Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phương chấm dứt hđlđ – thực tiễn thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoa quả vk (Trang 27 - 30)

6. Kết cấu khóa luận

1.4 Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Đối với quy định điều chỉnh đơn phương chấm dứt HĐLĐ, pháp luật được xây dựng để đảm bảo những nguyên tắc cơ bản, cụ thể:

điểm bảo vệ NLĐ với tư cách bảo vệ con người, chủ thể của quan hệ lao động. Trong đó, các quy định phải đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử của NLĐ; đảm bảo nguyên tắc NLĐ phải được trả lương (tiền công) theo thỏa thuận; và được đảm bảo về bảo hộ lao động, quyền được nghỉ ngơi, quyền hưởng bảo hiểm xã hội.

Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ: mặc dù quy định theo

hướng tạo điều kiện hơn cho NLĐ nhưng pháp luật cũng phải đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho NSDLĐ khi chấm dứt quan hệ lao động. Nếu như NLĐ có quyền tự do lựa chọn việc làm, được hưởng các quyền lợi trong lao động, thì NSDLĐ trong bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng có quyền tuyển chọn lao động, quyền tăng hoặc giảm lao động phù hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh, quyền ban hành nội quy và các quy chế lao động, có quyền khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt HĐLĐ v.v... theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản của NSDLĐ bị NLĐ làm thiệt hại thì họ có quyền u cầu được bồi thường. NSDLĐ cũng có quyền phối hợp với tổ chức Cơng đồn trong q trình sử dụng lao động để quản lý lao động dân chủ và hiệu quả; có quyền thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong đơn vị cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và khả năng kinh tế, tài chính của đơn vị mình.

Ngun tắc tự do tự nguyện: Dưới góc độ pháp luật pháp luật, đây là nguyên tắc thể hiện một cách sinh động và là sự cụ thể hóa trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Lao động. Đó là nguyên tắc đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc và chấm dứt HĐLĐ khi bất khả kháng hoặc theo pháp luật quy định cho công dân. Nguyên tắc tự do tự nguyện biểu hiện về mặt chủ quan của người tham gia lập ước, có nghĩa rằng khi tham gia quan hệ HĐLĐ các chủ thể hoàn toàn tự ngun về mặt lý trí, theo đó mọi hành vi cưỡng bức, dụ dỗ, lừa gạt…đều xa lạ với bản chất của HĐLĐ và nếu có, hợp đồng ln bị coi là vơ hiệu. Như vậy, khi tham gia QHLĐ, kết quả của quan hệ trước hết là sự chuyển tải tuyệt đối, trọn vẹn, đầy đủ yếu tố ý thức, tinh thần, sự mong muốn đích thực của các bên trong quan hệ và khi một trong các bên có lí do cá nhân hợp lí và các trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ thì luật pháp cho phép các bên được tự do thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nào nhưng phải đặt trong khuôn khổ pháp luật quy định. Quy định này là cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong HĐLĐ. Do đó, sự biểu hiện của nguyên tắc tự do, tự nguyện trong QHHĐ lao động vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối của ngun tắc này bị chi phối bởi ý chí chủ quan của các chủ thể trong quan hệ, tính tương đối của nguyên tắc này bị chi phối bởi sự không đồng đều về năng lực chủ thể của các bên khi tham gia xác lập và chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, trong thực tiễn xác

lập quan hệ, nguyên tắc này biểu hiện rất đa dạng và phức tạp. Tính tự do và tự nguyện trong quan hệ với nhiều trường hợp thể hiện khơng rõ ràng và mờ nhạt.

Ngun tắc bình đẳng: Nếu như nguyên tắc tự do, tự nguyện chú ý đến yếu tố

chủ quan thì ngun tắc bình đẳng nói lên tư cách pháp lí của các bên khi chấm dứt HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Theo nguyên tắc này, các chủ thể là NLĐ và NSDLĐ có sự tương đồng về vị trí, tư cách và địa vị pháp lý và phương thức biểu đạt trong chấm dứt HĐLĐ. Bất cứ hành vị xử sự nào nhằm tạo thế bất bình đẳng giữa các chủ thể ln bị coi là vi phạm pháp luật HĐLĐ. Về mặt thực tế giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ HĐLĐ là khơng bình đăng với nhau. Sự khơng bình đẳng này xuất phát từ sự khác biệt từ địa vị kinh tế. NSLĐ được coi là kẻ mạnh, là người bỏ tiền của, tài sản tham gia kinh doanh, thuê mướn lao động, có quyền tổ chức điều hành lao động sản xuất, phân phối lợi ích. NLĐ thường ở vị trí yếu thế bởi họ có một thứ tài sản duy nhất để tham gia QHLĐ đó là sức lao động, họ chịu sự phụ thuộc rất lớn vào NSDLĐ về việc làm, tiền lương, điều kiện lao động… Trong tương quan như vậy có sự bình đẳng giữa các bên là hết sức khó khăn. Do đó sẽ là phiến diện nếu cho rằng cứ có pháp luật tất yếu có sự bình đẳng hơn. Hơn nữa, cũng cần chú ý với dân luật, nguyên tắc bình đẳng trong đơn phương chấm dứt HĐLĐ chủ yếu có ý nghĩa trong giai đoạn chấm dứt HĐLĐ, khi các bên đã thực hiện xong nghĩa vụ thì lúc này sự bình đẳng mới thể hiện rõ hơn. Chính vì vậy ở đây ngun tắc bình đẳng trong đơn phương chấm dứt HĐLĐ được nhấn mạnh chủ yếu về khía cạnh pháp lí của quan hệ.

Nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể: Khi giao kết hợp

đồng, nguyên tắc tự do, tự nguyện là sự tôn trọng cái riêng tư, cá nhân của các bên trong quan hệ tức quyền có tham gia quan hệ hay khơng tham gia trong bao lâu, với ai, và nội dung quan hệ gồm những quyền và nghĩa vụ gì do cac chủ thể hồn tồn quyết định. Nhưng để được cả xã hội tơn trọng, để được pháp luật chấp thuận và bảo vệ thì cái riêng của các bên phải được đặt trong cái chung xã hội tức tuân thủ nguyên tắc không trái pháp luật, mà cụ thể là việc NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay thì nguyên tắc này trở nên đặc biệt ý nghĩa. Bởi vì, khi tham gia QHLĐ vì nhiều lí do khách quan và chủ quan khách nhau mà trong q trình thực hiện quan hệ ln tiềm tàng các nguy cơ dẫn đến sự vi phạm các cam kết mà cụ thể là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật có thể từ phía NLĐ hoặc NSDLĐ. Vì vậy các quy định chung của pháp luật lao động, đặc biệt là thỏa ước lao động tập thể trở thành sức mạnh, hỗ trợ đăc lực cho cam kết của các bên nhằm thực hiện hóa nó trên thực tế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ VẤN ĐỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phương chấm dứt hđlđ – thực tiễn thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoa quả vk (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)