Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thời giờ làm việc,

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi – thực tiên thực hiện tại công ty TNHH kim anh (Trang 26 - 28)

1.4 .Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ ngơi ở việt nam

2.1.1. Tổng quan tình hình

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, khơng chỉ tạo ra của cải vật chất mà cịn xây dựng giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao chính là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Để đạt được năng suất, chất lượng hiệu quả cao trong lao động, bảo vệ người lao động là vấn đề rất cần được quan tâm. Với bản chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân, vấn đề bảo vệ người lao động đối với Việt Nam lại càng chú trọng ở mức độ cao. Trong vấn đề bảo vệ người lao động, nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là nội dung quan trọng. Bởi lẽ sức lạo động khơng phải là vơ tận, nó chỉ được tái tạo nếu như có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Trên thực tế, pháp luật lao động Việt Nam đã quy định một cách rõ ràng, cụ thể thông qua BLLĐ 2012 và các văn bản liên quan.

Qua Chương 1 nghiên cứu một số khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, khái quát về cơ sở ban hành, nguyên tắc pháp luật, các nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Trong chương 2, khóa luận tập trung đánh giá về thực trạng hiện nay các quy định của pháp luật và việc áp dụng thực tiễn tại Công ty TNHH Kim Anh. Việc đánh giá thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật nhằm rút ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện pháp luật tại đơn vị thực tập.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam

2.1.2.1. Nhân tố pháp luật

Trong quan hệ pháp luật lao động, làm việc là nghĩa vụ của người lao động cịn nghỉ ngơi chính là quyền của người lao động. Muốn đạt được hiệu quả năng suất cao, không bị gián đoạn thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động. Chính vì vậy, mà pháp luật lao động Việt Nam đã có nội dung quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Tuỳ thuộc vào từng tính chất cơng việc mà các doanh nghiệp quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của mình sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Yếu tố văn hóa

Văn hố là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của con người. Nước ta là nước có nền văn hố lâu đời, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì thế trong năm có rất nhiều các ngày lễ lớn, các ngày tết mà pháp luật nước ta quy định các doanh nghiệp cho người lao động nghỉ làm. Cụ thể tại BLLĐ2012 quy định: thời gian nghỉ tết cổ truyền là 05 ngày, nghỉ lễ ngày 30 tháng 4 giải phóng dân tộc 01 ngày, nghỉ lễ ngày quốc tế lao động 1/5 là 01 ngày. Nhưng hầu như các doanh nghiệp Việt Nam thường cho người lao động nghỉ Tết nguyên đán dài ngày hơn so với quy định của pháp luật lao động. Việc nghỉ dài ngày sẽ dẫn đến hiệu quả công việc không đạt được mục tiêu, nhưng vẫn phải trả lương cho người lao động. Do đó, nhân tố văn hố có ảnh hưởng đến quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Việc quy định thời gian nghỉ lễ hợp lí, sẽ đảm bảo được hiệu quả cơng việc.

2.1.2.3. Nhận thức của người lao động ở các doanh nghiệp

Nhận thức của người lao động về pháp luật lao động là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tai các doanh nghiệp. Thực tế là, ở một số ngành nghề như may mặc, chế biến thủy sản hay đóng giày là những ngành nghề mà trình độ người lao động chủ yếu là mức phổ thơng, trình độ thấp, họ dường như khơng hiểu hết được những pháp luật đã có quy định để bảo vệ quyền lợi của mình trong quan hệ pháp luật lao động. Vì thế mới xảy ra vấn đề các doanh nghiệp bắt người lao động tăng ca quá sức nhưng người lao động khơng phản kháng, để quyền lợi của mình bị xâm phạm. Chính vì thế, nhận thức của người lao động ảnh hưởng đến việc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

2.1.2.4. Nhận thức của người sử dụng lao động

Quan hệ lao động là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, chính vì vậy, nhận thức của người sử dụng lao động là nhân tố có ảnh hưởng đến vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Người sử dụng là những người nắm quyền quyết định mọi hoạt động trong sản xuất, kinh doanh của người lao động. Mục đích của người sử dụng lao động là tối đa hóa lợi nhuận, tạo ra nhiều thành quả để đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Nhận thức rõ về trình độ, khả năng của người lao động cịn ở mức thấp nên hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều áp dụng việc tăng giờ làm, rút ngắn thời gian nghỉ ngơi của người lao động để đẩy mạnh quá trình sản xuất kịp với mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt của doanh nghiệp mà khơng chú trọng đến vấn đề sức khỏe của người lao động về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe của người lao động bị hạn chế, công việc không được diễn ra một cách liên tục. Chính vì thế, nhận thức của người sử dụng lao động có ảnh hưởng đến việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi – thực tiên thực hiện tại công ty TNHH kim anh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)