vấn đề pháp lý liên quan đến vị thế của các nhà nghiên cứu đã tách họ khỏi việc phát triển
thương mại các sáng chế ở bên ngồi phịng thí nghiệm. Luật năm 1999 về đổi mới và nghiên cứu đã cải thiện rõ nét tình trạng này.
Về vấn đề văn hóa, cần có thời gian để thay đổi thái độ của các nhà nghiên cứu. Để khuyến khích những thay đổi này, các nhà chức trách Pháp đã đưa ra các khuyến nghị hoặc hướng dẫn năm 2001.
Luật đổi mới và nghiên cứu
Để giải quyết mối quan hệ lỏng lẻo giữa nghiên cứu công với ngành công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng các kết quả nghiên cứu công vào các sản phẩm hoặc dịch vụ công nghiệp, Pháp đã đưa ra một Luật mới nhằm khuyến khích thành lập các cơng ty cơng nghệ mới và chuyển giao cho công nghiệp các nghiên cứu do khu vực cơng tài trợ.
Pháp có tiềm lực lớn về khoa học và công nghệ nhưng việc liên kết các phát hiện khoa học với các ứng dụng công nghiệp không được như các nước công nghiệp hóa khác. Sự thiếu vắng những cộng tác này có thể thấy trong các cơ cấu, trong việc khó tạo dựng mối quan hệ hiệu quả giữa các tổ chức nghiên cứu và cơng ty và ít liên hệ giữa các nhà nghiên cứu với giới kinh doanh.
Do đó, mặc dù kinh nghiệm cho thấy sử dụng các kết quả nghiên cứu vì mục đích kinh tế là yếu tố quan trọng củng cố động lực của nền kinh tế, nhưng số lượng các công ty được thành lập hàng năm sử dụng các kết quả nghiên cứu được khu vực công tài trợ vẫn rất thấp. Tuy vậy, các cơng ty này lại có tiềm lực tăng trưởng mạnh nhất.
Mục đích của Luật đổi mới và nghiên cứu là đảo ngược xu thế đó và tạo mơi trường pháp lý khuyến khích thành lập các công ty công nghệ mới, nhất là với những người trẻ tuổi, có thể là nhà nghiên cứu, sinh viên hoặc người lao động.
Luật đổi mới và nghiên cứu đã tạo sự thay đổi lớn trong bức tranh đổi mới và nghiên cứu bằng cách nâng cao tính cơ động của các nhà nghiên cứu. Trước đây, nếu họ làm việc ngồi phịng thí nghiệm, họ sẽ mất chức danh cơng chức. Luật mới cịn đưa ra những điều khoản khuyến khích cộng tác giữa nghiên cứu công và ngành công nghiệp. Các điều khoản khác hướng vào cải tiến khung thuế và khung pháp lý đối với các cơng ty đổi mới.
Tính cơ động của các nhà nghiên cứu
Luật mới cho phép các nhà nghiên cứu thành lập công ty để phát triển và khai thác các kết quả nghiên cứu của họ trong khi vẫn giữ chức danh công chức của họ. Các nhà nghiên cứu, giảng viên nghiên cứu, kỹ sư, người trẻ tuổi có bằng tiến sỹ, cán bộ kỹ thuật và cán bộ hành chính hiện giờ có thể tham gia thành lập cơng ty để khai thác nghiên cứu của họ. Họ có thể tham gia với tư cách là đối tác hoặc người quản lý công ty mới trong một thời gian (tối đa 6 năm), gần hết thời gian này họ có thể lựa chọn giữa quay trở lại khu vực công hoặc ở lại công ty.
Theo Luật nghiên cứu và đổi mới, tổ chức của nhà nghiên cứu có thể trả lương cho nhà nghiên cứu trong giai đoạn khởi sự, do đó, các nhà nghiên cứu tham gia thành lập công ty không bị bất lợi trong sự nghiệp nghiên cứu của họ. Hợp đồng ký kết qui định mối liên hệ giữa công ty với tổ chức nghiên cứu có cơng trình nghiên cứu được khai thác.
