Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố nội tại tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 33)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1 : Nguồn vốn huy động tại Sacombank giai đoạn 2002 – 2014

Đơn vị tính: triệu đồng, % Năm Nguồn vốn huy động Tốc độ tăng Năm Nguồn vốn huy động Tốc độ tăng 2002 3.735.666 2009 87.608.151 61,37% 2003 5.962.147 59,60% 2010 124.424.879 42,02% 2004 9.176.327 53,91% 2011 110.246.228 -11,40% 2005 12.089.734 31,75% 2012 124.510.873 12,94% 2006 21.231.020 75,61% 2013 140.770.364 13,06% 2007 54.941.593 158,78% 2014 167.898.410 19,27% 2008 54.290.700 -1,18%

( Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank giai đoạn 2002 – 2014) Nguồn vốn huy động được tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Năm 2002 từ 3.736 tỷ đồng tăng lên mức 21.231 tỷ đồng năm 2006. Do lạm phát tăng cao năm 2007, lãi suất huy động tăng nên nguồn vốn huy động được tăng đột biến lên 54.942 tỷ đồng (tăng 158,78% so với năm 2006). Sau đó khi lãi suất dần hạ nhiệt, năm 2008 mức huy động này giảm nhẹ 1,18% so với 2007. Đặc biệt là năm 2009, nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng và sự nỗ lực của Sacombank, nguồn vốn huy động đạt mức

124.425 tỷ đồng (tăng 42.02%) so với năm 2009. Giai đoạn từ 2011 – 2014, Sacombank có các chương trình thúc đẩy kinh doanh nhắm đến các đối tượng khách hàng đa dạng, nên mức huy động tăng đều qua các năm đạt mức cao nhất 167.898 tỷ đồng trong năm 2014 (tăng 27.128 tỷ đồng, tăng 19,27% so với năm 2013). Trong đó, nguồn vốn tổ chức kinh tế và dân cư đạt 131.928 tỷ đồng, tăng 17.065 tỷ đồng (tăng 14,9%) so với năm 2013 (nếu loại trừ trái phiếu thì huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 20%), giúp ngân hàng không phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường 2, thiết lập được hệ khách hàng ổn định lâu dài làm nền tảng tốt để thực hiện mục tiêu bán lẻ, đa năng.

Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2 : Dư nợ cho vay tại Sacombank giai đoạn 2002 – 2014

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Năm Dư nợ cho vay Tốc độ

tăng Năm Dư nợ cho vay

Tốc độ tăng 2002 3.256.353 2009 59.141.486 70,16% 2003 4.698.264 44,28% 2010 81.664.198 38,08% 2004 5.958.444 26,82% 2011 79.726.547 -2,37% 2005 8.379.335 40,63% 2012 94.887.815 19,02% 2006 14.312.895 70,81% 2013 106.534.307 12,27% 2007 35.200.575 145,94% 2014 123.269.462 15,71% 2008 34.757.119 -1,26%

( Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank giai đoạn 2002 – 2014) Dư nợ cho vay của Sacombank tăng đều qua các năm. Đến ngày 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay là 123.269 tỷ đồng, tăng 15,71% so với năm 2013. So với tốc độ toàn ngành là 12,5% thì các chỉ số trên phản ánh sự nỗ lực lớn của Sacombank. Trong đó, cho vay bằng VND chiếm ưu thế về quy mô là 102.071 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng cao (tăng 20,1%); Cho vay khách hàng cá nhân phát triển vượt bậc, đạt 42.633 tỷ đồng (tăng 31,2%), tăng tỷ trọng từ 35% lên 40,1%; Cho vay tiêu dùng đạt 19.344 tỷ đồng, chiếm 63,8% tổng cho vay phi sản xuất. Định hướng cho vay phân tán đã giúp Sacombank duy trì được biên độ lãi hợp lý trong điều kiện lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động.

Nợ quá hạn và nợ xấu đến 31/12/2014 lần lượt là 2.328 tỷ đồng và 1.594 tỷ đồng, giảm khá nhiều so với đầu năm (tương ứng giảm 33 tỷ đồng và 357 tỷ đồng). Đạt được kết quả này là do Sacombank đã thực hiện nhiều biện pháp triệt để như tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý tài sản cấn trừ nợ, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, song hành với khách hàng, cùng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, áp dụng chính sách khen thưởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn. Kết quả nợ quá hạn và nợ xấu lần lượt chiếm tỷ lệ 2,11% và 1,44%.

