Thực trạng Công ty TNHH hoa quả V&K chấm dứt HĐLĐ với NLĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phương chấm dứt hđlđ – thực tiễn thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoa quả vk (Trang 42 - 43)

6. Kết cấu khóa luận

2.3.2. Thực trạng Công ty TNHH hoa quả V&K chấm dứt HĐLĐ với NLĐ

Tổng số nhân lực hiện có của Cơng ty TNHH Hoa quả V&K tính đến tháng 12 năm 2018 là 40 người, trong đó lực lượng lao động chủ yếu nằm ở phòng thực hiện và phòng kinh doanh, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Lực lượng lao động này chủ yếu là lao động phổ thông, thời gian làm việc cố định từ 8h đến 17h hàng ngày (khoảng 50-60% tổng số lượng).

Đội ngũ cán bộ có chun mơn từ trung cấp trở lên nắm giữ các chức vụ quản đốc, quản lý và giám sát sản xuất có thời gian lao động từ 3 tháng-12 tháng chiếm khoảng 20-25% tổng số lao động của V&K. Còn lại lực lượng lao động là các cán bộ quản lý cấp cao của V&K có thời gian gắn bó trên 12 tháng làm việc trong các phịng, ban của Công ty. Lực lượng lao động này có thời gian gắn bó lâu dài nhất trong Công ty V&K.

Thực tế tại Công ty V&K cho thấy lực lượng lao động phổ thông ký HĐLĐ mùa vụ hoặc HĐLĐ ngắn hạn mặc dù chiếm số lượng lớn nhưng khả năng đơn phương chấm dứt HĐLĐ lại khá cao.

Đối với lực lượng lao động của Cơng ty V&K phân hóa khá rõ về số lượng theo thâm niên. Trong đó, thâm niên dưới 1 tháng một phần do tính chất cơng việc mang tính mùa vụ nhưng một phần do NLĐ phổ thơng tham gia Cơng ty V&K thường khó đáp ứng được u cầu công việc bởi một số nguyên nhân như:

- Dây chuyền sơ chế, chế biến, đóng gói sản phẩm hoa quả có tính chun mơn hóa cao, địi hỏi kỹ năng tốt và sức khỏe để đảm nhận công việc với cường độ cao trong khi các lao động mới thường không đáp ứng được;

- Mức lương đòi hỏi của NLĐ cao hơn khả năng đáp ứng của Công ty V&K nên khả năng kéo dài thâm niên cũng khá khó khăn.

Tới thời điểm tháng 12/2018, tổng số lao động do Công ty V&K chấm dứt quan hệ lao động trước thời hạn khoảng 20 lao động, trong đó 30% là các trường hợp chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn thử việc thỏa thuận, còn 70% là các trường hợp chấm dứt HĐLĐ. Trong số đó, chấm dứt HĐLĐ có thời hạn là 55-60% và khoảng 10- 15% còn lại là các trường hợp HĐLĐ không xác định thời hạn.

Trường hợp cụ thể về việc công ty hoa quả V&K đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ như sau:

Bà Lý bắt đầu vào làm việc cho công ty Trách nhiệm hoa quả V&K từ ngày 03/01/2017. Từ 01/06/2017 đến ngày 31/05/2017, mức lương chính thức là 1.000.000đ/tháng, phụ cấp trách nhiệm 300.000đ/tháng, lương thỏa thuận khác 2.606.000 đồng/tháng, tổng lương và phụ cấp là 3.906.000 đồng/tháng. Bà làm việc cho công ty đến hết ngày 31/05/2018, không tiếp tục ký HĐLĐ mới bà vẫn tiếp tục

làm việc tại cơng ty bình thường. Đến ngày 29/01/2018, bà nhận được Quyết định không số, không ngày của Công ty cho bà nghỉ việc, với lý do “Công ty không thể hợp tác cùng với bà”, đồng thời yêu cầu bà bàn giao công việc, hồ sơ, sổ sách và giải quyết chế độ thôi việc cho bà. Bà kiện Công ty cho bà nghỉ việc trái với quy định pháp luật và yêu cầu Công ty phải bồi thường với mức lương 5.334.106 đồng/tháng.

Bồi thường 02 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là 02 tháng x 5.334.106 đồng = 10.668.212 đồng; tiền thưởng tết năm 2017 và năm 2018, mỗi năm là 1,5 tháng lương là 02 năm x 1,5 tháng x 5.334.106 đồng = 16.002.318 đồng; trả tiền 25,5 ngày phép, gồm 06 ngày phép của năm 2017, 13 ngày phép 2018 và 6,5 ngày phép 2019; Cơng ty phải đóng bảo hiểm xã hội cho bà từ khi bắt đầu làm việc tại Cơng ty ngày 03/01/2017 và đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ từ ngày 01/6/2017 đến ngày bản án của Tồ án có hiệu lực pháp luật. Nếu Công ty không đồng ý nhận Bà trở lại làm việc thì ngồi các khoản u cầu trên thì Cơng ty cịn phải trả tiền trợ cấp thơi việc cho Bà.

Về phía Cơng ty cho rằng sau khi cho bà Lý nghỉ việc, Công ty nhận thấy chưa làm đúng một số thủ tục nên ra quyết định thu hồi quyết định nói trên và yêu cầu bà Lý trở lại làm việc. Công ty cho nhân viên xuống tận nhà giao nhưng bà Lý khơng có ở nhà. Sau đó, Cơng ty đã gọi điện thoại và gởi thư mời qua đường bưu điện nhiều lần nhưng bà Lý vẫn không đi làm nên Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bà Lý là đúng pháp luật.

Cơng ty có gửi văn bản thu hồi quyết định không số cho thôi việc đối với bà Lý bằng đường bưu điện nhưng các thư đều khơng có người nhận và bị trả về, cơng ty V&K không chứng minh được bà Lý nhận được quyết định này nên Quyết định cho thôi việc không số, khơng ngày của cơng ty V&K vẫn có hiệu lực. Do đó, ý kiến của cơng ty cho rằng bà Lý đã tự ý chấm dứt HĐLĐ là khơng có căn cứ.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phương chấm dứt hđlđ – thực tiễn thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoa quả vk (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)