Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 48 - 52)

6. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

3.2.Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và

nâng cao hiệu quả áp dụng tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh

3.2.1. Về phía Nhà nước

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế phát triển mạnh mẽ hiện nay, với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì những điều chỉnh cơ bản để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế bao gồm: Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật kinh tế, trong đó có pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; cải cách kinh tế theo hướng thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như tồn bộ nền kinh tế. Theo đó,

Nhà nước đóng vai trị thiết yếu trong q trình hội nhập kinh tế, vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở việc Nhà nước góp phần đắc lực vào việc tạo môi trường cho thị trường phát triển. Muốn làm được điều đó, đầu tiên Nhà nước phải có sự quan tâm đúng đắn tới hệ thống pháp luật, trong đó pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là vô cùng quan trọng.

Thứ nhất, các văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần được quy

định rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu. Để làm được điều này, trước hết Nhà nước phải không ngừng nâng cao trình độ lập pháp, đảm bảo các nhà làm luật khơng những là những người có hiểu biết sâu rộng về pháp luật mà còn hiểu rõ thực tế hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay. Ngoài việc đưa ra các quy định cụ thể, đơn giản, dễ hiểu; các văn bản pháp luật liên quan cũng cần được Nhà nước ban hành công khai để các chủ thể và đối tượng có nhu cầu khác dễ dàng tiếp cận pháp luật hiện hành và cập nhật những thông tin đổi mới gần nhất. Mặt khác, để đảm bảo các quy định mới về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phù hợp với thực tiễn xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hiện nay, Nhà nước cần tiến hành lấy ý kiến với các văn bản pháp luật liên quan trước khi ban hành đồng thời thường xuyên kiểm tra, rà soát hiệu quả thi hành của các văn bản pháp luật.

Thứ hai, Nhà nước cần ban hành một cách đồng bộ và có sự thống nhất giữa các văn bản

pháp luật quy định liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Có thể thấy hầu hết các văn bản pháp luật hiện nay đều mắc phải tình trạng này. Ví dụ: Luật thương mại 2005, được Quốc hội thơng qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 nhưng Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước ngồi được thơng qua ngày 23/01/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2006. Tức là từ ngày 01/01/2006 đến 01/5/2006 chưa có văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật thương mại 2005 về vấn đề này. Vì vậy, để đảm bảo các văn bản pháp luật của Nhà nước có tính đồng bộ và hiệu quả thi hành cao thì văn bản hướng dẫn chi tiết cần phải được soạn thảo đồng thời với dự án luật để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành văn bản này khi luật đã có hiệu lực. Có như thế, các doanh nghiệp khi áp dụng luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới dễ dàng, hạn chế được những nhầm lẫn gây tranh chấp khơng đáng có.

Thứ ba, trong cơng tác quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần phải có những

chính sách quản lý hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; cụ thể như giảm bớt những thủ tục hải quan phức tạp không cần thiết,

gây cản trở hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù chế độ hải quan đã được sửa đổi trong những năm qua song việc làm thủ tục hải quan hiện nay vẫn khiến cho các doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí. Trong khi đó cịn tồn tại nhiều cán bộ hải quan lợi dụng chức vụ và quyền hạn gây bất lợi cho doanh nghiệp khi làm thủ tục. Vì thế, Nhà nước cần phải có các biện pháp hạn chế tình trạng tiêu cực này đồng thời giảm nhẹ các thủ tục hải quan hơn nữa. Bên cạnh đó, biểu thuế nhập khẩu của nước ta hiện nay tương đối cao so với biểu thuế của các nước khác và việc phân loại hàng hóa nhập khẩu hiện nay cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu dù trên thực tế Việt Nam đã có cam kết giảm thuế nhập khẩu hàng hóa khi tham gia WTO. Biết rằng việc thực hiện cam kết này cần có lộ trình lâu dài tuy nhiên để khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ, cần có các chính sách điều chỉnh thuế suất và miễn giảm thuế thích hợp hơn.

3.2.2. Về phía Cơng ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh

Đối với cán bộ, công nhân viên của công ty: Việc mời giảng viên, mở các lớp về pháp

luật liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa của cơng ty cần được ưu tiên thực hiện thường xuyên hơn. Bởi lẽ, Việt Nam đang rất tích cực trong việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và bước vào năm 2016, Việt Nam sẽ bắt đầu bước chân vào hội nhập ở mức cao hơn so với mức hội nhập hiện nay; cho nên nâng cao trình độ pháp luật của cán bộ, công nhân viên công ty không đơn giản giảm thiểu rủi ro trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà cịn góp phần đảm bảo sức cạnh tranh cho cơng ty khi mà q trình hội nhập đang diễn ra ngày một sâu rộng. Bên cạnh các lớp đào tạo pháp luật ngắn hạn, công ty nên cử các nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán hợp đồng đi học các lớp luật chuyên nghiệp về pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đây sẽ là nguồn nhân lực quan trọng, xét trong dài hạn sẽ giúp cơng ty giảm được chi phí do thuê dịch vụ tư vấn pháp luật đồng thời chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Đối với việc tìm kiếm đối tác và tiếp cận thị trường mới: Do mặt hàng kinh doanh của

công ty chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản, thường xuyên chịu sự ép giá từ phía các đối tác nhập khẩu nước ngồi đặc biệt là các thương nhân Mỹ nên cơng ty cần chủ động tìm hiểu và cập nhật các quy định pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng cũng như điều kiện nhập khẩu cùng các quy định pháp luật khác liên quan tại thị trường này để tránh gặp phải rủi ro. Song song với đó, cơng ty cũng nên thúc đẩy nghiên cứu các thị trường khác, đa dạng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để có thêm nhiều đối tác nhập khẩu lâu dài, đem lại nhiều lợi ích cho cơng ty. Trong cơng tác tìm kiếm các thị trường, cơng ty nên ưu tiên quan tâm đến các thị trường mới, có ít đối thủ cạnh tranh cùng ngành; một mặt giúp công ty giảm

áp lực cạnh tranh, mặt khác hỗ trợ công ty nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, thu được lợi nhuận.

