1.4 .Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, điều đó đã được thấy rõ qua các quy định tại BLLĐ 2012 và các văn bản có liên quan nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Và việc quy định pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có những ưu điểm và bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế.
Pháp luật lao động Việt Nam quy định nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ nghỉ ngơi có lương, thời giờ làm việc đối với các đối tượng đặc biệt, thời giờ làm việc đối với ngành nghề có tính chất đặc biệt. Những vấn đề này được cụ thể hóa trong BLLĐ 2012, nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Các quy định của pháp luật được xây dựng và hình thành trên cơ sở thực tiễn, căn cứ vào nhu cầu của con người, điều kiện kinh tế của xã hội, tâm sinh lý của con người. Chính vì thế, các quy định của pháp luật không chỉ là ý chí của Nhà nước mà cịn là lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động.
Bên cạnh quy định chung về thời giờ là việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động bình thường, pháp luật lao động Việt Nam cịn đặc biệt quan tâm, bảo vệ đến nhóm đối tượng người lao động đặc biệt: đối tượng lao động là nữ, đối tượng lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động là người giúp việc gia đình. Đây là những đối tượng yếu thế hơn so với đại đa số lao động bình thường. Việc quy định cụ thể cho tình nhóm đối tượng có hồn cảnh, tính chất khác nhau cho thấy sự bao quát, sự đồng cảm, đặt mình vào vị trí của họ khi xây dựng quan hệ pháp luật. Cụ thể như: người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo; thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; cấm sử dụng người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Nhà nước có những quy định để bảo vệ người lao động ở mức tối đa nhưng khơng vì thế mà khơng bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động. Nhà nước đã có những quy định tạo điều kiện cho người sử dụng lao động bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình. Cụ thể như: người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần miễn sao không quá số giờ làm việc tối đa; người sử
dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần nhưng phải đảm bảo ghi vào nội quy lao động.
Chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một chế định quan trọng và cũng là một trong những chế định hoàn thiện nhất của pháp luật lao động Việt Nam. Chế định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần tạo ra khung pháp lý quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động: người lao động có quyền làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Bên cạnh thời giờ làm việc, người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ ngơi hợp lý là 01 ngày trong 01 tuần làm việc, chế độ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca, được nghỉ vào các ngày lễ tết theo quy định của pháp luật. Chính những quy định này đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Bên cạnh những ưu điểm mà quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã đạt được thì những quy định này còn tồn tại những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, theo BLLĐ 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường là khơng
q 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần, người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần trương hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường khơng q 10 giờ trong 01 ngày nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Qua đó cho thấy, nhà nước chỉ quy định về thời giờ làm việc tối đa của một người lao động đối với một người sử dụng lao động. Trường hợp một người lao động có thể kí kết nhiều hợp đồng lao động, pháp luật chưa khống chế được được thời giờ làm việc tối đa của người lao động, như vậy số giờ làm việc của họ một ngày sẽ kéo dài hơn 8 tiếng thậm chí là hơn 10 tiếng. Chính vì thế, quy định thời giờ làm việc tối đa trong trường hợp này là không hợp lý, sẽ không phát huy được hiệu quả trong việc đảm bảo sức khỏe, tinh thần, năng suất lao động cho người lao động trong công việc.
Thứ hai, việc quy định số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số
giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng làm việc quy định theo tuần thì tổng số giờ lam việc bình thường và giờ làm thêm khơng quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm them giờ khơng q 300 giờ trong 01 năm. Quy định này còn nhiều bất cập trong thực hiện, việc quy định làm thêm giờ không quá 4 giờ số giờ làm việc trong mơt ngày là tương đối ít. Thực tế, thì đối với những ngành nghề có tính chất mùa vụ thì chỉ có một khoảng thời gian nhất định trong năm để thực hiện chính vậy nên nhu cầu năng suất cao thì người sử dụng lao động buộc phải kéo dài thời gian lao động của người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, là nhu cầu muốn làm thêm của người lao động vì cuộc sống, họ muốn
thâm thu nhập để trang trải cuộc sống. Việc quy định có phần hạn chế, cứng nhắc gây khó khan đối với người lao động và cả người sử dụng lao động.
