Một số kết quả thu được phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh hoàng quốc việt – phòng giao dịch từ liêm (Trang 58 - 63)

4. Kết cấu khoá luận

3.1. Một số kết quả thu được phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH

3.1.1 Kết quả đã đạt được

Qua phân tích thực trạng về phát triển cho vay tiêu dùng tại PGD Từ Liêm, có thể thấy rằng hoạt động CVTD tại PGD đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể kết quả đã đạt được:

Thứ nhất, Số lượng khách hàng vay đối với nhu cầu vay tiêu dùng tại PGD

không ngừng tăng lên qua 3 năm 2016 - 2018. Điều này chứng tỏ PGD đã có những chính sách khách hàng hợp lý, linh hoạt giúp cho PGD vừa giữ được khách hàng truyền thống vừa thu hút được nhiều khách hàng mới.

Thứ hai, Doanh số cho vay và dư nợ CVTD tăng lên liên tục trong 3 năm, vì

thế PGD đã đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống của người dân trên địa bàn Hà Nội. Hoạt động phát triển CVTD của PGD đã có hiệu quả hơn. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và dư nợ CVTD vẫn chưa tương xứng với quy mô, khả năng và tiềm lực tài chính của PGD.

Thứ ba, Doanh số thu nợ của PGD cũng tăng trưởng đáng kể qua các năm. Do

quá trình thẩm định chặt chẽ, giá trị tài sản bảo đảm nợ vay rất cao so với dư nợ cho vay, nên hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng tại PGD đều có khả năng thu hồi được nợ. Thơng thường đối với loại hình cho vay mua nhà, sửa chữa nhà phải trả góp vốn và lãi hàng tháng hoặc hàng q nên PGD có thể kiểm sốt được nguồn thu nhập của khách hàng, hạn chế rủi ro.

Thứ tư, Cơ cấu cho vay tiêu dùng dịch chuyển theo hướng tích cực, chủ đạo là

các sản phẩm cho vay kinh doanh, ô tô thường chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Thứ năm, Tỷ lệ nợ quá hạn cũng như tỷ lệ nợ xấu đối với hoạt động CVTD

của PGD ln có chiều hướng giảm xuống trong 3 năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn của PGD cả 3 năm đều < 1,2% và nợ xấu ln < 0,5%. Đó là những thành tựu đáng khích lệ mà PGD đã đạt được về chất lượng với hoạt động CVTD.

Thứ sáu, Lãi thu được từ hoạt động CVTD tăng qua các năm mang ý nghĩa tích

cực, phản ánh sự năng động cũng như việc sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả của PGD.

Với những kết quả đạt được trên đây, PGD Từ Liêm đã khẳng định được vai trị quan trọng của mình trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngân hàng vẫn cịn có những hạn chế cần khắc phục để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động CVTD của NH trong thời gian tới.

3.1.2 Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Hạn chế:

Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt – PGD Từ liêm là một NH có chất lượng tín dụng CVTD khá tốt, song PGD vẫn cịn một số hạn chế:

Thứ nhất, cho vay tiêu dùng còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong hoạt động cho

vay của PGD. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD dù đã có nhiều chuyển biến, phát triển rõ rệt, nhưng vẫn chưa đáng kể so với nhu cầu của khách hàng. Hoạt động CVTD chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ cho vay của PGD chỉ vào khoảng 3,8% tổng dư nợ, trong khi CVTD có tiềm năng để phát triển kinh doanh của PGD.

Thứ hai, Ngân hàng chưa đa dạng hóa được các sản phẩm cho vay tiêu dùng

theo mục đích sử dụng, chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay kinh doanh và mua ô tô chiếm tỷ trọng vào khoảng 70% tổng dư nợ CVTD, tiếp đó là cho vay mua và xây sửa nhà cửa và các loại hình CVTD khác. Nhưng trong cơ cấu đó, cho vay mua nhà ở thương mại với mức lãi suất rõ ràng … không được ngân hàng đưa vào danh mục CVTD của ngân hàng, trong khi nhiều ngân hàng khác có dịch vụ đó. Điều cần nói tới là các loại hình cho vay này tuy cịn là dịch vụ khá mới mẻ, nhưng tiềm năng phát triển của nó là rất rộng, ngân hàng không nên bỏ lỡ để mở rộng hoạt động cho vay của mình và tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ.

Thứ ba, PGD chưa đa dạng hóa được đối tượng CVTD, chủ yếu khách hàng đối

với khoản tín dụng này là cán bộ cơng nhân viên chức nhà nước, nhân dân lao động và một số đối tượng khác chiếm tỷ lệ rất ít.

Thứ tư, Chất lượng thẩm định CVTD tại ngân hàng là khá cao, song quy trình

nghiệp vụ đòi hỏi nhiều yêu cầu về giấy tờ thủ tục. Việc thẩm định và phân tích tài chính những dự án xin vay vốn mua nhà, ơ tơ của khách hàng có đơi khi cịn chưa sát thực tế, cịn mang tính cảm tính, chủ quan nên có những khoản cho vay xong nhưng khó có khả năng thu hồi nợ, nhiều khoản phải tiến hành gia hạn nợ hoặc giãn nợ. Trong khi sự thuận tiện và thái độ phục vụ đang là những yếu tố hàng đầu có tác dụng thu hút khách hàng, thì đây có thể coi là điểm yếu của PGD so với các đối thủ cạnh tranh, ở cùng một sản phẩm dịch vụ tương tự.

