CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh về hợp
về hợp đồng đại lý
2.1.1 Tình hình pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý
Có thể nói luật thương mại 2005 ra đời đã đưa hoạt động thương mại lên đúng vị trí của nó, điểu này được thể hiện rất rõ trong phạm vi điều chỉnh của nó. Theo Luật thương mại 2205 phạm vi áp dụng là tất cả các hoạt động thương mại phát sinh bên trong và bên ngoài lãnh thổ Việt nam miễn là các bên thoả thuận áp dụng nó, chủ thể tham gia có thể là các cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên và độc lập khơng cần có đăng kí kinh doanh. Cịn Luật thượng mại 1997 chỉ có phạm vị và đối tượng áp dụng vô cùng nhỏ hẹp trong lãnh thổ Việt nam và để kí kết hợp đồng thì các chủ thể phải có đăng kí kinh doanh.
Cịn trong hoạt động đại lý: Cụm từ “Đại lý mua bán hàng hoá” được thay thế bàng cụm từ “Đại lý thương mại”. Như vậy theo luật thương mại 2005 đối tượng điều chỉnh của hoạt động đại lý không chỉ dừng lại ở những hàng hố hữu hình nữa, mà đã mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ.
Ngoài ra trong Luật thương mại cịn có rất nhiều điểm mới cần chú ý, nhưng trong phạm vi của bài viết có hạn nên khơng thể đề cập đến.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng đại lý
Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Công nghệ Châu Âu làm đại lý cho Công ty Fike của Mỹ nên việc xuất khẩu hàng hóa là một việc vơ cùng quan trọng. Việt Nam gia nhập WTO nên việc xuất khẩu và nhập khẩu sẽ được tăng cường thông qua việc giải quyết vấn đề tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của các thành viên WTO; đồng thời thực hiện chiến lược kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu, Việt Nam đã xây dựng được một loạt các ngành hàng có năng lực sản xuất lớn, có sức cạnh tranh mạnh và kim ngạch xuất khẩu cao trên thế giới.
a) Nhân tố pháp luật
Các hệ thống pháp luật của 2 nước khác nhau vì vậy hợp đồng sẽ dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên và phải phù hợp với quy định luật pháp của 2 nước. Các điều khoản sẽ được thiết lập theo sự thỏa thuận của 2 bên.
Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng với thương nhân nước ngoài được ghi nhận trong nhiều điều ước và văn kiện quốc tế. Sự ra đời của các điều ước và văn kiện quốc tế này đã thể hiện những nỗ lực lớn của thế giới trong việc thống nhất hóa
và hài hịa hóa pháp luật thương mại nhằm giải quyết có hiệu quả đối với hiện tượng xung đột pháp luật. Những nỗ lực khác của việc hài hịa pháp luật có thể thấy thơng qua việc ban hành Nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu và Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế.
b)Nhân tố kinh tế
Chính sách đổi mới, mở cửa và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, mở cho Việt Nam nhưng cơ hội để phát huy, phát triển nền kinh tế. Sắp tới đây, mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa các nước thành viên trong Tổ chức thương mại thế giới WTO được giảm đáng kể, thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam. Chính sách "đa dạng hóa, đa phương hóa" cũng giúp Việt Nam gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và nền kinh tế khu vực.
Theo đó nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, có thể nhận thấy qua các thương vụ kinh doanh, số lượng hợp đồng kinh tế - thương mại, số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết tăng lên tuy nhiên kèm theo mức độ phức tạp của các hoạt động kinh doanh cũng như mức độ phức tạp của các hợp đồng kinh tế - thương mại.
c) Nhân tố con người
Việc giao kết với một bên là doanh nghiệp nước ngồi thì nhận thức của vị thế đứng đầu của công ty càng được nâng cao và cần cải thiện hiểu biệt luật của nước mình và nước đối tác. Nhận thức của con người về pháp luật luật hợp đồng mà đặc biệt là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng đại lý trở nên hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như những rủi ro mà các cá nhân, tổ chức kinh tế có thể gặp phải nếu có nhận thức khơng đúng về pháp luật hợp đồng đại lý .Việc nhận thức không đúng của con người về pháp luật về hợp đồng mà đặc biệt là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng rất có thể dẫn đến hợp đồng khơng có hiệu lực bởi được giao kết bởi người khơng có thẩm quyền, vơ hiệu do khơng đúng thẩm quyền của người thực hiện việc giao kết hợp đồng. Việc nhận thức không đúng pháp luật về giao kết hợp đồng có thể gây ra các rủi ro tiềm ẩn sau đó.
Tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách nâng cao nhận thức của con người về pháp luật và có thể nhờ sự giúp đỡ các chuyên gia tư vấn luật
d, Nguồn hàng
Nhân tố này rất quan trọng, nó phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của đất nước. Nếu nguồn hàng tốt thì sẽ đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của hàng hoá, phù hợp với các điều khoản hợp đồng. Nhưng nếu nguồn hàng có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu tiếp theo và quy trình thực hiện hợp đồng. Đến ngày giao hàng mà lượng hàng không đủ, hoặc đủ nhưng không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng mẫu mã kiểu dáng, nhẹ thì phạt
hợp đồng vì chậm hàng, chất lượng khơng đồng đều, nặng thì huỷ hợp đồng và bồi thường mọi thiệt hại do không thực hiện đúng các điều kiện trong hợp đồng. Hơn thế nó cịn làm giảm uy tín, vị thế của cơng ty trên thị trường quốc tế.
e) Các nhân tố khác
Bên cạnh các nhân tố kể trên, một số nhân tố khác ảnh hưởng đến giao kết hợp đồng đại lý có thể kể đến như:
- Sự quản lý của Nhà nước về vấn đề giao kết hợp đồng - Mức độ chặt chẽ của các quy định pháp luật về hợp đồng. - Cơ sở vật chất của Công ty
- Hệ thống ngân hàng - Xuất, nhập khẩu