Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan:

Một phần của tài liệu Phân tích tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức tại huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 25)

CHƯƠNG II TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan:

Nguyễn Văn Hoàng (2013) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng từng phần của hộ gia đình ở khu vực nơng thơn trên địa bàn 12 tỉnh của Việt Nam, gồm: Hà Tây, Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Phú Thọ, Quảng Nam, Long An, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lào Cai, Điện Biên và Lai Châu. Bằng cách sử dụng mơ hình hai bước của Heckman và bộ số liệu Điều tra Khả năng Tiếp cận Nguồn lực ở Nông thơn Việt Nam (VARHS 2008) Nguyễn Văn Hồng (2013) đã chỉ ra rằng những hộ gia đình có những đặc điểm như: dân tộc kinh, quy mơ hộ gia đình lớn, có giá trị đất cao, nắm giữ vị trí xã hội (ít nhất một thành viên trong gia đình làm việc cho chính phủ, và chính quyền địa phương) sẽ có cơ hội tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn, trong khi đó, những hộ gia đình có tỷ lệ người phụ thuộc cao và người lớn tuổi có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tiếp cận tín dụng.

Lê Anh Thư (2012) khi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền vay mượn của các hộ gia đình từ các nguồn khơng chính thức ở khu vực nông thôn với bộ dữ liệu Khảo Sát Mức Sống Hộ Gia Đình Việt Nam năm 2008 (VHLSS 2008) đã tìm ra một số yếu tố tác động mạnh đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình như chi tiêu hộ gia đình, tài sản hộ gia đình và số lượng người lao động, trong đó có giới tính của chủ hộ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tiếp cận tín dụng. Đồng thời, Lê Anh Thư (2012) cũng chỉ ra rằng nguồn vay khơng chính thức xuất hiện hầu như trong các hoạt động của hộ gia đình để chi cho tiêu dùng và sản xuất, họ vẫn dựa vào mối quan hệ của bạn bè và người thân để vay vốn chứ khơng hồn tồn tận dụng được các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức và các nguồn khác.

Vương Quốc Duy (2007) nghiên cứu đề tài tác động của vốn vay cho người nghèo đến các nông hộ nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam bằng cách sử dụng bộ số liệu của VHLSS năm 2004 với 1430 mẫu quan sát và mơ hình phân tích

Logit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn và phương pháp kết hợp Kernel để tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm vay và khơng vay. Kết quả đã cho thấy sự khác biệt trong thu nhập, chi tiêu, và tổng giá trị tài sản của các hộ vay lớn hơn các hộ không vay.

Huỳnh Trung Thời (2011) đã đề cập đến đề tài các yếu tố quyết định đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của nơng hộ ở tỉnh An Giang. Đề tài đã sử dụng mơ hình Tobit cùng với phần mềm STATA để phân tích và chỉ ra rằng các yếu tố như giới tính, trình độ học vấn, địa vị xã hội của chủ hộ hay thành viên trong hộ và thu nhập có ý nghĩa quyết định đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của nơng hộ.

Một đề tài nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Thanh Lâm (2011) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang cũng chỉ ra rằng các yếu tố như số tổ chức tín dụng, số lần vay, chi phí vay, mục đích vay, tài sản khác, điện thoại, khoảng cách huyện, thu nhập, nghề nghiệp, và học vấn có ý nghĩa quyết định đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của nơng hộ.

Nguyễn Văn Ngân (2004) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức và phi chính thức của nơng hộ ở nơng thơn huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ đã chỉ ra rằng lượng vốn vay chính thức của nơng hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng diện tích đất của hộ, vị trí xã hội của chủ hộ và chi tiêu trung bình một năm của hộ.

Âu Vi Đức (2008) đã nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo ở tỉnh Hậu Giang bằng cách sử dụng mơ hình phân tích Logit và Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và quy mô vốn vay của hộ nghèo. Kết quả cho thấy giấy đỏ (bằng khoán đất), tổng giá trị tài sản và chi tiêu của hộ là những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và quy mơ vốn tín dụng của hộ nghèo.

