Cùng với quyền sở hữu là nghĩa vụ hay trách nhiệm sử dụng sáng chế. Tại nhiều nước, trong luật pháp và các quy định đối với việc cấp bằng sáng chế cho các TCNCC có yêu cầu rằng, phát minh đó cần được khai thác và/hoặc phát minh đó cần được sử dụng vì lợi ích quốc gia. Các cơ quan cấp tài trợ có thể có những yêu cầu khai thác sáng chế cụ thể. Tại các nước như Ailen, Nhật Bản và Nauy khơng có luật pháp quy định rằng các TCNCC phải khai thác sáng chế của mình, nhưng Đan Mạch, Đức và Hàn Quốc có thực hiện các luật định yêu cầu rằng một sáng chế thuộc một TCNCC cần được khai thác. Kể từ năm 1999, các TCNCC tại Đức được nhận tài trợ nghiên cứu liên bang có thể được chọn quyền sở hữu đối với bất cứ sáng chế nào phát sinh trong quá trình nghiên cứu, nhưng họ bắt buộc phải đệ đơn xin cấp bằng sáng chế và tích cực marketing sáng chế đó với ngành cơng nghiệp. Ngồi ra, các TCNCC cần phải đệ trình một bản kế hoạch khai thác khi làm đơn xin tài trợ nghiên cứu. Luật Bayh-Dole của Mỹ yêu cầu các trường đại học phải thương mại hóa các sáng chế, và chính phủ có thể can thiệp nếu tổ chức thực hiện phát minh không tiến hành các bước có trách nhiệm để làm điều đó.
Các nước OECD thực hiện yêu cầu pháp lý hoặc hành chính đối với khai thác SHTT gồm: Ôxtrâylia, Bỉ, Canađa (đối với các sáng chế thực hiện theo hợp đồng mua sắm công), Đan Mạch, Đức, Hàn Quốc, Anh, Mỹ.
Các nước không thực hiện các yêu cầu pháp lý hoặc hành chính đối với khai thác sáng chế gồm: Ailen, Nhật Bản, Nauy, Nam Phi.
Các yêu cầu khai thác quốc gia thường được hướng vào thúc đẩy lợi ích kinh tế quốc gia. Các chương trình của Hội đồng nghiên cứu Ôxtrâylia yêu cầu người được nhận tài trợ phải tuân thủ theo một loạt các nguyên tắc quốc gia về quản lý SHTT, với mục đích nhằm đảm bảo rằng tài sản trí tuệ được sử dụng để mang lại những lợi ích lớn nhất cho đất nước. Khi một người ký hợp đồng sở hữu tài sản trí tuệ tại Canađa, cơ quan tài trợ có thể yêu cầu phải khai thác bản quyền trong phạm vi Canađa và/hoặc trong vòng một khoảng thời gian nhất định. Tại Đức, các TCNCC có quyền chuyển giao SHTT sang các nước ngồi EU nhưng cần có sự chấp thuận trước từ phía cơ quan tài trợ. Ngồi ra, các TCNCC của Đức bị bắt buộc tuân theo các quy định hành chính phải cấp phép li-xăng khơng độc quyền cho các công ty trong nước nếu họ không thể thực hiện các biện pháp tích cực để khai thác sáng chế của mình. Một vấn đề chung thường nảy sinh liên quan đến các quy định về lợi ích kinh tế quốc gia đó là xu hướng các thành phần khác nhau áp dụng chúng theo những cách khác nhau và thực tế là sự tuân thủ các quy định ít khi được giám sát.