Đến năm 1999, một nhà nghiên cứu được phép dành khoảng thời gian nhất định để hỗ trợ khoa học (hoạt động tư vấn) cho các công ty công nghiệp. Luật mới đã mở rộng lựa chọn này cho phép cán bộ nghiên cứu cung cấp hỗ trợ khoa học cho một công ty thực hiện hoạt động nghiên cứu, trong khi vẫn thuộc biên chế trong khu vực công. Hiện nay, một nhà nghiên cứu có thể dành 20% số thời gian của họ cho hoạt động tư vấn.
Tuy nhiên, để thành lập một công ty, cung cấp hoạt động tư vấn cho công ty hoặc giữ vai trị là giám đốc cơng ty, các nhà nghiên cứu cần phải được sự chấp thuận của TCNCC liên quan, sau khi có ý kiến của ủy ban qui chế hành nghề quốc gia. Sau 3 năm thực hiện, đến năm 2002 đã có 236 yêu cầu được chấp thuận. Hầu hết các yêu cầu bị từ chối là do các yêu cầu của các nhà nghiên cứu được đưa ra sau khi công ty đã thành lập, vì theo Luật định, sự chấp thuận cần phải có trước khi thành lập cơng ty.
Ngồi ra, Luật quy định một cán bộ nghiên cứu có thể góp vốn cho cơng ty đang phát triển nghiên cứu của người đó. Nhà nghiên cứu này có thể nắm giữ 15% vốn của cơng ty. Bù lại, người đó phải nhất trí khơng tham gia vào bất cứ đàm phán nào giữa tổ chức của cán bộ này và công ty.
Hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu công với các công ty
Năm 1999, các nhà chức trách Pháp có quan điểm cho rằng sự cơ động của các nhà nghiên cứu là cần thiết nhưng chưa đủ để khuyến khích hợp tác giữa nghiên cứu công và ngành công nghiêp, do vậy, 2 điều khoản của Luật năm 1999 đã đề cập đến các vườn ươm và các đơn vị hoạt động công nghiệp và thương mại (CN&TM).
Thành lập các vườn ươm doanh nghiệp
Dường như nhiều dự án giá trị dẫn tới sự thành lập các công ty mới như các công ty phái sinh (spin-off) hoặc khởi nghiệp (start-up) và tạo việc làm công nghệ cao mới. Tuy vậy, hầu hết các dự án đã thất bại không đạt những mục tiêu này vì thiếu tư vấn pháp lý, kỹ thuật và tài chính. Vì vậy, Luật năm 1999 cho phép các tổ chức nghiên cứu và giáo dục bậc cao thành lập các vườn ươm để cung cấp địa điểm, thiết bị và vật liệu cho các cơng ty cịn non trẻ và cho những người muốn thành lập công ty. Giải pháp này đặc biệt khuyến khích cán bộ nghiên cứu và sinh viên sáng lập các công ty công nghệ cao.
Đến năm 2002, 31 vườn ươm tại nhiều nơi ở nước Pháp đã chính thức được cơng nhận; kể từ năm 1999, 239 công ty mới được thành lập thông qua các vườn ươm này.
Hơn nữa, Luật năm 1999 còn tiến hành tổ chức cuộc thi quốc gia thúc đẩy thành lập các công ty đổi mới, từ vườn ươm hoặc không. Những người thắng cuộc được nhận giải thưởng bằng tiền. Qua các cuộc thi này, khoảng 500 công ty được thành lập và đã tạo ra khoảng 2.800 việc làm.