Thứ ba, pháp luật lao động hiện hành chưa có quy định về nghỉ giữa ca để ăn
cơm. TheoBLLĐ 2012 quy định mỗi ca làm việc liên tục 08 giờ thì người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất là 30 phút và ít nhất 45 phút đối với ca đêm tính vào thời giờ làm việc. Tuy nhiên, BLLĐ hiện hành lại chưa có quy định về việc, người lao động có quyền nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc, bởi vì thời giờ nghỉ giữa ca làm việc và thời giờ nghỉ ngơi ăn cơm là hai chuyện khác nhau.
Thứ tư, theo khoản 5 Điều 155 BLLĐ 2012 có quy định lao động nữ trong thời
gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Quy định này cũng được quy định chi tiết tại nghị định 85/2015/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về chính sách đối với lao động nữ, theo đó, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút mỗi ngày tối đa là 3 ngày trong 01 tháng thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động, thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Trên thực tế thì quy định này chưa đi vào thực tiễn áp dụng ở các doanh nghiệp. Lý do, là chính bản thân người lao động nữ chưa hiểu, chưa nắm bắt được quyền lợi này mà mình được hưởng, thêm vào đó phía doanh nghiệp khơng nói, hoặc có nói chỉ nói bằng miệng, khi người lao động nữ thực hiện thì khơng thể chứng minh được.
Tóm lại, việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn khá lỏng lẻo, nhiều sơ hở tạo điều kiện cho người sử dụng lợi dụng, chèn ép người lao động. Bên cạnh đó cịn có những quy định chỉ mới tồn tại là các quy định pháp luật chưa áp dụng được vào thực tế, nhiều quy định còn quá cứng nhắc, khơng linh hoạt. Do vậy, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước cũng như tăng cường đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.
Về việc các doanh nghiệp đề nghị tăng thời gian làm thêm giờ. Tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần 2, cơ quan soạn thảo đề xuất tăng số giờ làm thêm tối đa của người lao động lên 400 giờ một năm thay vì 300 giờ như quy định hiện hành. Bộ luật Lao động hiện hành quy định việc làm thêm giờ do các bên thỏa thuận nhưng số giờ làm thêm tối đa của người lao động là không quá 30 giờ/tháng và không quá 200 giờ trong một năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ. Hằng năm, tại nhiều diễn đàn doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp đều đề xuất tăng thời giờ làm thêm tối đa của người lao động lên 500 giờ một năm. Theoquan điểm cá nhân, người viết đồng tình với đề xuất này, bởi lẽ, đề xuất này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đồng thời, tăng tính cạnh
tranh của thị trường lao động Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực, số giờ làm thêm tối đa của người lao động Việt Nam hiện ở mức thấp(ví dụ, Campuchia, Philippines không khống chế số giờ làm thêm tối đa, Indonesia 56 giờ/tháng; Singapore 72 giờ/tháng; Thái Lan 36 giờ/tuần; Malaysia 104 giờ/tháng; Lào 45 giờ/tháng…). Như vậy đề xuất tăng thời gian làm thêm giờ của Việt Nam là phù hợp với xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đề xuất này cũng là mong muốn của một bộ phận không nhỏ người lao động ở các địa phương. Họ muốn được nới rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ để tạo điều kiện nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cịn đề xuất bỏ giới hạn làm thêm giờ theo tháng (hiện hành là không quá 30 giờ một tháng) vì quy định này cứng nhắc, khơng linh hoạt, chưa phù hợp với thực tế chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu, phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh như: gia cơng hàng hóa xuất khẩu, chế biến thủy hải sản xuất khẩu.
2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Công ty TNHH Kim Anh