Quản lý tài sản trí tuệ ở các tổ chức nghiên cứu công của Đức

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy thương mại hóa của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 50 - 60)

- Hỗ trợ các doanh nhân mới khởi nghiệp thông qua tư vấn, gồm cả cung cấp các dịch vụ theo chương trình đổi mới liên bang INSTI.

3.4.2. Quản lý tài sản trí tuệ ở các tổ chức nghiên cứu công của Đức

Đức

Trong những năm 1990, việc khai thác thương mại nghiên cứu được chính phủ tài trợ do các TCNCC thực hiện trở thành trọng tâm của các cuộc thảo luận về đổi mới công nghệ. Bắt đầu từ năm 1996 và theo sau xu hướng trong ngành công nghiệp, cũng như việc thực hiện thành công hệ thống khai thác SHTT trong các trường đại học ở Hoa Kỳ, Chính phủ Liên bang Đức đã triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm bảo vệ vững chắc hơn tri thức được tạo ra bởi các trường đại học và các TCNCC khác trong diện nghiên cứu được Chính phủ tài trợ. Các biện pháp bao gồm:

- Công bố báo cáo so sánh quốc tế về bằng sáng chế và li-xăng của các trường đại học ở Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Anh và Hoa Kỳ.

- Năm 1997, đưa chi phí liên quan đến sở hữu trí tuệ vào danh sách các chi phí có thể bồi hồn theo các khế ước và hợp đồng nghiên cứu được chính phủ tài trợ.

- Từ năm 1998, tài trợ cho các bài thuyết trình bên ngồi mà các trường đại học thực hiện liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ.

- Năm 1999, việc thực hiện các quy định mới của liên bang về quản lý việc khai thác thương mại các kết quả nghiên cứu theo hợp đồng nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Liên bang (BMBF) (một phiên bản Đức của Luật Bayh-Dole Hoa Kỳ).

- Cải cách “Luật Người lao động-Người sử dụng lao động” Đức, phần về các sáng chế được thực hiện bởi các khoa của trường đại học (gọi là đặc quyền của giáo sư). Sau ngày 7/2/2002, các giáo sư ở các trường đại học Đức được yêu cầu phải báo cáo mọi sáng chế cho trường đại học. Trường đại học có thể nắm quyền sở hữu đối với sáng chế, có nghĩa vụ thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

- Đầu năm 2002, thực hiện chương trình tài trợ liên bang đối với các trường đại học và các TCNCC khác, cho phép họ thuê các dịch vụ ngoài trong lĩnh vực thực thi SHTT và li-xăng. Theo chương trình này, Chính phủ liên bang đề nghị các TCNCC này hợp tác với các đối tác, các tổ chức dịch vụ bên ngoài.

- Bắt đầu từ năm 2002, hình thành mạng lưới các tổ chức dịch vụ ngoài, đào tạo và trao đổi kinh nghiệp tốt nhất.

Trước khi hệ thống mới được thực hiện, hầu hết tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của các thành viên cá nhân của các trường đại học Đức hoặc các nhà tài trợ công nghiệp. Tuy nhiên, ở các TCNCC, từ năm 1957 và từ khi thực hiện Luật Người lao động-Người sử dụng lao động, cấu trúc pháp lý liên quan tới sở hữu sáng chế là đồng nhất với cấu trúc pháp lý trong giới doanh nghiệp. Nó buộc các nhà phát minh phải “tiết lộ” các sáng chế của họ cho người sử dụng lao động (các TCNCC) và trao cho người sử dụng lao động quyền về sáng chế. Kết quả là số lượng lớn các TCNCC ngoài trường đại học ở Đức đã tạo ra được các dữ liệu về thực hiện SHTT và li- xăng.

Các sáng kiến trong lĩnh vực quản lý, bảo hộ và khai thác SHTT, hay còn gọi là quản lý tài sản trí tuệ (QLTSTT), đã cho thấy một số thay đổi trong chính sách đổi mới nói chung trong nửa sau những năm 1990. Cho tới đầu những năm 1990, chính sách đổi mới sáng tạo chủ yếu được quan tâm theo cách bảo vệ vị thế quốc gia trong cộng đồng khoa học toàn cầu khi đẩy mạnh tương tác với ngành công nghiệp. Sự tương tác này định hướng theo xu hướng thị trường những nghiên cứu được chính phủ tài trợ.

Việc quản lý tài sản trí tuệ được quan tâm sau khi Đức nhận thấy rằng dù vẫn đứng đầu trong cộng đồng khoa học thế giới, nhưng có vẻ

như nước này đi sau các nước khác trong việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.