Bảng 2.3: Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tại Sacombank giai đoạn 2002- 2014

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Năm hoạt động dịchLãi thuần từ vụ Tốc độ tăng trưởng Năm Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ Tốc độ tăng trưởng 2002 18.057 2009 1.036.192 84% 2003 31.474 74% 2010 1.142.758 10% 2004 51.301 63% 2011 1.041.395 -9% 2005 71.026 38% 2012 686.489 -34% 2006 119.665 68% 2013 867.483 26% 2007 193.398 62% 2014 828.161 -5% 2008 562.349 191%

( Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank giai đoạn 2002 – 2014) Hoạt động dịch vụ cũng đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng như thu nhập từ hoạt động thanh toán,thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh, ngân quỹ… Hoạt động dịch vụ của Sacombank trong giai đoạn từ năm 2002 – 2007 chưa được ngân hàng chú trọng phát triển, cụ thể năm 2002 chỉ đạt 18.057 triệu đồng, năm 2007 là 193.398 triệu đồng. Nhưng bước sang giai đoạn từ năm 2008 – 2014, Sacombank phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ, trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Cụ thể năm 2008 là 562.349 triệu đồng tăng 191% so với năm 2007. Thời điểm phát triển đỉnh cao là những năm 2009, 2010, 2011 với lợi nhuận thu được lần lượt là 1.036.192 triệu đồng, 1.142.758 triệu đồng,

1.041.395 triệu đồng. Trong những năm gần đây 2012 – 2014, các ngân hàng khác ngày càng phát triển và có sự cạnh tranh mạnh mẽ với Sacombank về các hoạt động dịch vụ nên lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ cũng giảm nhẹ. Nhưng với lợi thế về mạng lưới hoạt động rộng khắp, uy tín thương hiệu trên thị trường chứng khốn, Sacombank đã dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ cho nền kinh tế Việt Nam với hơn 88 triệu dân, đây là hoạt động mang lại khoản lợi nhuận không nhỏ cho Sacombank trong tương lai.

2.2 Thực trạng khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

Biểu đồ 2.1 : Lợi nhuận sau thuế tại Sacombank giai đoạn 2002 – 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank giai đoạn 2002 – 2014) Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như để đánh giá sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán và chỉ ra triển vọng phát triển trong tương lai của ngân hàng đó. Những ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả sẽ gây ra những thua lỗ và nắm giữ những tài sản không thanh khoản, cuối cùng sẽ trở nên mất khả năng thanh tốn. Trong mơi trường cạnh tranh quốc tế, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng sinh lợi của mỗi ngân hàng là cách tốt nhất để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách bền vững. Hiểu rõ vấn đề này nên Sacombank ra sức phát triển hoạt động kinh doanh, tăng cường cung cấp các sản phẩm mới phục vụ cho khách hàng tổ chức cũng như khách hàng cá nhân nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Lợi nhuận của Sacombank tăng trưởng qua các năm. Nổi bật là có những bước tăng vọt ở năm 2007 là 1.398 tỷ đồng ( tăng 197.34% so với năm 2006). Nhưng năm 2008 do lạm phát cao nên mức lợi nhuận giảm xuống chỉ còn 955 tỷ đồng (giảm 31.7%). Năm 2009, tốc độ tăng trưởng đạt 74,97% từ 954,7 tỷ đồng lên 1.671 tỷ đồng, năm 2010 là 14,35%, năm 2011 là 4.48%. Tuy nhiên, năm 2012 lợi nhuận sụt giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây với mức sụt giảm gần 49,78% do sự giảm sút mạnh nguồn thu từ hoạt động cho vay, thu dịch vụ… Nhưng năm 2013 lợi nhuận của Sacombank lại có sự tăng đột biến 115,08% tương ứng 2.155.947 triệu đồng nhờ những hướng đi đúng, nhắm vào thị trường bán lẻ. Năm 2014 lợi nhuận vẫn trên đà

tăng trưởng 5,69%. Trong tương lai, các hoạt động dịch vụ của Sacombank sẽ ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

2.2.2Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Bảng 2.4: Lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản tại Sacombank giai đoạn 2002-2014

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Năm Lợi nhuận sauthuế Tốc độ tăng Tổng tài sản Tốc độ tăng

2002 53.878 4.296.451 2003 90.184 67,39% 7.304.443 70,01% 2004 151.160 67,61% 10.394.881 42,31% 2005 238.424 57,73% 14.454.338 39,05% 2006 470.129 97,18% 24.776.182 71,41% 2007 1.397.897 197,34% 64.572.875 160,62% 2008 954.753 -31,70% 68.438.567 5,99% 2009 1.670.559 74,97% 104.019.142 51,99% 2010 1.910.340 14,35% 152.386.933 46,50% 2011 1.995.857 4,48% 141.468.723 -7,16% 2012 1.002.370 -49,78% 152.118.531 7,53% 2013 2.155.947 115,08% 160.169.531 5,29% 2014 2.278.657 5,69% 188.677.578 17,80%

( Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank 2002-2014)

Biểu đồ 2.2: ROA tại Sacombank giai đoạn 2002 – 2014

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank 2002-2014)

Hiệu quả hoạt động của Sacombank thông qua chỉ tiêu ROA, có thể thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng diễn biến không ổn định. Chỉ tiêu này tăng vào các giai đoạn: 2003-2004, 2005-2007, 2008-2009, 2010-2011 do tốc độ tăng trưởng của lợi

nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và giảm vào các giai đoạn: 2005, 2008, 2012, 2013 do trong các năm này, tài sản tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận. Tuy nhiên, tính theo giai đoạn 2002-2007 thì ROA có xu hướng tăng trong khi từ giai đoạn 2008-2014 thì ROA diễn biến theo xu hướng giảm mạnh. ROA cao nhất là vào năm 2007 với 2,16% và thấp nhất là năm 2012 với 0,66%. Năm 2007 là năm kinh tế Việt Nam cực kì phát triển với mức tăng trưởng 8,48%, thị trường chứng khốn phát triển sơi động, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhờ đó mà phát triển theo, vì vậy, lợi nhuận của Sacombank rất khả quan với mức tăng gần 200% trong khi tài sản chỉ tăng 160,62% dẫn đến ROA trong năm này đạt giá trị rất lớn.

Năm 2012, 2013 và 2014 là những năm mà ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề của nợ xấu. hệ quả của suy thoái kinh tế giai đoạn 2008-2011, lợi nhuận ngân hàng thấp dẫn đến tỷ số ROA đạt mức thấp nhất trong 12 năm trở lại đây.

Nhìn chung ROA của Sacombank trong giai đoạn 2008-2011 là khá tốt nhưng có xu hướng đi xuống trong năm 2012-2014

2.2.3Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Bảng 2.5: Lợi nhuận sau thuế và tổng vốn chủ sở hữu tại Sacombank giai đoạn 2002-2014

Đơn vị tính: %

Năm Lợi nhuận sau

thuế Tốc độ tăng Tổng vốn chủ sở hữu Tốc độ tăng 2002 53.878 351.862 2003 90.184 67,39% 644.948 83,30% 2004 151.160 67,61% 964.940 49,62% 2005 238.424 57,73% 1.250.948 29,64% 2006 470.129 97,18% 2.870.346 129,45% 2007 1.397.897 197,34% 7.349.659 156,05% 2008 954.753 -31,70% 7.758.624 5,56% 2009 1.670.559 74,97% 10.546.760 35,94% 2010 1.910.340 14,35% 14.018.317 32,92% 2011 1.995.857 4,48% 14.546.883 3,77% 2012 1.002.370 -49,78% 13.698.739 -5,83% 2013 2.155.947 115,08% 16.703.075 21,93% 2014 2.278.657 5,69% 17.804.378 6,59%

Biểu đồ 2.3 : ROE tại Sacombank giai đoạn 2002 – 2014

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank 2002-2014)

Giai đoạn từ năm 2002 – 2007, ngoài sự giảm xuống của năm 2006 thì ROE có xu hướng tăng. ROE lần lượt cho từng năm là 15,31%, 13,98%, 15,67%, 19,06%, 16,38%, 19,02%. ROE tăng trong giai đoạn 2002 – 2007 nguyên nhân là do hiệu suất sử dụng tài sản tăng trong giai đoạn này. Nguồn vốn huy động được ngân hàng tăng cường cho vay, mở rộng mạng lưới, đầu tư cơ sở vật chất và các hoạt động đầu tư. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng nổi bật vào năm 2007 trên 1000 tỷ đồng. Các tỷ số chi phí hoạt động cũng được kiểm sốt tốt hơn, hiệu suất sử dụng tài sản cũng tăng.

Giai đoạn từ năm 2008 – 2014 ngoài sự tăng đột biến vào năm 2013 thì trong giai đoạn từ 2008 – 2012 ROE có xu hướng giảm. ROE năm 2009 là 15,84% xuống còn 7,32% năm 2012. Nguyên nhân là do huy động được nhiều nguồn vốn nhưng cho vay lại ít, chi phí hoạt động cao, dẫn đến lợi nhuận sau thuế thấp. Hiệu suất sử dụng tài sản giảm. Trong năm 2013, Sacombank đã dần khắc phục được những yếu kém và tăng được ROE lên 12,91% và giữ tương đối ổn định trong năm 2014 là 12,8%. Đó là một dấu hiệu khởi sắc cho tình hình hoạt động của Sacombank trong thời gian tới.