Đối với việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Khi giao kết

hợp đồng, cơng ty cần hiểu rõ các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để thỏa hợp đồng một cách có lợi nhất cho cơng ty. Pháp luật mà cơng ty áp dụng để điều chỉnh hợp đồng cũng phải liên tục được cập nhật để tránh tình trạng vi phạm pháp luật khơng đáng có.

Ngồi ra, trong q trình giao kết hợp đồng, cơng ty nên chú trọng hơn tới việc soạn thảo các hợp đồng khác nhau cho từng loại hàng và từng đối tượng khách hàng cụ thể để đảm bảo quyền lợi và hạn chế tranh chấp xảy ra. Với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà cơng ty có ý định ký kết trong tương lai, cần bổ sung thêm các nội dung cụ thể trong điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng như nguyên tắc giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp… Bên cạnh đó, phương thức thanh tốn hợp đồng cũng cần được cơng ty tìm hiểu kỹ càng hơn trước khi chấp nhận, đưa vào nội dung hợp đồng.

Với việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cơng ty phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm theo đúng các tiêu chuẩn đã thỏa thuận trước đó, cơng tác kiểm tra số lượng, chất lượng, bao bì sản phẩm trước khi giao hàng phải được tiến hành nghiêm ngặt. Thực hiện đúng hợp đồng vừa giúp cơng ty tiết kiệm được các chi phí khi có khiếu nại, tranh chấp xảy ra vừa tạo được uy tín trước đối tác. Khi thực hiện thủ tục hải quan, có những thủ tục mất nhiều thời gian, chi phí, cán bộ thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của cơng ty cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết theo đúng yêu cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra của cơ quan hải quan.

3.2.3. Về phía pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Tuy đã có nhiều tác động tích cực đến hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế song pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở nước ta vẫn còn tồn tại một số quy định chưa thực sự hợp lý cần được xem xét để sửa đổi, bổ sung như sau:

Về khái niệm và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Ở nước ta, khái

niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa được hiểu một cách đầy đủ, thống nhất và chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa loại hợp đồng này. Tương tự như vậy, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa được quy định riêng trong một văn bản pháp lý nào mà việc điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện theo quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, khi mà yếu tố quốc tế và các tính chất đặc thù của

quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế khơng được nhấn mạnh. Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 đã đưa ra các nội dung cần thiết trong hợp đồng nói chung, có tính định hướng cho người áp dụng đưa vào hợp đồng. Song hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cịn có rất nhiều nội dung cần thiết đưa vào hợp đồng do đặc thù từ yếu tố quốc tế mà quy định này lại không đề cập đến. Bởi vậy, cần bổ sung các quy định pháp luật đối với nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tạo định hướng rõ ràng cho các chủ thể khi tham gia giao kết.

Về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Luật thương mại 2005 chưa

công nhận các tài sản vơ hình là hàng hóa đối tượng của kinh doanh. Ví dụ: Đối với thương hiệu hàng hóa là một tài sản vơ hình có thể chuyển giao, pháp luật nước ta chỉ có các quy định trong việc nhượng quyền thương hiệu theo Luật thương mại 2005 mà chưa quy định cụ thể hoạt động mua bán thương hiệu có tính chất quốc tế. Trên thực tế vẫn diễn ra các hoạt động mua bán thương hiệu giữa thương nhân có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau mà các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán trong trường hợp này chưa được cụ thể. Như vậy, cần phải bổ sung thêm nội dung mua bán hàng hóa quốc tế khi đối tượng của hợp đồng là một số tài sản vơ hình có tính chất đặc biệt.

Về ngơn ngữ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Pháp luật Việt Nam hiện nay

khơng có quy định chính thức về ngơn ngữ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó pháp luật thừa nhận hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sử dụng ngơn ngữ do các bên tự do thỏa thuận. Tuy nhiên đối với hoạt động quản lý của Nhà nước ta, trong một số thủ tục quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp đồng buộc phải ở dạng ngơn ngữ tiếng Việt. Vì thế, nên có các quy định rõ ràng về ngơn ngữ trong hợp đồng như khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên phải ký kết thêm một bản hợp đồng đã dịch sang tiếng Việt để dễ dàng sử dụng và đáp ứng các yêu cầu hành chính Nhà nước khác liên quan.

Về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Theo pháp luật Việt Nam, hình thức

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải ở dạng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Nhưng, để phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế, cụ thể là các quy định của CISG về hình thức hợp đồng và đảm bảo nguyên tắc tự do thỏa thuận cho các bên, nên sửa đổi quy định này một cách thơng thống hơn, chấp nhận những hình thức khác của hợp đồng dựa theo lựa chọn và căn cứ xác định thỏa thuận của các bên.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 48 - 52)