Nghề nghiệp của chủ hộ

Một phần của tài liệu Phân tích tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức tại huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 46 - 50)

Nguồn: tính tốn từ số liệu tự khảo sát thực tế năm 2014

4.3.5. Nhân khẩu và số người trong độ tuổi lao động:

Do tập quán của hộ gia đình của Việt Nam, phần lớn họ sống theo một gia đình đa thế hệ (ông bà-cha mẹ-con cháu) nên số nhân khẩu trong một gia đình thường khá đơng, điều này cũng cho thấy tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình cũng khá lớn từ đó tạo ra nhiều gánh nặng về kinh tế cho những người còn sức khỏe lao động. Kết quả khảo sát tại Bảng 3 cho thấy số nhân khẩu bình quân của một hộ gia đình là 4,2 người (dao động từ 4 đến 5 người), hộ có nhiều nhân khẩu nhất là 8 người, hộ có nhân khẩu ít nhất là 2 người; số người trong độ tuồi lao động bình quân là 3,4 người, số người trong độ tuổi lao động cao nhất trong một hộ gia đình là 7 người, thấp nhất là 1 người; tỷ lệ người phụ thuộc là 19%, tỷ lệ người phụ thuộc cao nhất là 67%.

Bảng 4.3. Đặc điểm nhân khẩu của chủ hộ

STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Nhỏ nhất Cao nhất

1 Nhân khẩu Người 4,2 2 8

2 Số người lao động Người 3,3 1 6

3 Tỷ lệ người phụ thuộc % 22 0 67

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2014

4.3.6. Đặc điểm về vốn của chủ hộ:

Trình độ học vấn và quan hệ xã hội là nguồn vốn tinh thần được tích lũy dần theo năm tháng trong mỗi người. Trong quan hệ tính dụng, khi chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận với các thủ tục về vay vốn dễ dàng hơn nên khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức càng dễ hơn. Bên cạnh đó, khi chủ hộ hoặc người thân trong gia đình có quan hệ xã hội rộng, quen biết nhiều thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cũng sẽ cao hơn các hộ khác.

Do đặc điểm ở khu vực nông thôn thuộc Đồng Bằng Sông Cữu Long được thiên ưu đãi và người dân sống chủ yếu vào nơng nghiệp nên trình độ học vấn tương đối thấp, qua kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của hộ dân phổ biến ở cấp tiểu học (41%) và phổ thông cơ sở (39%). Tuy tỷ lệ mù chữ của chủ hộ khơng cao (2%) nhưng trình độ cao đẳng, đại học cũng không lớn, chỉ chiếm tỷ lệ 6% trong 150 hộ được phỏng vấn.

Về chỉ tiêu quan hệ xã hội, qua khảo sát có đến 69% có mối quan hệ xã hội, chỉ có 31% hộ khơng có mối quan hệ xã hội. Điều này cho thấy, xã hội càng phát triển thì mối quan hệ trong xã hội càng phổ biến hơn.

Bảng 4.4. Thống kê về trình độ học vấn và quan hệ xã hộiSTT Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) STT Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) 1 Trình độ học vấn Mù chữ 3 2 Tiểu học 62 41 Phổ thông cơ sở 58 39 Trung học phổ thông 18 12 Cao đẳng/đại học 9 6 Tổng cộng 150 100 2 Quan hệ xã hội Có quan hệ xã hội 103 69

Khơng có quan hệ xã hội 47 31

Tổng cộng 150 100

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2014

Các chỉ tiêu thể hiện mức sống và sự giàu có của chủ hộ là chỉ tiêu thu nhập và giá trị tài sản. Khi một tổ chức tín dụng xem xét để ra quyết định cho một hộ vay vốn thì chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của chủ hộ chính là thu nhập bình qn của hộ đó. Đồng thời, để bảo tồn khoản vốn cho vay thì chỉ tiêu giá trị tài sản là điều kiện cần thiết để các tổ chức tín dụng giải ngân cho những hộ có tài sản thế chấp vay vốn.

Qua khảo sát cho thấy, thu nhập bình quân một tháng của mỗi hộ là 11,2 triệu đồng/hộ/tháng, thu nhập thấp nhất 3 triệu đồng/hộ/tháng và thu nhập cao nhất 25 triệu đồng/hộ/tháng. Tổng giá trị tài sản của những hộ được khảo sát cũng tương đối lớn, với tổng giá trị tài sản bình quân của một hộ 680 triệu đồng. Tuy nhiên, giá trị tài sản của những hộ dân khơng đều, người thì có giá trì tài sản q cao: 1.700 triệu đồng và người có tài sản quá thấp: 50 triệu đồng.

Bảng 4.5. Thống kê về thu nhập và giá trị tài sản

STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Nhỏ nhất Cao nhất

1 Thu nhập Triệu

đồng/hộ/tháng

11,6 3 25

2 Tổng giá trị tài sản Triệu đồng 731 50 1.700

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2014

4.3.7. Đặc điểm về vị trí địa lý của chủ hộ:

Theo kết quả khảo sát, thời gian sống tại địa phương của mỗi hộ là dao động phổ biến từ 37 năm đến 38 năm. Điều này cho thấy ít có sự di cư ở nông thôn, đa số những hộ được phỏng vấn là người bản xứ, khơng có sự di chuyển từ nơi khác đến. Thời gian sống tại địa phương của hộ thấp nhất là 5 năm và cao nhất là 65 năm. Về khoảng cách từ nơi sở đến trung tâm huyện bình quân là 9 km, khoảng cách thấp nhất là 2 km và cao nhất 18 km.

Bảng 4.6. Thống kê về thời gian sống tại địa

phương và khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm huyện.

STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Nhỏ nhất Cao nhất

1 Thời gian số tại địa phương Năm 37,8 5 65

2 Khoảng cách từ nơi ở đến TT huyện Km 9 2 18

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2014

4.3.8. Khả năng tiếp cận tín dụng:

Trong 150 mẫu được khảo sát thì có tới 42 hộ bị hạn chế tính dụng (khơng được vay hoặc vay ít hơn so với đề nghị vay), chiếm tỷ lệ 28% và những mẫu khơng bị hạn chế tín dụng 108 hộ, chiếm tỷ lệ 72%. Trong số những hộ bị hạn chế tín dụng thì có 13 hộ khơng được vay và 29 hộ được vay ít hơn so với nhu cầu vay.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức tại huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 46 - 50)

w