Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng đại lý thƣơng mại thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần thƣơng mại đầu tƣ công nghệ châu âu (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG

1.3 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về hợp đồng đại lý trong thương mại

1.3.6 Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý

Khi có tranh chấp sảy ra, việc đầu tiên là các bên tiến hành gặp gỡ nhau cùng trao đổi bàn bạc giải quyết tranh chấp. Nếu các bên có thể tự thương lượng giải quyết đươc với nhau thì sẽ khơng phải tiến hành các biện pháp tiếp theo. Nhưng khi tranh chấp chưa được giải quyết thì các bên có thể lựa chọn một trong các hình thức giải quuyết sau.

a) Giải quyết bằng hoà giải.

Hoà giải là đưa các bên đến người thứ ba để giải quyết tranh chấp, nếu hoà giải thành cơng, thoả thuận hồ giải được lập thành biên bản hồ giải có chữ ký của các bên và của hịa giải viên. Trong q trình hồ giải, với thoả thuận giữa các bên, hồ giải viên ln cố gằng trình bày cho các bên thấy được những triển vọng tốt đẹp nhất để từ đó hồ giải các quan điểm khác nhau, và vì vậy, chuyển tình huống tranh chấp thành sự hồ giải. Hồ giải viên tiến hành quy trình hồ giải mà họ cho rằng theo nguyên tắc vô tư công bằng và theo công lý. Các đề nghị hoặc kiến nghị của hồ giải viên khơng có giá trị ràng buộc do vậy các bên có thể tự do áp dụng hoặc khước từ. Tuy nhiên các bên có thể đưa các đề nghị của hoà giải viên và một hợp đồng đã ký kết hoặc một quyết định ràng buộc được các bên thoả thuận với nhau.

b) Giải quyết bằng trọng tài.

Đây là phương thức giả quyết tranh chấp bằng cách giao vấn đề tranh chấp cho bên thứ ba là các trọng tài để họ phân xử và đưa ra quyết định cuối cùng trong trường hợp các bên không thể dàn xếp được với nhau mà khơng muốn đưa tranh chấp ra tồ án giải quyết.

Pháp lệnh trọng tài thương mại được Quốc hội thông qua 12/3/2003, quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp giữa các bên trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên và theo quy định của pháp luật. Theo pháp lệnh này “Hoạt động thương mại là việc một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức, kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, kĩ thuật, lixăng, đầu tư; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hố, hành khách bằng đường hàng khơng, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật” (điều 2.3).

Đặc điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: phải có sự thoả thuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra xét xử bằng trọng tài. Thoả thuận đó có thể là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một thoả thuận trọng tài riêng biệt được lập sau khi tranh chấp phát sinh .Tồn bộ q trình trọng tài được coi như sự thể hiện ý chí của các bên dựa trên quyền tự chủ của họ. Một khi thoả thuận trọng tài có hiệu lực thì khơng một bên nào có quyền rút lui ý kiến. Điều khoản trọng tài được coi là độc lập với các điều khoản khác trong hợp đồng chính nên ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hoặc vơ hiệu thì cũng khơng làm điều khoản trọng tài vô hiệu một cách tương ứng (Điều11 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003).

Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định sau khi cân nhắc mọi chứng cứ và lập luận của các bên.

Các bên tranh chấp thoả thuận giao cho trọng tài quyền và nghĩa vụ phải ra các phán quyết, quyết định có tính bắt buộc đối với các bên. Để ra được phán quyết, quyết định trọng tài phải tuân theo các trình tự, thủ tục tố tụng nhất định do các bên lựa chọn , bao gồm những quy định cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ; - Thoả thuận trọng tài;

- Khởi kiện;

- Thành lập hội đồng trọng tài; - Chuẩn bị giải quyết tranh chấp; - Phiên họp giải quyết tranh chấp ; - Quyết định trọng tài ;

- Huỷ quyết định trọng tài ; - Thi hành quyết định trọng tài.

