KHẮT QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐEN NGUỔN NHÂN Lực VÀ PHÁT TRIEN NGUổN NHÂN Lực CHAT LƯỢNG CAO Ở THÀNH

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguồn nhân lực (Trang 43 - 48)

NHÂN Lực VÀ PHÁT TRIEN NGUổN NHÂN Lực CHAT LƯỢNG CAO Ở THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ảnh huởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng được xác định là trung độ của đất nước, phía Bắc cách thủ đơ Hà Nội 764km, phía Nam cách thành phố Hổ Chí Minh 964km. Đà Nẵng tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam và biển Thái Bình Dương. Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,253 km2, chiếm 0,39% diện tích cả nước, có 5 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn) và 2 huyện (huyện Hòa Vang và huyện đảo Trường Sa). Nằm ở vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thơng quan trọng nối liền hai miền Bắc và Nam. Mặt khác thành phố Đà Nẵng cịn nằm trên trục giao thơng Bắc

nam về đường bộ (quốc lộ 1A), đường sắt, đường biển, đường hàng không. Quốc lộ 14B nối cảng Tiên Sa với các tỉnh Tây Nguyên và trong tương lai gân nối hệ thống đường xuyên Á qua Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan. Myanma. Là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Đông Bắc Á. Những năm tới khi thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực Asean thì vị trí địa lý của thành phố cảng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng Duyên Hải, Tây Nguyên, cả nước và với nước ngồi, là tiền đề quan trọng góp phần để các ngành kinh tế của thành phố phát triển, tạo lực để thành phố trở thành một trong những trung tâm phát triển của vùng trọng điểm miền Trung. Chính những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, tự nó là sự hấp dẫn NNL chất lượng cao trong cả nước về đây đồng thời cũng là điều kiện để phát triển NNL chất lượng cao nhờ giao lưu vối các luồng văn hóa trong nước và văn minh của nước ngoài.

Thành phố Đà Nang có vị trí quan trọng ở miền Trung Việt Nam. về mặt kinh tế, vị trí địa lý, mơi trường cảnh quan, khí hậu của Đà Nẵng đã tạo những thuận lợi rất quan trọng để mở rộng giao lưu kinh tế, phát triển nông nghiệp, CN, thương mại dịch vụ, và du lịch trong nước và quốc tế, phát triển nhanh các lĩnh vực của kinh tế- xã hội, tạo cho Đà Nẩng trở thành vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, là động lực cho cả khu vực phát triển. Như vậy với đặc điểm thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, thành phố Đà Nẵng có lợi thế so sánh rất lớn trong phát triển kinh tế, trong đó tác động và chi phối đến NNL, thể hiện:

- Do thuận lợi về vị trí địa lý, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông trên các phương tiện, thành phố Đà Nẵng là địa phương có tính thu hút cao đối với các nguồn nhân lực, nhất là nhân lực khoa học kỹ thuật, chuyên môn kỹ thuật cao, nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội Thành phố. Nếu biết khai thác và tận dụng thế manh này, Thành phố Đà Nang sẽ có nhiều cơ hội tập họp đội ngũ nhân lực tại chỗ mà chi phí đào tạo, tuyển chọn nhân lực ít bị tốn kém, tốn thời gian. Đó là lợi thế so sánh của Thành phố Đà Nẵng so với các địa phương khác.

- Tạo những điều kiện cơ bản để sử dụng có hiệu quả, hợp lý các nguồn lực. Ta có thể thấy Đà Nang có những lợi thế so sánh rất lớn so với các tỉnh thành miền Trung.

Cùng một hoạt động công nghiệp như nhau, nhưng do có những vị trí, điều kiện thuận lợi nhất định, tại Đà Nẩng các chi phí cho hoạt động thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thấp.

