4. Kết cấu khoá luận
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH
TMCP Quân Đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt – PGD Từ Liêm
3.2.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quânđội (MB) – chi nhánh Hoàng Quốc Việt – PGD Từ Liêm đội (MB) – chi nhánh Hoàng Quốc Việt – PGD Từ Liêm
PGD Từ Liêm quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2019, thực hiện cải cách mạnh mẽ và toàn diện với phương châm: “ Phát triển, an toàn, hiệu quả và hội nhập”, tạo chuyển biến trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo ổn định thị phần và đời sống cán bộ công nhân viên. Trong cuộc tổng kết cuối năm 2018 ban lãnh đạo của PGD đã phân tích những hạn chế và để ra phương hướng nhiệm vụ trong năm 2019 và các năm tiếp theo như sau:
- Tăng cường huy động vốn, tiếp tục coi công tác huy động vốn là hoạt động then chốt của ngân hàng. Duy trì khả năng ổn định và tăng trưởng nguồn vốn huy động, đặc biệt vốn huy động từ thị trường, nâng cao khả năng dự báo và ứng phó tình hình chung, có chính sách điều hịa vốn linh hoạt có hiệu quả, lãi suất huy động thực hiện theo quy định của NHNN và hội sở.
- Mở rộng hoạt động tín dụng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả tín dụng, cân đối theo chỉ tiêu kế hoạch Tổng giám đốc giao. Đối với các phương án, dự án tốt, thiết yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương cần đề xuất để xem xét cho vay. Tăng cường dư nợ cho vay vốn các dự án.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt chất lượng tín dụng, cơ cấu lại các khoản vay, đơn đốc, xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, thực hiện cơ cấu lãi suất hợp lý trong khuôn khổ cho phép.
- Tiếp tục các biện pháp nhằm cơ cấu lại khách hàng mục tiêu theo hướng sử dụng trọn gói các sản phẩm của MB.
- Mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh gắn với phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng tỷ trọng thu dịch vụ.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm của MB bằng cách cập nhật những kiến thức mới về nghiệp vụ cho tất cả các nhân viên.
- Tiếp tục cơng tác kiểm tra, rà sốt, đánh giá và củng cố hoạt động của tồn bộ MB để có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động.
- Tiếp tục chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu, nâng cao cơng tác chăm sóc khách hàng để thu hút nguồn vốn huy động và gia tăng số lượng khách hàng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa MB.
- Tiếp tục hồn thiện củng cố trong cơng tác quản lý. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức nhân sự nhằm nâng cao cơng tác điều hành tồn PGD, với phương châm phục vụ khách hàng chu đáo, giữ chữ tín làm trọng tâm.
- Đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, tiếp thị, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng.
Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, đảm bảo đúng định hướng. Tập trung hoàn thành mục tiêu và kế hoạch năm 2019 như sau:
+ Tổng vốn huy động tăng từ 25% đến 30% + Tổng dư nợ cho vay tăng 25% đến 27% + Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ < 2%.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%/tổng dư nợ. + Lợi nhuận tăng 25% so với năm 2018
3.2.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Từ Liêm
3.2.2.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng
Việc mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng sẽ tạo điều kiện làm đa dạng các khoản mục cho vay vì nhu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân rất phong phú. PGD Từ Liêm đã chú trọng đến những nhu cầu đó của khách hàng nhưng chưa đáp ứng tốt, chỉ phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, mua ơ tơ là chủ yếu, trong khi các nhu cầu khác như: học hành, du lịch, cưới hỏi… rất ít. Và nhu cầu cho vay đối với xuất khẩu lao động nước ngoài, khám chữa bệnh là hầu như khơng có. PGD cần chú trọng mở rộng đối tượng cho vay các mục đích này hơn nữa khơng những thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần mà còn tăng sức cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn.
3.2.2.2 Nâng cao năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng
Với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, hoạt động của PGD trong thời gian qua đã phát triển năng động theo kịp với q trình hiện đại hóa. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với cán bộ trẻ chính là hạn chế về kinh nghiệm thực tế. Để khắc phục tình trạng này, NH nên tổ chức các cuộc hội thảo trong đó có sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các cán bộ tín dụng nhiều năm kinh nghiệm ở các ngân hàng lớn đến ngân hàng nói chuyện trao đổi kinh nghiệm.
3.2.2.3 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát
Đây là một trong những yếu tố đem lại sự an toàn, hiệu quả cho hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Vì vậy, PGD cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện những vi phạm, sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Muốn vậy, PGD cần hồn thiện cơng tác kiểm tra, kiểm soát theo hướng sau:
- Thực hiện cơng tác kiểm tốn nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ.
- Kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa các văn bản quy định của MB nếu phát hiện chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến khơng an tồn cho hoạt động của PGD.
- Hoàn thiện, củng cố, tăng cường cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực làm cơng tác kiểm tra, kiểm soát.
- Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát việc thực hành quy trình nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh theo đúng quy định về pháp luật ngân hàng và quy định của NHNN, điều lệ tổ chức hoạt động, các quy định của NH MB.
- Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và kiến nghị biện pháp nâng cao khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh của PGD.