Quản lý tài sản trí tuệ tại các TCNCC

Có sự khác biệt lớn giữa các TCNCC và doanh nghiệp về mục đích bảo vệ và khai thác thương mại các tài sản trí tuệ được tạo ra từ nghiên cứu của mình. Khu vực cơng nghiệp thường sử dụng quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu để bảo vệ sản phẩm và quy trình của họ trước khả năng bị sao chép bởi các đối thủ cạnh tranh. Chuyển giao li-xăng cho hoặc từ bên thứ ba, sử dụng SHTT trong quá trình hợp tác nghiên cứu hoặc cho các công ty phái sinh, chỉ là mục tiêu thứ yếu của khu vực công nghiệp.

Tuy nhiên, các TCNCC nhìn chung bị cấm chủ động tham gia vào thị trường thông qua việc sản xuất và bán sản phẩm và quy trình, chủ yếu là do quy chế đơn vị cơng ích phi lợi nhuận của họ. Do vậy, họ sử dụng quyền SHTT theo những cách sau:

- Thu hút đầu tư của bên thứ ba để triển khai thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

- Tích cực triển khai phạm vi bao trùm SHTT rộng đối với các nghiên cứu của họ nhằm thu hút các đối tác công nghiệp tham gia các dự án hợp tác nghiên cứu.

- Chuyển giao li-xăng SHTT cho các công ty công nghiệp quan tâm. - Phát triển các công ty phái sinh để nhận li-xăng hoặc thu lợi từ chuyển nhượng tài sản trí tuệ (TSTT).

- Marketing và thúc đẩy các mối quan hệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương hiệu.

- Lập các chương trình khuyến khích tạo cơ hội tăng thêm thu nhập cho các nhà khoa học và nhà nghiên cứu.

Do đó, các TCNCC tham gia hợp tác nghiên cứu với các đối tác công nghiệp cần phải thận trọng trong việc xây dựng các chính sách li- xăng của họ. Nếu họ không dự trù trước một số lĩnh vực trong danh mục SHTT của họ khi chuyển giao li-xăng không độc quyền cho đối tác cơng nghiệp, thì họ có thể khó tìm được một bên thứ ba sử dụng SHTT của họ để chuyển giao li-xăng hoặc thành lập công ty phái sinh do không thể

trao độc quyền đối với các tài sản trí tuệ. Các TCNCC có thể giải quyết vấn đề này bằng cách xây dựng kế hoạch chiến lược cho các chương trình nghiên cứu của mình, và điều này có thể tạo ra những thách thức nghiêm trọng khi định hướng khám phá khoa học là trọng tâm đối với hầu hết các TCNCC.

Các cách tiếp cận khác nhau về quản lý tài sản trí tuệ của các TCNCC

Ngoài các tổ chức nghiên cứu lớn như Helmholtz, Max Planck và Fraunhofer, chỉ có một tỷ lệ nhỏ các TCNCC của Đức tích cực theo đuổi các cơ hội quản lý tài sản trí tuệ hiện có. Cho tới nay, phần lớn các TCNCC lấy cách tiếp cận mạng lưới, với một tổ chức dịch vụ bên ngoài làm việc cho một số TCNCC trong cùng một vùng. Cách tiếp cận này được hậu thuẫn bởi chương trình gọi là Tích cực khai thác của Chính phủ liên bang năm 2002, cho đến nay đã tạo ra khoảng 20 đơn vị khai thác bằng sáng chế chủ yếu phục vụ các trường đại học và các TCNCC nhỏ ngoài trường đại học.

Ngoài ra, bức tranh tồn cảnh các TCNCC ở Đức cịn bao gồm 79 viện nghiên cứu chuyên ngành (viện Leibniz) cũng như các viện thuộc các bộ của bang hoặc chính quyền cấp vùng. Phần lớn các viện này ít hoặc khơng có hoạt động SHTT, cịn và một số liên kết với các tổ chức dịch vụ bên ngoài.

Hiệp hội Helmholtz

Trong hệ thống nghiên cứu liên bang Đức, 15 trung tâm nghiên cứu cơng lớn chiếm một vị trí đặc biệt. Chúng được thành lập bởi Chính phủ Liên bang vào giữa những năm 1950 và tạo thành năng lực NC&PT chính của quốc gia. Năm 1970, một hiệp hội gồm các trung tâm nghiên cứu lớn được thành lập; và năm 1995 trở thành Hiệp hội Helmboltz. Nhưng vào lúc đó, các viện nghiên cứu này là các tổ chức độc lập về pháp lý. Phần lớn các tổ chức này hoạt động theo khuôn khổ pháp lý quỹ, các tổ chức khác thì giống như cơng ty. Năm 2001, các thành viên của Hiệp hội Helmboltz đã quyết định đưa tất cả các đơn vị vào thành hội để họ có thể hoạt động dưới cùng một tổ chức. Việc tái tổ chức này đã dẫn đến tái cấu trúc hệ thống tài chính. Theo đó, hệ thống tài chính mới phân

bổ ngân sách theo chủ đề nghiên cứu. Ngân sách NC&PT được phân bổ dựa trên các chương trình nghiên cứu dài hạn.