Thành lập các đơn vị hoạt động CN&TM
Trước năm 1999, hầu hết các tổ chức KH&KT công và tổ chức CN&TM cơng đều có văn phịng CGCN riêng như một bộ phận nội bộ hoặc một chi nhánh. Tuy vậy, các trường đại học gần như khơng có văn phịng CGCN hay một đơn vị giống như vậy. Khi soạn thảo Luật năm 1999, các nhà chức trách Pháp nhấn mạnh các trường đại học rất cần có bộ phận này, nghĩa là tìm kiếm nhân lực có trình độ bên ngồi các trường đại học khi trường không có. Vấn đề là đảm bảo mức lương hấp dẫn nhưng lại không thể nếu nhân lực có trình độ được tuyển dụng là công chức. Do vậy, cần phải thiết lập mơ hình tuyển dụng cán bộ có trình độ
với mức lương ít nhiều tương đương với mức lương họ nhận được trong khu vực cơng.
Hơn nữa, để có các quyết định nhanh chóng, mơ hình tuyển dụng cần phải linh hoạt và các qui định về thanh toán cơng gây khó cho mơ hình này. Vì thế, Luật năm 1999 đã lập ra các đơn vị hoạt động CN&TM để đối phó với những khó khăn này. Theo Luật định, các trường đại học và cơ quan được phép thành lập đơn vị hoạt động CN&TM để quản lý các hợp đồng nghiên cứu với các công ty hoặc với các cơ quan thuộc khu vực công. Đơn vị hoạt động CN&TM thực hiện các hoạt động như quản lý sáng chế, cung cấp dịch vụ cũng như các hoạt động xuất bản. Các qui định về ngân sách và thanh toán linh hoạt hơn được áp dụng cho phép thực hiện các hoạt động này theo phương thức doanh nghiệp và tuyển dụng nhân sự.
Các đơn vị hoạt động CN&TM thử nghiệm được nhà nước tài trợ với tổng số tiền trợ cấp là 1,6 triệu euro năm 2002.
Khung tài chính cho các cơng ty đổi mới
Tự do hóa kế hoạch bảo lãnh cổ phần của người sáng lập cơng ty Luật mở rộng tự do hóa kế hoạch bảo lãnh cổ phần của người sáng lập công ty (BSPCE) cho tất cả các công ty mới và mở rộng. Kế hoạch này, cho phép mua cổ phần trong một công ty với giá niêm yết trước, chỉ hạn chế trong các công ty được thành lập dưới 15 năm. Luật này giảm phần vốn của công ty do các cá nhân phải có từ 75% xuống 25% khi có giấy bảo lãnh. Luật cũng mở rộng lợi ích của BSPCE cho các công ty đăng ký trên thị trường mới.
Tự do hóa kế hoạch quĩ đầu tư đổi mới
Các quĩ đầu tư đổi mới (FCPI) được phép đầu tư vào tất cả các công ty đổi mới. Các quĩ này, thu hút tiền tiết kiệm cá nhân cho các cơng ty đổi mới bằng các khuyến khích thuế, có thể đầu tư vào bất cứ cơng ty nào được Cơ quan đổi mới của Pháp (ANVAR) chấp thuận, với điều kiện là cơng ty mới khơng có q 50% phần được sở hữu bởi cơng ty hiện có.
Để các tín dụng thuế nghiên cứu có giá trị hơn
nghiên cứu (CIR) thúc đẩy tuyển dụng cán bộ nghiên cứu. Tỷ lệ phí hoạt động đưa ra dựa vào quĩ lương, đã tăng 100% với các công ty sử dụng cán bộ trẻ có bằng tiến sĩ. Điều khoản này cho phép các công ty hợp tác với nhân lực trình độ cao có khả năng mang lại cho các công ty những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực cụ thể. Điều này bổ sung cho việc thông qua các tín dụng thuế nghiên cứu trong Luật ngân sách năm 1999 để khuyến khích các cơng ty đổi mới (đặc biệt thông qua việc hồn trả trực tiếp tín dụng thuế). Tín dụng thuế nghiên cứu khơng giới hạn ở các công ty nhỏ, mà cả các cơng ty qui mơ vừa có thu nhập gần 40 triệu euro cũng tận dụng giải pháp này. Năm 2000, tín dụng thuế nghiên cứu tăng lên đến 529 triệu euro và 344 cơng ty có liên quan cơng bố tổng chi tiêu cho nghiên cứu là 10,25 tỷ euro.