Barslund và Tarp (2003) sử dụng thông tin từ 932 nông hộ được khảo sát năm 2003 ở 4 tỉnh (Long An, Quảng Nam, Hà Tây và Phú Thọ) và dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình ở Việt Nam (VHLSS, 2002) để nghiên cứu các yếu tố quyết định nhu

cầu và giới hạn tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức của nông hộ. Qua kết quả nghiên cứu theo phương pháp hồi quy Probit cho biết các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tín dụng của nơng hộ có nhu cầu tín dụng. Qua đó, xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tín dụng chính thức như: Tổng diện tích sử dụng đất, số người trong độ tuổi lao động, quan hệ xã hội có tác động tỷ lệ thuận với nhu cầu tín dụng của nơng hộ, trong khi đó tổng giá trị tài sản thì có tác động nghịch với nhu cầu tín dụng của nơng hộ. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng nơng hộ bị giới hạn tín dụng tồn phần (đơn xin vay bị từ chối) cho biết các yếu tố ảnh hưởng quan trọng: trình độ học vấn và tỷ lệ diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng có tác động nghịch, trong khi số lần sử dụng tín dụng khơng có khả năng thanh tốn có tác động thuận. Chủ hộ là nữ giới bị giới có khả năng giới hạn tín dụng thấp hơn nam giới.

Bằng cách sử khung phân tích kinh tế lượng để phân tích chế độ phân phối vốn vay, Zeller (1994) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định đến chế độ phân phối tín dụng ở những người cho vay khơng chính thức và những tổ chức cho vay chính thức ở Madagascar. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những tổ chức cho vay chính thức lựa chọn và sử dụng các thông tin về khả năng trả nợ của những người xin vay vốn tương tự như những người cho vay khơng chính thức. Đất đai là tiêu chuẩn của việc phân phối tiền vay, tiêu chuẩn này đóng vai trị quan trọng như nhau đối với những người cho vay khơng chính thức và những tổ chức cho vay chính thức. Những người cho vay khơng chính thức và các tổ chức chính thức đều dựa vào các thơng tin như sự giàu có, số nợ hiện tại và thu nhập trong tương lai của người xin vay. Sử dụng tỷ số về đòn bẩy (là tỷ số giữa số nợ hiện tại trên tổng thu nhập) thì có ý nghĩa trong việc xác định chế độ phân phối tiền vay hơn là sử dụng tài sản đem thế chấp là đất đai để xác định các yếu tố quyết định trả nợ vay trong việc tiếp cận một cách trực tiếp các nguồn vốn vay chính thức giữa những cá nhân vay vốn và ngân hàng (Zeller, 1994).

Diagne (1999) sử dụng khái niệm giới hạn tín dụng để chỉ ra các yếu tố quyết định đến việc tiếp cận và tham gia của nơng hộ vào thị trường tín dụng chính thức và

khơng chính thức ở Malawi. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 03 yếu tố trong việc tiếp cận tín dụng: (1) có tồn tại tín dụng bắt buộc ở Malawi, (2) thành phần tạo nên các tài sản của nông hộ trong việc xác định các yếu tố tiếp cận thị trường tín dụng chính thức thì quan trọng hơn nhiều so với tổng giá trị tài sản hay tổng diện tích đất của nơng hộ, (3) những biến dummy (biến giả) về sự đạt được của các chương trình cụ thể khơng được ai quan sát là những nhân tố có ý nghĩ nhất ảnh hưởng đến quyết định tham gia các chương trình tín dụng của nơng hộ. Các chương trình cụ thể khơng được ai quan sát bao gồm cung cấp những loại nợ và giới hạn trong sử dụng của họ, giống như các chương trình cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội.

Duong và Izumida (2002) sử dụng kinh tế lượng vi mơ để phân tích đề tài nghiên cứu về sự tham gia của nơng hộ ở thị trường tín dụng nơng thơn tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tổng diện tích đất và tổng giá trị vật ni là yếu tố quyết định việc vay mượn của nông hộ từ khu vực cho vay chính thức. Uy tín của người đi vay phụ thuộc vào tỷ số của tất cả những người trong gia đình và số lượng vốn xin vay của nơng hộ được xem là yếu tố nhận biết quan trọng trong việc phân phối tiền vay của ngân hàng.