- Thành phố Đà Nẵng nằm trong hành lang Đông Tây và là cửa ngõ ra vào của cả vùng. Các tuyến đường bộ, cảng biển, các cơng trình phụ trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá, giao lưu kinh tế trong khu vực và với các nước trong khu vực Đông Bắc Á thông qua cảng biển Đà Nẵng.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đặt ra ván đề phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Thực tế kinh tế thành phố hàng năm đều tăng trưởng và phát triển nhanh, song chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngồi, trong đó có cơ sở để kết luận yếu tố bên ngồi là chính. Đó là sự thay đổi chính sách của nhà nước do ảnh hưởng tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Điều này được thể hiện trong biểu số liệu sau về giá trị sản xuất các ngành của thành phố dưới đây:

Biểu 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội giai đọan 2001-2005 của Thành phố Đà

Nẵng Tổng số Nông-lâm-thủy sản CN-xây dựng Dịch vụ GDP GDP GDP GDP 5.701.553 2.397.552 2.883.416 6.652.260 2.884.278 3.320.837 7.774.633 3.545.251 3.731.939 9.564.409 4.729.992 4.251.507 10.903.426 5.675.990 4.614.215

Qua biểu 2.1 ta thấy cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển tích cực theo hướng CNH-HĐH: tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tỷ trọng ngành dịch vụ giai đoạn đầu tăng nhanh mặc dù khơng đều nhưng có xu hướng ổn định trong thời kỳ sau. Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thành phố tăng lên qua các năm, với mức tăng bình quân hàng năm là 13%/năm. Tuy tổng sản

Đơn vị tính: triệu đồng

phẩm quốc nội tăng lên, song tốc độ tăng của các ngành là khác nhau, do đó dẫn đến sự thay đổi kết cấu của các ngành trong thành phố là khác nhau.

Xét về mặt tương đối, thì cơ cấu kinh tế trong GDP của Thành phố dịch chuyển theo hướng giảm tương đối tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản từ 7,38% năm 2001 xuống còn 5,62% năm 2005, và ngành thương mại dịch vụ từ 50,57% năm 2001 xuống 42,32% năm 2005, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp-Xây dựng từ 42,05% năm 2001 lên 52,06% năm 2004.

Xét về mặt tuyệt đối, thì cơ cấu kinh tế của tất cả các ngành trong thành phố đều tăng đáng kể. Ngành nông-lâm-ngư nghiệp tăng từ 420.585 triệu đồng năm 2001 lên 613.221 triệu đổng năm 2005 tức tăng 192.636 triệu đồng. Ngành Công nghiệp xây dựng tăng từ 2.397.552 triệu đồng năm 2001 lên 5.675.990 triệu đổng năm 2005 trong 5 năm ngành Công nghiệp-xây dựng Thành phố tăng 3.278.438 triệu đồng, gấp 2,37 lần so với năm 2001. Ngành dịch vụ tăng từ 2.883.416 triệu đồng năm 2001 lên 4.614.215 triệu đồng năm 2005 tức tăng 1.730.799 triệu đồng trong vịng 5 năm. Có thể nói, ở tất cả các ngành của thành phố đều có mức tăng trưởng khá về mặt tuyệt đối, đây là những thành tựu đáng kể của thành phố trong vòng 5 năm, nền kinh tế tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 13,2%/năm. Sự tăng trưởng cao nhất ở đây là ngành Công nghiệp rồi đến ngành dịch vụ và cuối cùng là ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Xu hướng này rất phù họp với xu hướng tiến bộ ngày nay xu hướng CNH - HĐH.

Như vậy ta thấy rằng, ngành Cơng nghiệp của Thành phố đóng một vai trị và vị trí quan trọng trong nền kinh tế thời kỳ CNH, HĐH, vì thế cần phải huy động mọi nguồn lực phục vụ cho ngành công nghiệp (như nhân lực, vật lực, tài chính...) để phục vụ ngành này.

