Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh hoàng quốc việt – phòng giao dịch từ liêm (Trang 25 - 28)

4. Kết cấu khoá luận

1.3.2 Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi

a) Yếu tố thuộc về phía khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay NH để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mình, do vậy mà chất lượng cho vay của NH sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ khách hàng. Một khách hàng mà có tư cách đạo đức tốt, có thu nhập ổn định sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của NH khi đến hạn, qua đó đảm bảo an tồn và nâng cao chất lượng cho vay. Bao gồm:

- Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng:

Bất kì hoạt động cho vay nào của ngân hàng cũng đòi hỏi nhiều điều kiện khá là khắt khe để đảm bảo tính an tồn cho hoạt động tín dụng. Vì thế xảy ra tình trạng

nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng nhưng lại không đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng nên không thể vay được vốn. Các tài sản đảm bảo, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp tài sản…là các quy định khách hàng cần đáp ứng khi vay vốn.

- Mục đích vay của khách hàng:

Khách hàng chỉ vay được vốn khi nguồn vốn được sử dụng đúng với chính sách và họ ý thức được trách nhiệm phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ.

- Thu nhập, sự ổn định về việc làm và nơi cư trú:

Sự ổn định và mức thu nhập, cũng như nơi làm việc, nơi cư trú là nguồn thông tin quan trọng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

- Vấn đề đạo đức của khách hàng:

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay tiêu dùng của NH. Nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích thì xác suất xảy ra rủi ro sẽ giảm đi đáng kể vì NH đã thẩm định một cách kỹ càng trước khi cho vay.

b) Yếu tố thuộc về môi trường kinh tế

Là những nhân tố khách quan, ảnh hưởng ngoài tầm kiểm sốt của các NHTM, có tầm ảnh hưởng trên quy mơ tồn ngành hay toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể là các nhân tố chủ yếu sau:

- Các nhân tố về mặt xã hội:

Bao gồm các nhân tố về phong tục tập quán tiêu dùng, trình độ tiêu dùng, quan niệm về hạnh phúc, giàu sang, thoả mãn nhu cầu… Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh tới sức cầu trong dân cư, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động cho vau tiêu dùng của các NHTM. Ngay tại Việt Nam, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy điều này, thể hiện ở sự khác nhau trong tác phong tiêu dùng giữa miền Bắc và miền Nam. Người miền Nam sống khá thoải mái, tiêu dùng mạnh mẽ, xu hướng tiết kiệm khơng cao. Ngược lại, người miền Bắc thì có xu hướng chủ yếu là tiết kiệm, hoạt động tiêu dùng không thật thoải mái, thu nhập được sử dụng trong sự tính tốn chặt chẽ. Qua đây, các NHTM hoạt động cho vay tiêu dùng phải nắm được yếu tố này, có những sản phẩm phù hợp với tâm lý của người dân từng vùng.

- Các nhân tố về pháp luật:

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới chính sách cho vay của các NHTM, chỉ cần một thay đổi nhỏ về mặt pháp luật đối với hoạt động CVTD cũng có khả năng gia tăng hay hạn chế nhanh chóng quy mơ CVTD của các NHTM. Khi một Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động CVTD, nhưng văn bản pháp luật của Nhà nước khơng có những quy định chặt chẽ sẽ có nguy cơ xảy ra tranh chấp giữa người cho vay và người đi vay và thiếu những cơ sở pháp lý để giải quyết. Đây là yếu tố tiềm ẩn những rủi ro trong hoạt động CVTD. Mặt khác, những người đi vay thường là cá nhân, vốn hiểu biết về mặt pháp luật là khơng nhiều. Do đó, việc quy định khơng rõ ràng hay sự thay đổi lớn dễ làm chủ thể này nhầm lẫn, gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng. Các nhân tố về pháp luật có ảnh hưởng cả trong và ngồi hoạt động cho vay tiêu dùng, có thể liên quan tới các vấn đề khác và có sự ảnh hưởng gián tiếp, ví dụ như về tài sản đảm bảo, về mức lãi suất trần, lãi suất sàn, về đối tượng cho vay…

- Tình trạng nền kinh tế:

Tình hình kinh tế của bất kì quốc gia nào luôn là một nhân tố biến động thường xun, nó bao gồm tình hình hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế, được đánh giá bằng các chỉ tiêu: trình độ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định, mức sống của người dân sẽ cao và ổn định, người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn, mạnh dạn hơn do tin tưởng hơn vào tương lai, từ đó nhu cầu đi vay tiêu dùng của họ tăng, là cơ hội mở rộng hoạt động CVTD của các NHTM. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, bản thân các NHTM cũng gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, trong khi người dân cũng thu hẹp chi tiêu và hạn chế nhu cầu của bản thân và gia đình, và như thế hoạt động CVTD khơng những khó có thể mở rộng mà cịn phải đối mặt với nguy cơ thu hẹp.

- Sức ép cạnh tranh:

Cùng với quá trình hội nhập của các ngành, lĩnh vực trong nước các NHTM Việt Nam cũng đứng trước nhiều sức ép cạnh tranh rất quyết liệt; không chỉ giữa các ngân hàng trong, ngồi hệ thống với nhau, mà cịn với các ngân hàng của nước ngoài do Việt Nam phải từng bước mở cửa thị trường. Do vậy nó cũng sẽ ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ( MB) – CHI NHÁNH

HỒNG QUỐC VIỆT – PHỊNG GIAO DỊCH TỪ LIÊM

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh hoàng quốc việt – phòng giao dịch từ liêm (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)