Bằng cách phân tích dữ liệu bảng chéo từ hai cuộc khảo sát nông hộ thực hiện trong 2 năm của giai đoạn 1992-1993 và và giai đoạn 1997-1998, Quach Manh Hao (2005) chỉ ra rằng tuổi của chủ hộ, quy mô hộ, sở hữu đất đai, tiết kiệm là những nhân tố ảnh hưởng đến việc vay mượn của nơng hộ.

Khả năng tiếp cận vốn tín dụng làm giảm việc cho vay nặng lãi và giảm hiện tượng bán “non” (bán sản phẩm trước khi thu hoạch); bán các tài sản như đất đai, gia súc, giống, và các tài sản sinh lợi khác với giá thấp để trả nợ. Mặc dù nhu cầu đối với các khoản cho vay tiêu dùng khơng chính thức với lãi suất cao là khá phổ biến ở khu vực nông thơn nhưng một điều ít được biết là hộ nơng dân nghèo lại thường đồng ý chấp nhận trả chi phí cao để có cơ hội tiếp cận nguồn vốn khơng chính thức.

2.4.Bảng tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm liên quan:

Tác giả, năm nghiên cứuMơ hình Đề tài nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng

Lê Văn Hoàng (2013) Heckman hai bước và bộ số liệu VARHS 2008 Nhân tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng từng phần của hộ ở nông thôn

Độ tuổi, dân tộc, sồ nhân khẩu, địa vị xã hội, giá trị đất, tỷ lệ người phụ thuộc

Lê Anh Thư (2012) Heckman hai bước và bộ số liệu VHLSS 2008 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng phi chính thức của nơng hộ ở nơng thơn

Giới tính, số lượng lao động, chi tiêu, giá trị tài sản

Huỳnh Trung Thời (2011)

Logit nhị phân và Hồi quy đa

biến OLS Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ ở An Giang Nghề nghiệp, trình độ học vấn, giá trị tài sản, diện tích đất ở, quan hệ xã hội, thu nhập, mục đích vay vốn Nguyễn Thị Thanh Lâm (2011) Đơn vị xác suất Probit và Hồi quy kiểm duyệt Tobit Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo ở Hậu Giang Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, địa vị xã hội, thu nhập, giá trị tài sản Vương Quốc Duy (2008) Logit và bộ số liệu VHLSS 2004 Tác động của vốn vay dành cho hộ nghèo đến các nông hộ nghèo ở ĐBSCL

Thu nhập, chi tiêu, tổng giá trị tài sản Âu Vi Đức (2008) Logit và Hồi quy kiểm duyệt Tobit Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo ở tỉnh Hậu Giang

Bằng khoán đất, tổng giá trị tài sản, chi tiêu

Barslund & Tarp (2003) Probit và bộ số liệu VHLSS 2002 Các yếu tố quyết định đến nhu cầu và giới hạn tín dụng chính thức và phi chính thức của nơng hộ Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số người lao động, tổng giá trị tài sản, quan hệ xã hội, số lần vay

CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.Nguồn dữ liệu nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ dân ở nơng thơn tại huyện Gị Quao thuộc tỉnh Kiên Giang dược nghiên cứu từ các dữ liệu thứ cấp của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và số liệu sơ cấp tự thu thập thông qua bản câu hỏi phỏng vấn trực tiếp từng hộ dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn của 03 xã: Định Hòa, Định An và Vĩnh Hòa Hưng Nam thuộc huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

3.2.Vấn đề chọn mẫu:

Trong thống kê, kích thước mẫu thường rất quan trọng để đánh giá, kết luận chính xác về vấn đề nghiên cứu. Nếu kích thước mẫu nó quá nhỏ khi phân tích sẽ khơng mang lại kết quả đúng và thường có vấn đề khi nghiên cứu. Mặt khác, nếu kích thước mẫu quá lớn sẽ dẫn đến lãng phí tiền bạc và thời gian. Vì vậy, chọn một cỡ mẫu thích hợp đảm bảo tính phổ biến, khách quan và đủ độ lớn để có thể đánh giá chính xác về kết quả nghiên cứu là rất quan trọng.