So sánh cơ cấu kinh tế của Đà Nang với cả nước và 3 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phịng, Thành phố Hồ Chí Minh ta thấy rằng cơ cấu kinh tế Đà Nang đã dịch chuyển đạt được sự tiến bộ chung của cả nước. Để đạt tốc độ tăng trưởng và cơ cấu cao như vậy, Đà Nẩng đã phải huy động một lượng vốn đầu tư lớn và có chính sách, biện pháp phát triển cơng nghiệp đúng hướng. Tốc độ vốn đầu tư trung bình trong thời kì 2001-2005 là 15,3%/năm, tỷ lệ đầu tư phát triển trên địa bàn đạt khoảng 36% GDP.

các thành phố lớn khác năm 2005

Đơn vị tính: %, theo giá cố định năm 1994

Cơ cấu Đà Nẵng Cả nước Hải PhòngHà Nội TP.HCM

GDP chung 100 100 100 100 100

CN-XD 52,06 38,5 39,2 36,00 48,8

Nông nghiệp 5,62 21,4 2,6 12,6 1,9

Dịch vụ 42,32 40,1 58,2 51,4 49,9

Phân tích về mặt chính sách tác động của chính quyền địa phương ta thấy những năm qua tình hình kinh tế thành phố Đà Nang phát triển tương đối nhanh là nhờ có sự đóng góp của yếu tố chính sách. Đà Nẩng đã nắm bắt và phát huy được chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, nên đã huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước và đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, các cơng trình đầu tư trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đã đến lúc phát huy tác dụng làm tăng năng lực sản xuất và tiềm lực kinh tế, đội ngũ các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp và công nhân được đào tạo và đào tạo lại tăng về số lượng và chất lượng, quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng... nhờ đó huy động được các nguồn lực cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế cao của thành phố.

Tuy nhiên, như trên đã phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nang còn chưa ổn định, chưa thật sự tương xứng với vai trò của một thành phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Yếu tố chính sách thúc đẩy phát triển Cơng nghiệp ở đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu.

Mặt khác, nghiên cứu cơ cấu về lao động theo các ngành qua các năm của Thành phố Đà Nang được thể hiện qua các bảng dưới đây:

Biểu 2.3: Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành

Đơn vị tính: %

NămLực lượng lao động

Cơ cấn lao động theo ngành Nông-lâm-thuỷ sản CN-xây dựng Dịch vụ 2000 100 30,21 31,83 37,96 2001 100 24,71 35,02 40,27 2002 100 27,89 34,05 37,61 2003 100 25,82 38,91 35,28 2004 100 24,00 40,00 36,00

2005 100 23,18 42,31 34,54

Qua biểu 2.3 ta thấy trong khoảng thời gian từ năm 2001 - 2005 cơ cấu lao động theo ngành nghề trên địa bàn thành phố đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng các công nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông- lâm-ngư nghiệp. Cụ thể năm 2001 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp chiếm 30,21% đến năm 2005 tỷ trọng này giảm xuống còn 23,18%. Ngành CN tỷ trọng năm 2001 là 31,83% năm 2005 tỷ trọng này đã tăng lên là 42,31% lao động làm trong ngành CN.

Đối với ngành dịch vụ tỷ lệ lao động làm trong ngành này biến đổi không ổn định. Năm 2001 tỷ lệ này chiếm 37,96% lao động làm trong ngành này thì đến năm 2002 tỷ lệ này tăng lên là 40,27. Trong thời gian từ năm 2002-2005 lao động trong khu vực này lại giảm đi đáng kể, năm 2005 nguồn lao động trong khu vực này chiếm 34,54% thậm chí cịn thấp hơn năm 2001

Từ sự phân tích trên, ta có thể nhận thấy rằng trong thời gian qua cơ cấu lao động của thành phố có sự dịch chuyển lớn giữa các ngành nông-lâm-ngư nghiệp và ngành Công nghiệp- xây dựng. Và kéo theo đó là sự thay đổi mối quan hệ trong phân công lao động giữa các ngành theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng lao động ngành nông- lâm- ngư nghiệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguồn nhân lực (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w