Hậu quả pháp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phương chấm dứt hđlđ – thực tiễn thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoa quả vk (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu khóa luận

1.3 Nội dung pháp luật điều chỉnh về đơn phương chấm dứt HĐLĐ

1.3.2 Hậu quả pháp lý

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật a. Đối với NLĐ

NLĐ sau khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp thì khơng bị ràng buộc bởi bất cứ nghĩa vụ nào đối với NSDLĐ. Hơn nữa, khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì dù nguyên nhân việc đơn phương xuất phát từ bên nào thì NLĐ cũng sẽ được hưởng các lợi ích về vật chất như trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc đối với những lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thơi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.

Bên cạnh những hệ quả về mặt pháp lý của việc NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, các hệ quả kinh tế xã hội của việc NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng có tác động đến quan hệ lao động cũng như sự phát triển chung của thị trường lao động. Khác với trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì sự ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý, chi trả những khoản chi phí, bồi thường hoặc nhận lại NLĐ trở lại làm việc thì NLĐ lại được tự do trong tìm kiếm cơng việc mới, không phụ thuộc trách nhiệm pháp lý nào với NSDLĐ nữa. Họ được NSDLĐ hỗ trợ trả những giấy tờ pháp lý như sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội, các giấy tờ liên quan khác mà NSDLĐ giữ khi giao kết hợp đồng với nhau. Quan hệ lao động khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật có lợi hơn cho hai bên trong quan hệ lao động, giải quyết được nhu cầu của cả hai bên và sức ép của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ đúng pháp luật cũng giảm đi. Điều này tạo sự thuận lợi cho việc triển khai pháp luật một cách dễ dàng hơn, nhất là trong giải quyết những hậu quả lao động khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật.

b. Đối với NSDLĐ

Thứ nhất, theo quy định của Điều 47 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ phải thực hiện một số trách nhiệm khi chấm dứt HĐLĐ.

Đầu tiên, ngoài nghĩa vụ báo trước cho NLĐ khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong việc báo trước cho NLĐ trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn do hợp đồng hết hạn. Theo đó, ít nhất 15 ngày trước ngày HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn, NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ.

Hai là, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh tốn đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; Trong trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày

Đồng thời, do quan hệ lao động cũng đã chấm dứt nên NSDLĐ cịn có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ lại của NLĐ. Hơn nữa, pháp luật còn quy định trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thơi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của NLĐ theo thoả ước lao động tập thể và HĐLĐ đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Thứ hai, về trợ cấp thơi việc, có thể nói đây là loại quyền lợi quan trọng của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ. Khoản tiền trợ cấp thơi việc mà NSDLĐ thanh tốn cho NLĐ như một sự ghi nhận cơng sức đóng góp của NLĐ cho NSDLĐ trong suốt q trình làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Theo Điều 48, BLLĐ 2012 thì khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của BLLĐ 2012 thì NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Đồng thời, thời gian làm việc để tính trợ cấp thơi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thơi việc. Tiền lương để tính trợ cấp thơi việc là tiền lương bình qn theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.

Thứ ba, theo quy định tại Điều 114 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ cịn phải thực hiện việc thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ mà chưa nghỉ hằng năm hoặc nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh tốn bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

Thứ tư, khi chấm dứt HĐLĐ với NLĐ thì NLĐ cịn có thể phải trả tiền trợ cấp mất việc làm.

Thứ năm, NLĐ còn được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bị NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ.

 Đối với đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

a. Đối với NLĐ

Theo quy định tại Điều 43 BLLĐ 2012, là trường hợp mà NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không báo trước cho NSDLĐ theo quy định tại khoản 2 Điều 37 BLLĐ 2012 thì NLĐ sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc ngay cả khi thỏa mãn điều kiện đi làm đủ thường xuyên từ 12 tháng trở lên và phải bồi thường cho NSDLĐ

nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ; Nếu vi phạm về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không thơng báo trước.

Ví dụ: NLĐ khơng báo trước 45 ngày thì mức bồi thường sẽ là: số ngày trong tháng x 45 ngày; Phải hồn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ nếu có, chi phí đào tạo bao gồm: “Các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngời học trong thời gian đi học. Trường hợp NLĐ được gửi đi đào tạo ở nước ngồi thì chi phí đào tạo cịn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài”. Ngoài ra nếu trường hợp NLĐ nghỉ việc khiến vị trí của NLĐ bị trống, công việc không ai thực hiện dẫn đến thiệt hại cho cơng ty thì NSDLĐ cũng khơng có quyền u cầu NLĐ bồi thường thiệt hại nếu có.

b. Đối với NSDLĐ

Theo quy định tại Điều 42 BLLĐ, khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý như sau:

+ NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo đúng HĐLĐ đã giao kết và phải trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ khơng được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương theo hợp đồng.

+ Nếu NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì NSDLĐ phải trả các khoản bồi thường đã nêu trên (khoản 1 Điêu 42 BLLĐ) và trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 BLLĐ;

+ Nếu NSDLĐ không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc và NLĐ đồng ý, thì ngồi khoản bồi thường tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 BLLĐ, hai bên thỏa huận thêm một khoản tiền bồi thường ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.

+ Nếu khơng cịn vị trí, cơng việc đã giao kết trong hợp đồng mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì ngồi khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ, hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

+ Trong trường hợp NSDLĐ vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phương chấm dứt hđlđ – thực tiễn thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoa quả vk (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)