Nếu quy trình tố tụng này khơng được tn thủ, một hoặc các bên khơng có được cơ hội cơng bằng để trình bày trường hợp của mình trước hội đồng trọng tài thì quyết định của trọng tài có thể sẽ khơng được cơng nhận và cho thi hành .Dưới góc độ này, trọng tài gần với toà án nhưng so với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng tồ án thì tố tụng trọng tài có một số ưu điểm là: Đỡ tốn kém thời gian, bảo tồn được bí mật kinh doanh (trọng tài được xét sử kín); tính phù hợp về chun mơn nghiệp vụ kinh doanh của các quyết định trọng tài (do các trọng tài viên thường là các chuyên gia trong lĩnh vực kĩ thuật, các thương nhân có uy tín, kinh nghiệm....), tính khách quan trung lập của trọng tài.

Các quyết định phán quyết của trọng tài có thể được tồ án công nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tư pháp. Mặc dù phán quyết của trọng tài là kết quả của sự thoả thuận có tính chất riêng tư giữa các bên tranh chấp và do hội đồng trọng tài ban hành (mà bản thân hợp đồng dó chấm dứt nhiệm vụ và khơng cịn tồn tại sau khi ra phán quyết) nhưng giá trị bắt buộc của phán quyết trọng tài đối với các bên vẫn được pháp luật Việt nam công nhận.

Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp trọng tài thực sự đi vào đời sống, điển hình như trung tâm trọng tai quốc tế tại Việt Nam nằm bên cạnh phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VIAC) đã được các chủ thể kinh doanh thường xuyên lựa chọn làm cơ quan xét xử tranh chấp phát sinh từ hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng, với thủ tục xét xử của trung tâm được tiến hành theo quy tắc của VIAC.

c) Giải quyết bằng toà án.

Theo điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định thẩm quyền của toà án. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:

-Mua bán hàng hố; -Cung ứng dịch vụ; -Phân phối;

-Đại diện đại lý; -Ký gửi;

-Thuê, cho thuê, thuê mua; -Tư vấn về kỹ thuật;

-Xây dựng;

-Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt đường thuỷ, nội địa; -Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không , đường biển;

-Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác; -Đầu tư, tài chính, ngân hàng;

-Bảo hiểm;

-Thăm dị, khai thác;

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau có mục đích lợi nhuận.

Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia tách chuyển đổi hình thức của cơng ty.

Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Như vậy thẩm quyền giải quyết của toà án bao gồm rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực kịnh doanh thương mại, tuy nhiên chủ thể của hợp đồng chỉ gồm cá nhân và tổ chức, với mục đích là lợi nhuận, trong đó hợp đồng đại lý với mục đích và chủ thể như trên là do tồ án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Thủ tục giải quyết các vụ án theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 bao gổm các bước sau:

-Khởi kiện và thụ lý vụ án; -Chuẩn bị xét xử vụ án; -Phiên toà sơ thẩm; -Thủ tục phúc thẩm;

-Thủ tục xem xét lại bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật; -Thi hành bản án (quyết định) của toà án;

Ngoài ra các tranh chấp hợp đồng được giải quyết bằng 2 cơ quan toà án khác nhau là Toà Kinh tế và Toà Dân sự.

Theo quy định hiện hành thì Tồ Kinh tế và Tồ Dân sự có chức năng khác nhau. Tồ Dân sự có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự trong đó có tranh chấp về hợp đồng dân sự, Tồ Kinh tế có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp kinh tế trong đó có că các tranh chấp về hợp đồng đại lý.