Về mặt lịch sử, mục đích cơ bản của Helmboltz là thực hiện nghiên cứu cơ bản với trang thiết bị được đầu tư lớn. Từ cuối những năm 1970, Đức đã có những nỗ lực nhằm cải thiện sự hợp tác khu vực công nghiệp để khai thác năng lực nghiên cứu của Hiệp hội Helmboltz.

Đến giữa những năm 1990, sự hợp tác của các trung tâm của Helmboltz với cơng nghiệp có thể được mơ tả dưới đây:

- Các chương trình hợp tác nghiên cứu và các dự án triển khai; - Các hợp đồng triển khai và sản xuất với ngành công nghiệp; - Các hợp đồng nghiên cứu từ ngành công nghiệp;

- Bằng sáng chế, kỹ năng hoặc li-xăng cho ngành công nghiệp liên quan đến các kết quả nghiên cứu của Helmboltz ;

- Sử dụng các phịng thí nghiệm và trang thiết bị chung với ngành công nghiệp;

- Trao đổi nhân viên cũng như đào tạo và huấn luyện.

Cùng với việc tái tổ chức Helmboltz, hoạt động đăng ký sáng chế và quản lý tài sản trí tuệ nói chung đã thay đổi trong thập kỷ qua. Trong những năm 1970 và 1980, sở hữu trí tuệ của Helmboltz chủ yếu gắn với công nghệ hạt nhân, lĩnh vực mà các trung tâm của Helmboltz hợp tác mạnh với ngành công nghiệp. Từ khi định hướng lại, các trung tâm đã mở rộng ra các lĩnh vực nghiên cứu mới, như công nghệ môi trường, công nghệ sinh học và nghiên cứu vật liệu. Do vậy, các viện ngiên cứu của Helmboltz trong những năm 1990 đã có sở hữu trí tuệ trong nhiều lĩnh vực.

Trong các lĩnh vực mới này, các trung tâm của Helmboltz ban đầu tập trung vào nghiên cứu cơ bản, do vậy ít có liên hệ với các đối tác công nghiệp tiềm năng. Nhiều phát minh mới có thể dẫn tới thành lập được các công ty spin-off, nhưng Helmboltz lại rất khó tìm đối tác công nghiệp. Một số trung tâm của Helmboltz đã lập các văn phòng để khai thác thương mại các bằng sáng chế và chuyển giao li-xăng.

Hiệp hội Fraunhofer

Hiệp hội Fraunhofer (Fraunhofer Society) là tổ chức hàng đầu về nghiên cứu và khoa học ứng dụng ở Đức. Nó được thành lập năm 1949 và hiện có 55 viện. Nó là tổ chức tư nhân phi lợi nhuận vì vậy được Chính quyền Liên bang và các bang cung cấp ngân sách cơ bản.

Hiệp hội Fraunhofer thực hiện nghiên cứu cho ngành công nghiệp, trong khuôn khổ các dự án hợp tác công hoặc theo nhiệm vụ trực tiếp. Trong những năm gần đây, tới 40% ngân sách của Hiệp hội Fraunhofer từ các khách hàng công nghiệp, 30% từ các cơ quan công (gồm cả EU) là khoản cấp cho nghiên cứu và hợp đồng nghiên cứu, và gần 35% là từ nguồn vốn ngân sách cơ bản.

Trong số các TCNCC của Đức, Hiệp hội Fraunhofer có tỷ lệ hoạt động bằng sáng chế cao nhất tính trên số nhà nghiên cứu làm việc.

Nhìn chung, sự gia tăng các hoạt động chuyển giao công nghệ ở Hiệp hội Fraunhofer đã dẫn tới sự xuất hiện của hoạt động quản lý tài sản trí tuệ trong các TCNCC ở Đức.