Một số nhà nghiên cứu theo một công thức thống kê đã đưa ra nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau. Tuy nhiên, đối với bài nghiên cứu này dựa trên dân số trung bình trên địa bàn huyện Gị Quao được thống kê trong năm 2014 và khung tính tốn mẫu của Công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ đã đăng tải tại trang web:

http://www.resolutionresearch.com/results-calculate.html để xác định cỡ mẫu nghiên cứu cho phù hợp.

Với dân số trung bình của huyện Gị Quao năm 2014: 138.376 người, cùng với độ tin cậy 95% và khoảng tin cậy từ ±8 đến ±10 thì kích thức mẫu dao động từ 96 quan sát đến 150 quan sát.

Sample Size Calculator Sample Size Calculator Confidence 95% Confidence 95% Level: Level: 99% 99% +/-1 +/-1 Confidence Interval: Confidence +/-Interval: +/-3 3 +/-5 +/-8 +/-10 +/-8 +/-10 Population: 138376 Population: 138376 Sample

to survey: size 150 Sampleto survey: size 96

Hình 3.1. Tính tốn mẫu cần điều tra khảo sát

Nguồn: http://www.resolutionresearch.com/results-calculate.html. 5

Được vay như đề nghị (108 quan sát)

Không yêu cầu vay

do tự nhận thấy thiếu điều kiện (0 quan sát)Yêu cầu vay (150 quan sát)

Được vay ít hơn đề nghị (29 quan sát) Bị từ chối (13quan sát)

Khơng hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng (108 quan sát) Bị hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng

(42 quan sát)

Kết quả khảo sát phỏng vấn trực tiếp những hộ dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn huyện Gò Quao để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ dân ở nơng thơn: 150 quan sát, bao gồm:

Hộ có nhu cầu vay (150 quan sát)

Hình 3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2014

3.3.Khung phân tích:

3.3.1. Nhu cầu tín dụng và q trình tiếp cận tín dụng của hộ:

Khi một hộ gia đình có nhu cầu về vốn sẽ có thể lựa chọn một trong hai quyết định: vay vốn từ các tổ chức cung ứng vốn (tổ chức tín dụng chính thức và phi chính thức) hoặc khơng vay vốn (vì đã có sẵn nguồn vốn hay họ tự nhận thấy rằng mình khơng đủ điều kiện để được vay vốn). Khi yêu cầu vay vốn, hộ gia đình có thể được

Khơng có nhu cầu vay

Không yêu

cầu vay do tự nhận thấy thiếu điều kiện Yêu cầu vay Không yêu cầu vay

Bị từ chốiĐược vay ít hơn đề nghịĐược vay như đề nghị

Khơng hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng Bị hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng

vay vốn đúng bằng mức mà họ đã yêu cầu, khi đó, hộ gia đình đó được xem là khơng bị hạn chế về khả năng tiếp cận tín dụng. Nếu họ chỉ được vay một phần hoặc bị từ chối cho vay, họ được xem là bị hạn chế về khả năng tiếp cận tín dụng. Nếu hộ gia đình khơng có nhu cầu vay vốn thì tất yếu sẽ khơng có u cầu vay vốn, những hộ này cũng thuộc diện không hạn chế về khả năng tiếp cận tín dụng. Đối với những hộ gia đình có nhu cầu vay vốn nhưng không yêu cầu vay vốn do họ tự nhận thấy rằng mình không đủ điều kiện để được vay vốn điều này cũng cho thấy sự hạn chế về khả năng tiếp cận tín dụng. Trong bài viết này chỉ nghiên cứu nhánh (1): khảo sát những hộ có nhu câu vay vốn.

(1)

Có nhu cầu vay

Hình 3.3. Sơ đồ phân tích khả năng tiếp cận tín dụng

Hộ gia đình

1. Đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi Giới tính Dân tộc Nghề nghiệp Tỷ lệ người phụ thuộc 2.Đặcđiểmvề vốn: Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Phân tích tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức tại huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 25)

w