Thứ năm, Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ CVTD mặc dù có xu hướng giảm nhưng nhìn chung tỷ lệ này vẫn cịn cao hơn so với tỷ lệ của tồn PGD. Do đó PGD cần phải xem xét đến vấn đề này nhiều hơn nữa, cần có những biện pháp quản lý tốt hơn, để cải thiện tình hình làm cho chất lượng của khoản CVTD được nâng cao. Việc kiểm tra xử lý vốn sau khi giải ngân xong vẫn cịn lỏng lẻo chưa có biện pháp xử lý kiên quyết khi phát hiện khách hàng có sai phạm trong q trình sử dụng vốn. Do vậy, nhiều khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Thứ sáu, với lợi thế địa bàn nằm trung tâm Hà Nội, nơi có nền kinh tế phát

triển, đời sống và thu nhập của dân cư khá cao. Song PGD Từ Liêm chưa tận dụng được ưu điểm này trong việc khai thác, quảng bá các sản phẩm của mình. Đồng thời quy mơ PGD vẫn cịn nhỏ so với mặt bằng chung các ngân hàng trên cùng địa bàn cũng là một hạn chế cần được khác phục.

Thứ bảy, khả năng thu hút khách hàng cịn kém. Chưa có chính sách quảng bá phù hợp với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông như hiện nay.

Nguyên nhân:

Sở dĩ còn những hạn chế trong hoạt động tín dụng CVTD của Ngân hàng là do các nguyên nhân sau:

 Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng

Khách hàng cung cấp thơng tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính,… khơng đầy đủ, chính xác. Điều này gây khó khăn cho cơng tác thẩm định của PGD. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Do ảnh hưởng của nền kinh tế gây nên nhiều biến động thị trường trong nước. Điều này ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người dân như chi phí sinh hoạt gia tăng cùng với đà tăng của lạm phát. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng không mấy hiệu quả, thậm chí là phá sản khiến cho nhiều KH bị mất việc làm nên từ đó việc trả nợ của họ cũng khó khăn hơn. Do đó cũng gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động tín dụng của NH.

Tư cách của khách hàng: nó thể hiện thiện chí hồn trả nợ vay cho NH của khách hàng, đơi lúc người vay có tiền nhưng lại khơng muốn trả nợ, chính vì vậy mà NH cần phải chú ý đến yếu tố này nhiều hơn trong quá trình thẩm định.

 Nguyên nhân thuộc về phía Ngân hàng

- Trình độ cán bộ tín dụng giải quyết cho vay chưa đồng đều, còn một số hạn chế. Trình độ phân tích thẩm định dự án của các cán bộ tín dụng chưa tồn diện, chưa phân tích hết các khả năng tài chính của khách hàng, cơng tác thẩm định phi tài chính chưa được coi trọng. Việc đánh giá khả năng thu nhập của khách hàng còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, phần lớn cán bộ tín dụng của NH còn rất trẻ, mặc dù họ rất năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm nhưng kinh nghiệm cịn hạn chế nên đôi khi đưa ra những đề xuất chưa hợp lý trong quá trình giải quyết cho khách hàng vay vốn.

- Điều kiện làm việc và số lượng cán bộ trong PGD còn hạn chế nên việc mở rộng khách hàng gặp khó khăn. Mỗi cán bộ phụ trách được một khối lượng công việc nhất định nên nếu tăng khối lượng cơng việc cho họ thì hiệu quả của cơng việc có thể giảm sút.

- Công tác thu thập thông tin của NH cịn nhiều hạn chế, các thơng tin về thị trường và thông tin về khách hàng chưa được cập nhật thường xuyên, kịp thời nên đơi khi Ngân hàng chưa có các kế hoạch, giải pháp mang lại hiệu quả cao.

 Nguyên nhân khác

- Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thay đổi từng ngày, thị trường tài chính tiền tệ thế giới biến động phức tạp, đồng thời môi trường kinh tế trong nước cũng chưa ổn định…gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của dân cư nên hoạt động của NH và các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn.

- Mơi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng CVTD chưa đầy đủ, đồng bộ, chính sách tín dụng cịn nhiều thiếu sót, những văn bản hướng dẫn quy chế, quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, cịn nhiều bất cập, gây khó khăn cho NH, đặc biệt trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản cẩm cố, thế chấp. Bên cạnh đó, hiệu lực pháp lý của các cơ quan hành pháp chưa đủ mạnh để giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng tài sản, phát mại tài sản thế chấp.

- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ cạnh tranh. Trong đó, áp lực cạnh tranh khơng những đến từ các ngân hàng trong nước cùng địa bàn như BIDV, VIETCOMBANK và các NH TMCP trên địa bàn. Tất cả các ngân hàng này hiện đều đang đưa ra nhiều sản phẩm CVTD linh hoạt, với nhiều kinh nghiệm kinh doanh, đặc biệt trong đó phải kể tới BIDV với sản phẩm cho vay du học. Và đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng khá lớn, gây ra những khó khăn khơng nhỏ cho ngân hàng trong giai đoạn kinh doanh vừa qua.

Những phân tích về thực trạng tín dụng tại PGD Từ Liêm trong thời gian qua đã cho thấy những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động tín dụng tại PGD. Qua đó đã khẳng định được vai trị và những đóng góp quan trọng của PGD Từ Liêm trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được đồng thời khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín dụng thì PGD Từ Liêm cần có giải pháp phát triển và nâng cao hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh hoàng quốc việt – phòng giao dịch từ liêm (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)