Hỗ trợ của chính phủ cho quản lý tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy thương mại hóa của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 37 - 40)

- Hỗ trợ các doanh nhân mới khởi nghiệp thông qua tư vấn, gồm cả cung cấp các dịch vụ theo chương trình đổi mới liên bang INSTI.

3.3.4. Hỗ trợ của chính phủ cho quản lý tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ

giao cơng nghệ

Các chính phủ hình thành khung pháp lý cho quản lý tài sản trí tuệ ở các tổ chức nghiên cứu cơng. Ngồi ra, họ cịn có thể ảnh hưởng đến hạ tầng thể chế tạo thuận lợi và khuyến khích chuyển giao cơng nghệ và thương mại hóa nghiên cứu cơng.

Hỗ trợ thành lập văn phòng CGCN/CGLX ở các nước

Một trong những thách thức mà các thể chế và chính phủ gặp phải, nhất là ở các nước có phần lớn tổ chức nghiên cứu cơng thuộc chính phủ hay các cơ quan cơng, là duy trì khả năng tồn tại của các hoạt động chuyển giao. Ngay ở Hoa Kỳ, chỉ có vài văn phịng CGLX tạo ra được thu nhập từ li-xăng nhiều hơn các chi phí hoạt động. Theo các chuyên gia, những văn phịng có khả năng mang lại lợi nhuận sau từ 5 đến 10 năm với những đầu tư dài hơi vào quản lý và marketing. Một số cơ quan nghiên cứu cơng ngồi trường đại học ở châu Âu (như Hội đồng Nghiên cứu Y khoa của Anh, Hiệp hội Max Planck của Đức và IMEC của Bỉ) đã rất thành công trong hoạt động sáng chế và chuyển giao li-xăng, các hoạt động chuyển giao công nghệ ở các trường đại học, một phần nhờ khung pháp lý nghiêm ngặt và gần đây là được thúc đẩy nhờ sự hỗ trợ của chính phủ. Năm 2002, Bộ Nghiên cứu và Giáo dục của Đức đã triển khai một chương trình nhiều tỷ euro hỗ trợ các trường đại học thuê các dịch vụ bên ngoài để chuyển giao li-xăng và theo đuổi các tài sản trí tuệ. Tại Pháp, Luật Đổi mới năm 1999 ủng hộ củng cố các cấu trúc văn phòng CGCN ở các trường đại học, chủ yếu thông qua việc thành lập các bộ phận chuyên về các hoạt động dịch vụ công nghiệp và thương mại. Từ năm 1998, chính phủ Nhật Bản đã trợ cấp cho các văn phòng CGLX mới thành lập, hiện lên tới gần 30 văn phòng, cung cấp các dịch vụ quản lý và thương mại hóa tài sản trí tuệ cho các nhà phát minh của trường đại học.

Các chính phủ cũng hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các tổ chức nghiên cứu công thông qua tài trợ cho việc thành lập các trung tâm hay mạng lưới tài sản trí tuệ một cửa để phục vụ các cơ quan nghiên cứu nhỏ khơng có các nguồn lực để lập văn phịng CGCN riêng của mình. Viện Cơng nghệ Sinh học Liên đại học của Bỉ là một ví dụ, Viện quản lý tài

sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong công nghệ sinh học cho 9 trường đại học. Để tăng cường năng lực của các văn phịng CGCN, chính quyền Bỉ hàng năm cấp 1,25 triệu euro trong 5 năm để giúp 6 tổ chức nghiên cứu cơng (trong đó có 3 trường đại học) xây dựng, triển khai và đánh giá các kế hoạch làm việc hàng năm về chuyển giao công nghệ. Tại Đan Mạch, để triển khai một luật mới, chính phủ đã cấp 8 triệu euro trong 4 năm để giúp các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu công khác bảo vệ và khai thác thương mại các phát minh của mình. Khoản tài trợ này được dùng để giúp các tổ chức nghiên cứu công bù đắp các chi phí bên ngồi cho đăng ký sáng chế và marketing (lên tới 20.000 euro cho mỗi phát minh) cũng như giúp các tổ chức nghiên cứu công cùng thành lập các văn phịng hay mạng lưới CGCN theo các vị trí địa lý hay bộ ngành. Sự tập trung quản lý tài sản trí tuệ nhằm đối phó với việc thiếu các nguồn lực tài chính và quản lý của các tổ chức nghiên cứu cơng để duy trì các hoạt động đăng ký sáng chế và chuyển giao li-xăng của họ. Tại Anh, một số tổ chức nghiên cứu cơng, với sự hỗ trợ của chính phủ, đã phát triển sự hợp tác với những nguồn hỗ trợ và tăng được tỷ lệ thương mại các tài sản trí tuệ của họ trong các lĩnh vực sức khỏe và sự sống. Tuy nhiên, thành công của cách làm này thường phụ thuộc vào các mối quan hệ rộng và tốt giữa các nhân viên trong văn phòng CGCN, trong các tổ chức nghiên cứu cơng, những người có liên kết với các nhà nghiên cứu khoa học.

