Nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố nội tại tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 60 - 62)

5. Kết cấu của luận văn

3.2 Giải pháp phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực ảnh hƣởng

3.2.1.1 Nâng cao chất lượng tín dụng

Ở từng các chi nhánh phải xây dựng được chiến lược và định hướng rõ ràng, có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện, đánh giá xem xét các giải pháp thực hiện và kết quả đem lại. Mở rộng tín dụng phải đi đơi với kiểm sốt chất lượng tín dụng. Trước khi cấp tín dụng phải được thẩm định, xem xét kỹ càng. Kiên quyết khơng tăng trưởng tín dụng vào những ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, khách hàng yếu kém. Có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các cá nhân làm trái quy tắc, đạo đức nghề nghiệp. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, quán triệt đạo đức nghề nghiệp đến các cán bộ tín dụng.

 Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định, quản lý khách hàng và kiểm soát sau

Kết quả thẩm định phải được đảm bảo kỹ, sát với thực tế về tình hình kinh doanh của khách hàng, tài chính…Phải xác minh thơng tin qua nhiều kênh khác nhau để đánh giá đúng, thật về khách hàng để đảm bảo quyết định tín dụng trên cơ sở khách hàng, hoạt động kinh doanh có thực, tài chính mạnh và có khả năng trả nợ.

Tăng cường cơng tác quản lý, kiểm tra thực tế khách hàng. Công việc này phải được thực hiện trước, trong và sau khi cấp tín dụng đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, trong tầm kiểm sốt của ngân hàng và tạo nguồn trả nợ khi đến hạn.

 Bám sát định hướng của Sacombank để tăng trưởng an toàn, hiệu quả.

Mở rộng thị phần, tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng truyền thơng, có uy tín, phát triển khách hàng mới có tình hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tài chính mạnh, đảm bảo nguyên tắc:

Đa dạng hóa danh mục khách hàng, ngành hàng, hạn chế tối đa tập trung rủi ro vào một khách hàng, ngành hàng. Phải chú trọng phân khúc khách hàng vừa và nhỏ,ngân hàng bán lẻ.

Theo sát các sản phẩm, chương trình tín dụng của Sacombank như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua nhà, mua xe…để triển khai hiệu quả, giữ vững khách hàng, thu hút thêm khách hàng mới tiềm năng, tăng cường bán chéo sản phẩm, tối đa hóa lợi ích tổng thể.

Tổng hợp các thơng tin khách hàng, thẩm định kỹ lưỡng trước khi thiết lập quan hệ tín dụng, khơng mở rộng quan hệ với các khách hàng yếu kém, có quan hệ vay vốn với nhiểu TCTD khó quản lý nguồn thu.

Thường xuyên cấu trúc lại danh mục khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Kiên quyết cơ cấu lại,

chấm dứt quan hệ tín dụng, thu hồi sớm mọi nghĩa vụ trước khi khách hàng đỗ vỡ, phát sinh nợ xấu.

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố nội tại tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 60 - 62)