ĐÁNH GIÁ CHUNG VỂ THựC TRẠNG PHÁT TRIEN NGUỒN NHÂN

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguồn nhân lực (Trang 64 - 67)

Lực CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.1. Về thành tựu phát triển nguồn nhân lực chát luợng cao (đào tạo, sử dụng, thu hút)

Đà Nẩng có nguồn nhân lực dồi dào (nguồn lao động chiếm 58% dân số thành phố). Nguồn lao động này chủ yếu là trẻ, khỏe. Số lao động có chun mơn kỹ thuật chiếm gần một phần tư lực lượng lao động. Chi phí lao động ở

Đà Nẵhg thấp so với một số Thành phố khác trong cả nước. Đà Nẩng là một trong những tỉnh, thành phố trong cả nước có chỉ số phát triển giáo dục cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, tạo nền tảng thuận lợi và vững chắc. Để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống, Thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang tiến tới thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông trung học. Thành phố có 6 trường đại học, cao đẳng và 15 trường trung học chuyên nghiệp với hơn 93.745 sinh viên, hệ thống các trường này thực hiện chuyên ngành đào tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và sư phạm v.v...Ngồi ra, Đại học Đà nẩng cịn hợp tác với trường đại học của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như pháp, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, Newzealand... trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cũng như đưa sinh viên sang học tập tại các nước này.

Thành phố đã ban hành quyết định số 151/20040/QĐ-UB ngày 06 tháng 9 năm 2004 về việc phê duyệt dự án đào tạo bậc đại học tại các cơ sở trong và ngoài nước cho học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; ban hành đề án đào tạo 100 Tiến sỹ, thạc sỹ tại các cơ sở nước ngoài; Mặt khác, thành phố cũng có chủ trương hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm với mức 200.000 đồng/tháng/người lao động cho khóa đào tạo khơng q 3

tháng.Thành phố cũng đã tổ chức lễ ký kết 3 chương trình hợp tác về khoa học cơng nghệ và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 với đại học Đà nẩng và Học viện Chính trị Khu vực III đó là: Nghiên cứu ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển Thành phố Đà Nang; Hợp tác thực hiện chương trình phát triển cơng nghệ thơng tin; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH Thành phố.

Thành phố cũng đã xây dụng trung tâm cơng nghệ phần mềm với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vững mạnh, tiến đến phát triển ngành công nghiệp phần mềm thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố và khu vực miền trung. Nhờ vậy, lực lượng lao động

CNTT khơng ngừng phát triển. Đến nay đã có 476 cán bộ, chun viên có trình độ hên đại học, đại học và cao đẳng về CNTT đang công tác trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của thành phố (trong đó trên đại học 36 người, Đại học cao đẳng 440 người) và 209 cán bộ chun viên có trình độ đại học và cao đẳng CNTT công tác tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Ngồi ra thành phố cịn có khoảng 50 trung tâm dạy nghề thường xuyên cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về tin học, máy, cơ khí, điện-điện tử, kỹ thuật xây dựng v.v...Hàng năm các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật, trình độ tay nghề đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho Thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung.

2.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; qua phân tích thực trạng chúng ta thấy cịn nhiều vấn đề Thành phố Đà Nẩng phải tập trung giải quyết để phát triển và sử dụng NNL chất lượng cao có hiệu quả hơn:

Một là: Công tác giáo dục phổ thông được đầu tư đúng mức nên đã góp phần

đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, tuy nhiên công tác hướng nghiệp, định nghiệp chưa làm tốt; đã chú trọng tìm kênh gửi sinh viên đi đào tạo nước ngồi,

song số lượng người tốt nghiệp về nước cịn ít.Thành phố Đà nẵng đang thiếu một đội ngũ cán bộ khoa học và cơng nghệ có trình độ cao trong các ngành kinh tế chủ yếu.

Hai là: Trình độ nguồn nhân lực có trình độ đại học, THCN và CNKT đang mất

cân đối, đó là tỷ lệ cơng nhân kỹ thuật mới chỉ đạt 2,11 (trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển là 10); tỷ lệ THCN chỉ có 0,68 (trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển là 4). Mặt khác, nguồn nhân lực trình đọ cao phân bố mất cân đối thể hiện ở chổ tập trung ở các quận nội thành, cịn các huyện, quận ngoại ơ rất ít.

Ba là: Việc bố trí cán bộ có trình độ CMKT chưa hợp lý, khơng đúng chun

ngành, hầu hết làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước, khu vực sản xuất kinh doanh cịn q ít. Đà Nẵng vẫn cịn một vành đai nông nghiệp quan trọng nhưng nguồn nhân lực có trình độ CMKT trong lĩnh vực này chỉ chiếm 12%.

Bốn là: Cơ cấu lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên có sự mất cân đối giữa

các ngành đào tạo, nên tạo ra trường hợp thừa, thiếu giả tạo. Việc thu hút nhân tài cũng còn hạn chế, nhất là các nhà khoa học đầu ngành (trong năm 2006 chưa có tiến sỹ nào về Đà Nẵng).

Năm là: Tỷ lệ lao động có trình độ CMKT tăng lên, nhưng tỷ lệ lao động chưa

qua đào tạo vẫn cịn ở mức 64,8% trong đó nam là 55,2%. như vậy cũng chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH.

Sáu là: Việc phân bổ lực lượng lao động cho các nhóm ngành kinh tế quốc dân

theo xu hướng ngày càng hợp lý, tiến bộ đó là tỷ trọng ngành công nghiêp-Xây dưng và ngành dịch vụ đều tăng; nhóm ngành nơng- lâm- ngu nghiệp có giảm nhưng cịn chiếm tỷ lệ cao (23,18%).

Bảy là: Tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, người thất nghiệp của thành phố Đà Nẵng

có độ tuổi trung bình 26,5 tuổi, so với năm 2005 thì tuổi đời người thất nghiệp trẻ hơn(năm 2005 là 27,1 tuổi). Đây là vấn đề bức bách rất quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội nếu thành phố không quan tâm giải quyết đúng mức.

Từ những vấn đề nêu trên, đòi hỏi Thành phố Đà Nẩng phải có những giải pháp tích cực, hửu hiệu trong việc đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn NL chất lượng cao mới có thể thực hiện thành cơng q trình CNH, HĐH tiếp cận kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguồn nhân lực (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w