3.2.2.4 Xử lý có hiệu quả các khoản nợ có vấn đề.
Trong hoạt động ngân hàng thì rủi ro tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi nhưng quan trọng là làm cách nào để giảm thiểu rủi ro, đồng thời không vẫn tạo được niềm tin đối với khách hàng. Khi các khoản nợ quá hạn, nợ khó địi xảy ra, ngân hàng phải tìm biện pháp thích hợp để xử lý. Có hai biện pháp cơ bản để giải quyết tình trạng đó, đó là biện pháp khai thác và biện pháp thanh lý các tài sản đảm
bảo cho khoản vay tiêu dùng của khách hàng. Trên thực tế, việc áp dụng biện pháp nào là tùy thuộc vào quan điểm của từng ngân hàng và thái độ, sự cố gắng của khách hàng trong việc trả nợ ngân hàng.
Biện pháp khai thác:
Đây là biện pháp cũng được nhiều ngân hàng áp dụng trong việc giải quyết các khoản nợ q hạn, nợ khó địi. Thực chất của phương pháp này là NH xét thấy bên vay vẫn có khả năng duy trì sản xuất kinh doanh và có ý thức trả nợ NH nên NH sẽ tạo điều kiện để KH có thời gian khắc phục khó khăn, giúp KH tư vấn trong sản xuất để giảm nợ quá hạn. Nhưng khi áp dụng biện pháp này, NH yêu cầu khách hàng phải có tinh thần trách nhiệm cao, có phương án thích hợp để trả nợ NH. Để thực hiện biện pháp này, NH có thể thực hiện một số cơng việc:
+ NH giúp KH trong việc thu hồi các khoản cơng nợ từ các KH khác có quan hệ với NH để tạo thêm nguồn trả nợ cho khách hàng.
+ NH hướng dẫn, tư vấn hoặc hỗ trợ cho các KH có điều kiện tổ chức lại, phát triển kinh doanh để có khả năng tạo ra và thu được lợi nhuận nhằm thanh tốn nợ cho NH. NH có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng, gia hạn nợ, giảm quy mơ hồn trả trước mắt hoặc cho vay thêm vốn để doanh nghiệp tăng sức mạnh tài chính, khơi phục sản xuất kinh doanh.
+ Nếu nguyên nhân của các khó khăn là do thiên tai, dịch bệnh,…dẫn đến KH không trả được nợ hoặc khơng đủ, khơng đúng hạn,…thì NH có thể giảm bớt một phần hoặc toàn bộ lãi phạt quá hạn cho KH, buộc KH bổ sung thêm tài sản thế chấp để NH tăng thời hạn cho vay,..
Biện pháp thanh lý các tài sản đảm bảo cho khoản vay:
Trong trường hợp NH thấy rằng việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, khơng có khả năng thu hồi được nợ thì NH sẽ áp dụng biện pháp này nhằm thu được nợ từ khách hàng.
+ Đối với các khoản vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp mà NH có đủ giấy tờ hợp pháp và có thể phát mại theo quy định của luật pháp để thu nợ thì có thể chuyển tài sản thế chấp đó sang trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc xiết nợ đưa vào sử dụng…..
+ Đối với các khoản vay của KH khơng có thế chấp, đảm bảo thì NH phải chờ sự giải quyết của tịa án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của người vay. Nếu người vay khơng có tài sản thì kết quả địi nợ là vơ hiệu hóa.
+ Khởi kiện trong trường hợp KH có những hành vi gian lận, cố tình lừa đảo NH chiếm dụng vốn, bỏ trốn, lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục đích gây thất thốt vốn.
+ Ngồi ra, đối với các khoản nợ khó địi thì NH cần có quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng có liên quan trong việc thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay.
3.2.2.5 Đẩy mạnh hoạt động marketing trong ngân hàng
Muốn đẩy mạnh hoạt động bán lẻ trong đó có hoạt động CVTD thì PGD phải phát triển hoạt động marketing nhiều hơn nữa để KH có thể biết đến chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của PGD. Hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - NH đang diễn ra rất gay gắt. Thông qua hoạt động marketing, các NH phải chủ động tìm hiểu nhu cầu của thị trường, tìm đến KH và lơi kéo họ về phía mình. Hoạt động marketing có ý nghĩa quyết định đến số lượng KH cũng như sự trung thành của họ đối với NH. Chính vì lẽ đó, để nâng cao chất lượng CVTD, PGD cần phải tăng cường hoạt động marketing, tập trung vào đối tượng KH tiềm năng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động này là xác định được nhu cầu, mong muốn của KH có nhu cầu vay tiêu dùng và cách thức đáp ứng nhu cầu đó một cách hiệu quả hơn các đối thủ của PGD.
Hàng năm, PGD nên tổ chức hội thảo KH xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với KH. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp cho PGD có được cái nhìn chính xác hơn về chất lượng phục vụ thông qua những ý kiến của KH. Đồng thời cũng giúp nâng cao chất lượng phục vụ, hiểu được những thuận lợi và khó khăn của KH, từ đó nắm bắt được nhu cầu của họ.
3.2.2.6 Hiện đại hóa cơng nghệ phục vụ cho hoạt động cho vay tiêu dùng
Tiếp tục thực hiện đổi mới cơng nghệ tại PGD vì cơng nghệ chính là địn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu quản lý và tăng cường sức cạnh trạnh. Sự hỗ
trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ giúp cho việc thu thập thơng tin nhanh chóng, chính xác, cơng tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cũng có hiệu quả hơn.
Hiện nay, các Ngân hàng đứng trước nhu cầu đổi mới, trước hết là đổi mới về trang thiết bị máy móc sử dụng, đổi mới hệ thống mạng máy tính, bổ sung các cơng nghệ hiện đại, hỗ trợ các giao dịch điện tử cho các máy ATM, các máy POS, giao dịch ngân hàng qua Internet, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ.