Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 29 - 31)

6. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

2.1. Tổng quan tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hợp đồng

2.1.1. Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hình thức pháp lý của quan hệ thương mại quốc tế, chính vì vậy nó bị sự điều chỉnh bởi pháp luật thương mại quốc tế, bao gồm các điều ước về mua bán hàng hóa quốc tế, các tập quán quốc tế về thương mại, tiền lệ pháp, pháp luật quốc gia và các nguồn luật khác.

Thứ nhất, điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn

bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thương mại quốc tế. Đối với điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam đã tham gia ký kết và phê chuẩn, thương nhân Việt Nam sẽ tuân theo những quy định trong điều ước đó. Đây là nguồn luật đương nhiên của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đối với điều ước quốc tế Việt nam chưa tham gia ký kết và chưa cơng nhận, các bên có thể thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng nhưng có quyền bảo lưu, khơng áp dụng những quy định trái với pháp luật các bên. Căn cứ vào chủ thể, điều ước quốc tế được phân thành hai loại là điều ước quốc tế song phương và điều ước quốc tế đa phương. Là một điều ước quốc tế đa phương, ngày nay Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) được chấp nhận trên phạm vi tồn cầu và được xem như cơng ước thành cơng nhất góp phần thức đẩy thương mại quốc tế. CISG gồm 101 điều khoản với các quy định về phạm vi áp dụng công ước và các điều khoản chung; quy định về giao kết hợp đồng; các quy định thực chất điều chỉnh hợp đồng mua bán, trong đó có quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, và các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng; quy định việc phê chuẩn và hiệu lực của công ước, bao gồm cả quy định về bảo lưu công ước. Với Việt Nam, ngày 24/11/2015, Chủ tịch nước đã ký quyết định về việc gia nhập công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Như vậy, Việt Nam đã chính thức tham gia cơng ước Viên 1980, nên về nguyên tắc cơng ước có hiệu lực ràng buộc với các chủ thể là thương nhân Việt Nam trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi.

Ngoài ra, do các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng có yếu tố nước ngoài cho nên cũng chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập hoặc ký kết, các tập quán quốc tế… Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa pháp nhân Việt Nam và pháp nhân Mỹ chịu sự điều chỉnh của hiệp định thương mại Việt – Mỹ năm 2001.

Thứ hai, tập quán thương mại quốc tế: Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen

phổ biến được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ở một khu vực nhất định hoặc trên phạm vi tồn cầu. Thơng thường, tập qn thương mại quốc tế trở thành luật áp dụng chung đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi các bên lựa chọn. Một trong những tập quán thông dụng trong thương mại quốc tế hiện nay là Các điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERMS) do ICC ban hành năm 1936 (được sửa đổi bổ sung năm 1953, 1967, 1980, 1990, 2000 và 2010); Quy tắc chung về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (UCP 500); Bộ nguyên tắc của UNIDROIT; Luật mẫu của trọng tài UNCITRAL ban hành năm 1985; Cơng ước New York năm 1958… Trong đó, nhóm điều kiện cơ sở giao hàng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là những điều kiện được ICC tập hợp và xuất bản (INCOTERMS). Các phiên bản mới không loại trừ hiệu lực của những phiên bản cũ. Do đó, các bên khi sử dụng INCOTERMS hay các điều kiện cơ sở giao hàng khác phải chỉ rõ điều kiện có sở giao hàng theo nguồn nào mà họ muốn sử dụng. Nếu các bên không chỉ rõ điều kiện cơ sở giao hàng nào được sử dụng thì Tịa án hay Trọng tài sẽ áp dụng nội dung của điều kiện có sở giao hàng mà luật nước họ sử dụng.

Thứ ba, pháp luật quốc gia: Pháp luật quốc gia là hệ thống các quy phạm pháp lý, thành

văn hoặc không thành văn do Nhà nước đặt ra hoặc công nhận nhằm điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa các chủ thể của pháp luật, và về nguyên tắc những quan hệ đó phát sinh trong lãnh thổ hoặc quyền tài phán của quốc gia đó. Luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong các trường hợp sau: Khi các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận trong điều khoản luật áp dụng của hợp đồng về việc chọn luật của một bên hoặc bên thứ ba để điều chỉnh hợp đồng; khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan, luật quốc gia đương nhiên trở thành luật áp dụng; khi có quy định của pháp luật quốc gia.

Ở Việt Nam, vì hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng thương mại nên trước hết chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại Việt Nam 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 23/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007; Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006; Thông tư số 48/2006/TT-BVHTT ngày 5/5/2006; Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6/4/2006… Mặt khác, hợp đồng mua bán hàng hóa là một dạng đặc

biệt của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự do đó cũng sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2005. Đến nay, các quy định pháp luật cơ bản cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam được thể hiện trong Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật trước đó như Bộ luật dân sự 1995, Luật thương mại 1997, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Sự đổi mới trong các quy định của của Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 phần nào giải quyết vấn đề chồng chéo trong các quy định trước đó, mang lại mơi trường pháp luật thuận lợi hơn cho các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Thứ tư, các nguồn luật khác: Có một số nguồn luật khác cũng ngày càng trở nên quan

trọng trong việc điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và có tính chấp pháp lý tương tự như các tập quán thương mại quốc tế - đó là các hợp đồng mẫu và các nguyên tắc chung của luật hợp đồng. Trong đó: Hợp đồng mẫu gồm các hợp đầu mẫu do một hiệp hội nghề nghiệp hay các tổ chức độc lập với các bên soạn thảo; nguyên tắc chung của luật hợp đồng thông thường là những nguyên tắc được đúc rút từ thực tiễn kinh doanh quốc tế, được các thương nhân thừa nhận và áp dụng cho các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mình và trở thành phổ biến.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 29 - 31)