Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng đại lý thƣơng mại thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần thƣơng mại đầu tƣ công nghệ châu âu (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG

1.4 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng đại lý

1.4.1 Nguyên tắc Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật,đạo đức xã hội đạo đức xã hội

Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, khơng có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể cả Nhà nước được can thiệp, làm thay đổi ý chí của các bên chủ thể. Tuy nhiên, sự tự do ý chí của các bên chủ thể khi giao kế hợp đồng “không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Tức là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được trái với điều cấm của pháp luật và những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận rộng rãi.

Điều 4 BLDS 2005: nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận

Quyền tự do cam kết, thỏa thuận, trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết thỏa thuận đó khơng trái đạo đức xã hội

Khoản 1 Điều 389 BLDS 2005

Tụ do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội Nguyên tắc này được thể hiện trong Khoản 1 điều 11 Luật Thương Mại 2005: Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các qui định của pháp luật mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền, nghĩa vụ các bên trong hoạt động thương mại và bảo hộ các quyền đó.

1.4.2 Ngun tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Ngun tắc các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lý bình đẳng với nhau cũng là một nguyên tắc cơ bản. Đặc trưng và cơ sở của các quan hệ trao đổi là được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận ngang giá.

uyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; khơng ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tơn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của cac bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật khơng thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng

và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong một số trường hợp lại là một cơng việc hồn tồn khơng đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.

1.4.3 Ngun tắc bảo mật thơng tin

Giữ bí mật trong suất thời hạn của hợp đồng hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó, đại lý khơng được tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba hoặc nhân viên của mình trừ trường hợp cần phải biết, bất kỳ thơng tin bí mật nàoliên quan đến công việc của Công ty hoặc các sản phẩm, hoặc bất kỳ bí quyết hoặc bí mật thương mại của Cơng ty hoặc bất kỳ hoạt động kinh doanh nào được Cơng ty thực hiện.

1.4.4 Ngun tắc bình đẳng trước pháp luật .

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật hay cịn gọi là ngun tắc bính đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Các bên tham gia quan hệ hợp đồng nói chung và quan hệ hợp đồng đại lý nói riêng hồn tồn bình đẳng với nhau về quyền và nghía vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên đều có quyền đưa ra những u cầu của mình và đều có quyền chấp nhận hay khơng chấp nhận u cầu của bên kia. Khơng bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng đại lý chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản hợp đồng mua bán hàng hóa.

1.4.5 Nguyên tắc cùng có lợi

Đối với một hợp đồng kinh tế nào thì ngun tắc này ln được đặt ra, đã kinh doanh là phải có lời chứ khơng để thua lỗ. Để cả 2 bên đều phát triển thì các điều khoản hưởng thù lao cho bên làm đại lý là điều quan trọng. Giúp đại lý có động lực mạnh mẽ, mở rộng thị trường đem lại nguồn lợi nhuận cho cả đại lý và bên giao đại lý.

1.4.6 Nguyên tắc tôn trọng quyền sở hữu

Đại lý thương mại là một hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hố cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Hay nói cách khác đại lý chỉ là bên đứng ra mua,bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thay cho doanh nghiệp để hưởng thù lao chính vì vậy bên đại lý khơng phải là chủ sở hữu của hàng hóa. Các đại lý tuyệt đối không được quy định các điều kiện về mua bán, giá cả,… trái với các chính sách của doanh nghiệp trừ trường hợp có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý. Điều này cũng có nghĩa bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá đã giao cho bên đại lý

Tại Điều 170 Luật Thương mại quy định rõ ràng về quyền sở hữu trong đại lý thương mại theo đó: “ bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý”. Theo đó thì chủ sở hữu hàng hóa trong hợp đồng đại lý thương mại là bên giao đại lý.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ - THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CHÂU ÂU

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng đại lý thƣơng mại thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần thƣơng mại đầu tƣ công nghệ châu âu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)