Khung pháp lý cho các công ty đổi mới
Mở rộng phạm vi kế hoạch cơng ty cổ phần rút gọn
Tình hình của các cơng ty trách nhiệm hữu hạn khơng phù hợp với các yêu cầu của các cơng ty non trẻ có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng có hả năng rủi ro. Công ty cổ phần rút gọn (SAS) được mở rộng để tất cả các cơng ty đổi mới có thể hưởng lợi từ cơng ty này. Sự phối hợp này tạo tính linh hoạt ở mức cao:
- Quyền tự do hợp đồng lớn hơn phù hợp với sự mở rộng nhanh của các công ty đổi mới cho phép thay đổi nhanh cơ cấu vốn và mối quan hệ giữa các cổ đông.
- Khả năng phát hành các cổ phiếu có quyền biểu quyết ưu tiên cho phép những người sáng lập nắm giữ quyền kiểm sốt cơng ty mà không hạn chế tiếp cận vốn mới.
- Giảm thủ tục giấy tờ cho các cơng ty có nguồn lực hành chính eo hẹp và cần đưa ra các quyết định nhanh chóng.
- Khả năng thành lập công ty với một đối tác duy nhất.
Các khuyến nghị thông qua Hiến chương về quyền sở hữu trí tuệ
Ngay sau khi thực hiện Luật năm 1999, các nhà chức trách Pháp nhận thấy cần phải chú ý đến các TCNCC, đặc biệt là các trường đại học, về bảo vệ và khai thác các kết quả nghiên cứu của họ. Chủ yếu do văn
hóa, các nhà nghiên cứu chưa quen với các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, do vậy một số kết quả nghiên cứu của họ không được bảo vệ đã bị đối tác công nghiệp phát triển và khai thác.
Vì vậy, Bộ Nghiên cứu phối hợp với các TCNCC và ngành công nghiệp đã soạn thảo các khuyến nghị hoặc hướng dẫn liên quan đến bảo vệ các kết quả và hợp tác với các công ty công nghiệp.
Thực tế, ngày càng có nhiều trường đại học, tổ chức KH&KT cơng và tổ chức CN&TM công đang tiến hành thông qua một hiến chương dựa trên các khuyến nghị giải quyết 6 vấn đề liên quan đến tình hình nội bộ và các mối quan hệ hợp tác bên ngoài, cả với ngành công nghiệp.
Hiến chương này là một phần của chính sách tối đa tác động kinh tế- xã hội của các kết quả nghiên cứu có được từ các TCNCC để tạo việc làm và thúc đẩy thành lập các công ty mới và đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Bởi vậy, Bộ Nghiên cứu đã ra thông điệp cùng với các khuyến nghị nhấn mạnh rằng các kết quả nghiên cứu cần được khai thác cùng với các công ty trong một môi trường chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Các khuyến nghị này nhấn mạnh đến những khả năng khác nhau để bảo vệ và khai thác các kết quả của riêng TCNCC hoặc hợp tác với các đối tác công hoặc tư bao gồm các đối tác công nghiệp. Theo bản chất của các kết quả nghiên cứu, có các ý nghĩa khác nhau như sau:
- Quyền sở hữu cơng nghiệp có thể được bảo vệ bằng cách xin cấp đăng ký hoặc bằng bảo mật. Tùy thuộc vào lĩnh vực, việc cấp sáng chế liên quan đến hệ thống sáng chế, hệ thống giấy chứng nhận về sự đa dạng của thực vật hoặc bảo vệ các sản phẩm chất bán dẫn. Bí quyết sản xuất cần được bảo vệ thơng qua một thỏa ước bí mật.
- Bảo vệ quyền sở hữu văn học và mỹ thuật cho phần mềm và cơ sở