Trợ cấp các chi phí sáng chế

Chi phí cao cho đăng ký sáng chế và chuyển giao li-xăng cùng với sự không chắc chắn về lợi nhuận tiềm năng từ chuyển giao li-xăng sẽ khơng khuyến khích đăng ký sáng chế hay chuyển giao li-xăng. Các chính phủ khuyến khích hoạt động đăng ký sáng chế của các tổ chức nghiên cứu công bằng cách giảm hay trợ cấp cho các chi phí bảo vệ sáng chế. Các chi phí sáng chế ở Mỹ và Nhật Bản thấp hơn so với đăng ký ở Văn phòng Sáng chế châu Âu với sự bảo hộ ở một số nước châu Âu. Ở Đức, trường đại học trả 3000-4000 euro cho hồ sơ sáng chế và phí luật sư đăng ký sáng chế quốc gia, trong khi Hiệp ước Sáng chế châu Âu thu tới 50.000 euro.

Ở Nhật Bản, Luật Chuyển giao cơng nghệ năm 1998 miễn cho các văn phịng CGLX “được ủy quyền” khơng phải trả các phí đăng ký sáng chế và các loại phí kiểm tra và bảo hộ hàng năm. Với tư cách là văn phòng CGLX, trường đại học và các nhà nghiên cứu đại học “ủy quyền”, việc đăng ký, kiểm tra và bảo hộ sáng chế hàng năm được giảm 50% trong 5 năm. Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Thương mại Hoa kỳ giảm phí sáng chế cho các tổ chức nhỏ có dưới 500 nhân viên, họ cũng giảm phí đăng ký trong một vài năm. Ngồi ra, văn phòng này còn ứng dụng hệ thống đăng ký trực tuyến làm giảm thời gian xử lý hồ sơ trung bình.

Cuối cùng, các hội đồng nghiên cứu hay các cơ quan tài trợ ở một số nước cũng cho phép những người được nhận tài trợ sử dụng nguồn tài chính cấp cho nghiên cứu để thanh tốn cho các chi phí liên quan đến sở hữu tài sản trí tuệ.

Hỗ trợ đào tạo pháp luật cho nhân viên văn phòng CGCN

Nhân viên được đào tạo tốt ở các văn phòng CGCN khơng chỉ có ý nghĩa then chốt cho hiệu quả chuyển giao cơng nghệ mà cịn giúp hạn chế những xung đột quyền lợi với các nhà nghiên cứu. Một trong những thách thức chính mà các văn phịng CGCN gặp phải là thu hút và giữ chân nguồn nhân lực để quản lý văn phòng và liên lạc với các nhà khoa học. Trong những năm qua, các cơ quan OECD, thông qua các chương trình trực tiếp hay qua các văn phòng sáng chế quốc gia, đã hỗ trợ đào tạo về tài sản trí tuệ ở các tổ chức nghiên cứu cơng.

Sự hỗ trợ của chính phủ để thành lập các văn phòng CGCN và các chi phí cho hoạt động sáng chế và chuyển giao li-xăng đã gia tăng ở các nước châu Âu và Nhật Bản song song với những thay đổi về khung pháp lý. Thế nhưng việc duy trì lâu dài các hoạt động chuyển giao cơng nghệ vẫn là một vấn đề ở hầu hết các nước. Mặc dù vậy, bằng chứng rõ ràng từ những văn phịng CGCN thành cơng gợi ý rằng khi các hoạt động SHTT phát triển, các văn phịng CGCN sẽ mở rộng ra ngồi phạm vi các hoạt động sáng chế và li-xăng sang phát triển hợp đồng/tài trợ nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ tư vấn cơng nghệ, do đó làm phong phú nguồn thu nhập và và tạo ra nhiều nghiên cứu hơn cho các tổ chức nghiên cứu công.

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy thương mại hóa của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)