của mình nữa.
3.2.5. Tác động của hoạt động sáng chế đến sự nghiệp của nhà nghiên cứu nghiên cứu
Các TCNCC sử dụng các biện pháp khuyến khích khác ngoài tiền bản quyền sáng chế để thưởng cho sự đóng góp của các nhà nghiên cứu. Các TCNCC ngày càng chú trọng bao gồm các hoạt động cấp bằng sáng chế, cấp phép li-xăng hay các công ty phái sinh vào trong tiêu chuẩn về thăng tiến sự nghiệp để khuyến khích các nhà nghiên cứu. Khảo sát của OECD cho thấy, chính sách nhân sự tại các TCNCC, trong đó có các tiêu chuẩn tuyển dụng, đều lấy các hoạt động SHTT của các ứng viên và các nhà nghiên cứu ra để cân nhắc, phổ biến ở Đan Mạch, Đức và Nhật Bản, nhưng không phổ biến ở Nauy hay Hàn Quốc. Tại Đức, Italy và Nhật Bản, các hoạt động SHTT của các nhà nghiên cứu được đưa vào cân nhắc khi tuyển dụng, đề bạt và tăng lương. Đan Mạch cũng cân nhắc các hoạt động SHTT trong các quyết định tuyển dụng và bổ nhiệm vào hội đồng khoa học. Ở cấp TCNCC, các hoạt động cấp phép li-xăng có tác động lớn hơn đến mức lương và tiền công hơn so với các triển vọng sự nghiệp/chức vụ. Tại Đức và Hà Lan, ảnh hưởng của việc cấp phép li- xăng đến tiền lương/tiền công lớn hơn so với ảnh hưởng của chính hoạt động sáng chế. Tại Hàn Quốc, mặc dù khơng có các tiêu chuẩn về SHTT trong các chính sách nhân sự, hoạt động sáng chế vẫn có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các triển vọng sự nghiệp/chức vụ, có lẽ là do thực tế là nghiên cứu cơng nói chung được ứng dụng nhiều hơn ở Hàn Quốc. Tại Nhật Bản, ảnh hưởng của SHTT thầm lặng hơn. Trong khi các kết quả sơ bộ cho thấy có ảnh hưởng tích cực đến tuyển dụng và sự nghiệp của các nhà nghiên cứu và ảnh hưởng mạnh đến thu nhập.