2.2.4Thực trạng tỷ lệ thu nhập lãi thuần

Biểu đồ 2.4 : NIM tại Sacombank giai đoạn 2002 –

2014 Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank 2002-2014)

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Sacombank diễn biến không ổn định, về cơ bản là có xu hướng tăng trong giai đoạn 2003 – 2013. Nhưng xét cụ thể từng giai đoạn thì vẫn có những giai đoạn tỷ lệ này giảm mạnh như năm 2002 là 3,4% giảm xuống còn 2,3% trong năm 2003, năm 2006 là 2,7% giảm còn 1,7% trong năm 2008. Nguyên do là trong giai đoạn này lạm phát tăng cao, rủi ro tín dụng tăng cao làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn này. Nhưng bước sang giai đoạn từ 2009 – 2012, nền kinh tế được phục hồi, dư nợ tín dụng tăng, giảm tỷ lệ nợ xấu nên tỷ lệ thu nhập lãi thuần có xu hướng tăng mạnh, từ năm 2009 là 2,2% tăng lên 4.3% năm 2012, gần gấp đơi so với 4 năm trước đó. Sang năm 2014, tỷ lệ này có chiều hướng giảm nhẹ cịn 3,35% do suy thoái kinh tế.

2.3 Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

Biểu đồ 2.5: Vốn chủ sở hữu tại Sacombank giai đoạn 2002 – 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank 2002-2014)

Ngày 12/07/2006, Sacombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng, mã cổ phiếu là STB. Tháng 05/2009, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết tại HOSE, STB ln nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Chính vì vậy Sacombank đã lọt vào top một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ cao nhất tại Việt Nam. Sacombank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn từ 13.699 tỷ đồng lên 17.804 tỷ đồng (năm 2014) theo phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn đã được đại hội cổ đơng thơng qua từ năm 2012. Theo đó, Sacombank sẽ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 8%, nhằm tăng vốn thêm

3.000 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.6 : Tổng tài sản tại Sacombank giai đoạn 2002 – 2014

Đơn vị tính: triệu đồng, %

(Nguồn: báo cáo thường niên Sacombank 2002-2014)

Tổng tài sản của ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm trong đó tăng trưởng mạnh nhất là năm 2007. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của tài sản là 160,62%. Năm 2007 là thời kỳ kinh tế phát triển nên hoạt động ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ, các chỉ tiêu tài sản của Sacombank cũng tăng trưởng mạnh. Năm 2008 là năm mà nền kinh tế bắt đầu suy thoái nên tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản chỉ tăng trưởng nhẹ với mức tăng 5,99%, năm 2009, 2010 dù nền kinh tế vẫn khó khăn nhưng tổng tài sản của ngân hàng vẫn tăng trưởng ở mức khá ( 2009: 51,99%, 2010 : 46,5%). Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam rơi sâu vào suy thoái, hoạt động ngành ngân hàng khó khăn hơn, mơi trường kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro, Sacombank không đặt áp lực về các chỉ tiêu tăng trưởng. Tổng tài sản của Sacombank trong năm này bị giảm mất 7,16%. Tuy nhiên sang năm 2012 và 2013, tổng tài sản đã tăng trưởng trở lại với mức tăng 7,53% và 5,29%, đồng thời ngân hàng chủ trương tăng trưởng tài sản theo hướng bền vững và an toàn. Nhờ định hướng đúng đắn về sự phát triển nên năm 2014, tốc độ tăng trưởng tài sản là 17,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đơn vị tính: triệu đồng, % Năm Chi phí hoạt động Tốc độ tăng Hiệu quả quản lý Năm Chi phí hoạt động Tốc độ tăng Hiệu quả quản lý 2002 171.568 50,55% 2009 5.153.660 -15,99% 61,21% 2003 345.439 101,34% 60,39% 2010 8.621.338 67,29% 62,52% 2004 529.451 53,27% 66,71% 2011 13.068.592 51,58% 65,09% 2005 627.354 18,49% 55,35% 2012 11.155.146 -14,64% 61,10% 2006 1.016.549 62,04% 55,64% 2013 9.986.993 -10,47% 57,39% 2007 2.331.329 129,34% 63,35% 2014 8.984.944 -10,03% 52,52%

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố nội tại tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w