Như vậy thuận lợi của tồ án là có tính bắt buộc và cưỡng chế rất cao. Tố tụng tại Tịa án, các bên khơng phải trả thù lao cho Thẩm phán, ngồi ra phí hành chính rất hợp lý, các bên tranh chấp chỉ mất chi phí cho các luật sư trong việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho họ. Các Tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có thể triệu tập bên thứ ba và nhân chứng ra trước Tòa án, đây là quyền cưỡng chế mà trọng tài viên khơng có.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều bất lợi vì thủ tục xét xử công khai sẽ không cho phép các bên giữ được bí mật kinh doanh và q trình xết xử kéo dài phức

tạp. Còn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có rất nhiều ưu điểm nổi bật.

Thứ nhất: về tính chung thẩm, phán quyết của Tịa án thường bị kháng cáo hay

kháng nghị. Còn đa số các quyết định Trọng tài không bị kháng cáo, chỉ có thể dựa vào một vài lý do để khước từ quyết định Trọng tài tại Tịa án. Và thường lý do đó là do những sai sót trong thủ tục cơ bản.

Thứ hai: về tính trung lập, Mặc dù Thẩm phán có thể khách quan xong họ vẫn

phải phụ thuộc vào những quy định của pháp luật, sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng do pháp luật quy định gắn liền với quốc tịch của các họ. Cịn các bên có thể bình đẳng về nơi tiến hành Trọng tài, ngôn ngữ sử dụng, quy tắc tố tụng, quốc tịch của các trọng tài viên, và đại diện pháp lý khi đưa tranh chấp của mình ra giải quyết tại Trọng tài.

Thứ ba: không phải tất cả các Thẩm phán đề có chun mơn về lĩnh vực nào đó.

Ví dụ, trong các tranh chấp về sáng chế, ngân hàng. Trong các vụ kiện kéo dài, có thể có nhiều Thẩm phán kế tiếp nhau xét xử vụ kiện. Việc xét xử hai cấp đã thấy rõ điều đó, Thẩm phán giải quyết tại phiên tòa sơ thẩm khác với Thẩm phán tại phiên phúc thẩm. Khi giải quyết tại Trọng tài thì lại khác, các bên có thể lựa chọn các trọng tài viên có trình độ chun mơn cao miễn là trọng tài viên độc lập. Thơng thường thì các trọng tài viên theo kiện từ đầu đến cuối.

Thứ tư: về tính linh hoạt, đa số các quy tắc tố tụng Trọng tài quy định rất linh

hoạt việc xác định thủ tục Trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp, thời hạn, địa điểm tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và nơi các trọng tài viên gặp gỡ, thời gian soạn thảo quyết định trọng tài. Còn Tòa án bị ràng buộc nghiêm ngặt bởi các quy tắc tố tụng của pháp luật.

Thứ năm: về tính bí mật, các phiên xét xử cũng như các phán quyết Tòa án là

cơng khai. Cịn các phiên giải quyết tranh chấp của Trọng tài không được tổ chức cơng khai và chỉ có các bên nhận được quyết định. Đây là một ưu điểm lớn của Trọng tài khi vụ kiện liên quan đến các bí mật thương mại hay phát minh, các đìều khoản chính trong hợp đồng bao gồm cả những điều khoản về tính bí mật phải tuân thủ trong tố tụng trọng tài. Bởi tính bí mật là rất quan trọng trong tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nên các điều khoản bổ sung về tính bí mật có thể được các bên lập hoặc được trọng tài viên lập để đảm bảo tính bí mật trong tố tụng Trọng tài.

Thứ sáu: phán quyết của Tịa án thường rất khó đạt được sự cơng nhận

quốc tế, phán quyết của Tịa án được cơng nhận tại một nước khác thường thông qua một hiệp định song phương hoặc theo các quy tắc rất nghiêm ngặt. Còn quyết định trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước

quốc tế và đặc biệt là công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi.

Chính vì những ưu điểm trên của hình thức giải quyết bằng trọng tài mà hiện nay trong hầu hết các tranh chấp thương mại, các chủ thể đều có ý định đưa tranh chấp ra trọng tài.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng đại lý thƣơng mại thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần thƣơng mại đầu tƣ công nghệ châu âu (Trang 26 - 31)