Tuy nhiên, khi xem xét sâu hơn thực tiễn hoạt động quản lý tài sản trí tuệ của Hiệp hội Fraunhofer thì có thể thấy sự mâu thuẫn nội tại dường như làm hạn chế tính hiệu quả của nó. Hầu như khơng có viện nào xây dựng kế hoạch chiến lược về quản lý tài sản trí tuệ. Mơ hình cấp vốn của Fraunhofer đã dẫn đến sự phụ thuộc nặng nề vào các khoản cấp vốn hợp tác và các hợp đồng trực tiếp trong nước, và cả các viện lẫn đơn vị quản lý cung cấp cho ngành công nghiệp quyền tiếp cận rẻ các kết quả nghiên cứu và quyền sở hữu trí tuệ của Hiệp hội. Một trong những hệ quả của thực tế này có thể thấy rõ là chi phí theo đuổi quyền sở hữu trí tuệ cũng ngang với thu nhập từ bản quyền. Do đó lợi nhuận của Fraunhofer là rất nhỏ. Thực vậy, chỉ có một trong số 54 viện nghiên cứu của Fraunhofer là tạo ra được thu nhập gia tăng từ bản quyền; còn lại là thua lỗ với các bằng sáng chế của mình, nhưng vẫn phải chấp nhận vì việc này là cần thiết nếu họ muốn duy trì sức hút với các đối tác hợp tác trong ngành công nghiệp. Điều này khơng chỉ có tác động bất lợi đối với thu nhập từ bản quyền, mà nó cịn là vấn đề đối với các công ty mới, luôn cần độc quyền đối với tài sản trí tuệ để đảm bảo sự đầu tư của bên thứ ba.

Hiệp hội Max-Planck

Hiệp hội Max Planck, với 81 viện và các cơ quan nghiên cứu khác, là một phần của hệ thống các TCNCC được cấp tài chính. Vai trị của nó là thực hiện nghiên cứu cơ bản tầm cỡ thế giới. Nó cũng tập trung vào các lĩnh vực khoa học đòi hỏi trang thiết bị chuyên ngành quy mô lớn.

Khoảng 85% ngân sách của Hiệp hội Max Planck được cấp bởi chính phủ, một phần nhỏ từ thu nhập có được của Hiệp hội, và 10-15% từ vốn dự án nghiên cứu (chủ yếu là dự án nghiên cứu công).

Các hoạt động nghiên cứu của Hiệp hội Max Planck rất đa dạng, bao gồm cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và nhân văn. Các viện riêng lẻ tập trung vào công nghệ và khoa học tự nhiên, các lĩnh vực mà các phát minh và tri thức được tạo ra có thể được cấp bằng sáng chế. Về hoạt động sáng chế, Hiệp hội Max Planck thuộc nhóm khiêm tốn nhất trong số các TCNCC, do nó khơng tập trung chính vào khoa học ứng dụng và triển khai. Các hoạt động sáng chế chủ yếu tập trung ở những lĩnh vực như công nghệ sinh học, dược phẩm, hóa chất hữu cơ, thực phẩm và công nghệ đo đạc-thử nghiệm.

Trách nhiệm khai thác thương mại các bằng sáng chế của Max Planck không thuộc các viện mà được trao cho một chi nhánh, Garching Innovation GmbH, được thành lập năm 1970. Trong thập kỷ qua, số đơn xin cấp bằng sáng chế của Garching vẫn ở mức ổn định, mặc dù có sự gia tăng về thu nhập li-xăng và hoạt động lập doanh nghiệp mới.

Hoạt động quản lý tài sản trí tuệ của Garching Innovation cũng giống như một số hoạt động của các trường đại học ở Hoa Kỳ. Các hợp đồng trực tiếp của nó với ngành cơng nghiệp là khá hạn chế, đặc biệt là liên quan đến hợp tác nghiên cứu. Do vậy, nó phải phát triển các kinh nghiệm quản lý từ sớm để triển khai các phát minh dẫn tới thành lập cơng ty spin-off có thể được đưa ra thị trường tồn cầu mà khơng cần quan hệ kinh doanh.

Mặc dù Garching Innovation chỉ nhận được khoảng 120 công bố sáng chế mỗi năm, nhưng nó lại quản lý một danh mục hơn 650 bằng sáng chế đang có hiệu lực bảo hộ, ký kết khoảng 100 thỏa thuận li-xăng mỗi năm, và năm 2001 có thu nhập từ bản quyền khoảng 40 triệu Euro.

Các quy định quản lý việc khai thác các kết quả nghiên cứu được chính phủ liên bang tài trợ tại các TCNCC

Từ cuối những năm 1950 ở Đức có thơng lệ là chính phủ liên bang cấp kinh phí cho nghiên cứu dựa trên hợp đồng trực tiếp. Chính sách ban đầu liên quan đến các kết quả nghiên cứu là những gì mà người đóng thuế phải trả thì tất cả mọi người đều có thể sử dụng nó. Mặc dù các TCNCC ở Đức nói chung có quyền địi sở hữu đối với kết quả nghiên cứu của mình được tạo ra trong quá trình nghiên cứu do chính phủ liên bang tài trợ, nhưng họ hiếm khi làm điều đó vì họ phải chuyển giao li- xăng phi độc quyền và đồng sở hữu trí tuệ với chính phủ.

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy thương mại hóa của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)