Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc giao kết hợp đồng mua

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 32 - 37)

6. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

2.2.1.Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc giao kết hợp đồng mua

2.1. Tổng quan tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hợp đồng

2.2.1.Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc giao kết hợp đồng mua

Như vậy, nhận thức của con người về pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ rủi ro khi thực hiện hợp đồng.

Thứ ba, sự quản lý của Nhà nước đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Nhà

nước là cơ quan có vai trị quyết định đến sự ổn định của nền kinh tế và là cơ sở thúc đẩy ngoại thương phát triển. Để thực hiện các mục tiêu đó, điều quan trọng nhất là Nhà nước tạo lập khung pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả và cũng chỉ duy nhất Nhà nước có được chức năng này. Theo đó, hệ chuẩn pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Nhà nước càng được xây dựng đồng bộ, đúng đắn, nhất quán và kịp thời bao nhiêu, càng có tác động tích cực tới sự vận hành của nền kinh tế bấy nhiêu.

Bên cạnh các yếu tố trên, cịn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đên pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sự phát triển của khoa học kỹ thuật, văn hóa doanh nghiệp… Có thể kết luận rằng, trước những ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau, công tác nghiên cứu để khơng ngừng hồn thiện các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một nhu cầu tất yếu.

2.2. Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trong những năm gần đây, pháp luật thương mại quốc tế ở nước ta không ngừng phát triển. Luật thương mại số 36/2005/QH11 ra đời thay thế cho Luật thương mại năm 1997 đã góp phần tích cực trong việc điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Luật thương mại 2005 khơng tách riêng một mục cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế như Luật thương mại 1997, mà quy định cùng với hoạt động thương mại trong nước thành “Các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa”. Trong hệ thống pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được đề cập trong Bộ luật dân sự 2005 phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi; vấn đề người đại diện giao kết hợp đồng được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 cũng mang lại điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Dưới đây là những phân tích cụ thể hơn về thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh việc giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

2.2.1. Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế mua bán hàng hóa quốc tế

Thứ nhất, về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Chủ thể của hợp

điều kiện tham gia quan hệ này. Song trong thực tế thương mại quốc tế, không phải lúc nào các chủ thể của hợp đồng là bên bán và bên mua đều đích thực trực tiếp ký hay thực hiện hợp đồng mà họ ủy nhiệm, ủy quyền hoặc ủy thác cho bên thứ ba thường là đại diện thương mại hoặc bên nhận ủy quyền ký kết hợp đồng. Bộ luật dân sự 2005 quy định đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện; hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản.[14]

Về vấn đề người đại diện, so với Luật doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp 2014 đã có quy định mới được đánh giá cao, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2005 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn và cơng ty cổ phần chỉ có một người đại diện theo pháp luật của công ty (Điều 46, Điều 67 đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và Điều 95 đối với cơng ty cổ phần). Trong khi đó, Luật doanh nghiệp 2014 lại quy định công ty trách nhiệm hữu hạn và cơng ty cổ phần “có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, ở Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn, làm xuất hiện nhiều hơn những nhu cầu mua bán hàng hóa quốc tế. Trong đó việc nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác nhau, mà bản thân cá nhân một người khơng thể đảm nhận hết vai trị quan trọng ấy. Quy định mới này góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp, theo đó điều lệ cơng ty sẽ quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ hai, về nội dung giao kết trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Theo quy định của Luật thương mại nước ta năm 1997 đã chính thức hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006, hợp đồng mua bán hàng hóa phải có các nội dung chủ yếu là: Tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. Việc quy định hợp đồng phải có các nội dung nêu trên mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản – tự do thỏa thuận của pháp luật thương mại. Hơn nữa, Điều 14 Công ước Viên 1980 quy định tối thiểu về các nội dung bắt buộc này cũng chỉ xoay quanh ba điều khoản là tên hàng, số lượng và giá cả. Vì thế, để phù hợp hơn với pháp luật quốc tế cũng như tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận hợp đồng của các chủ thể, Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định khi ký kết hợp đồng các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau: Đối tượng 14[] Căn cứ Điều 142 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005

của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng và các nội dung khác. Rõ ràng quy định mới đã tiến bộ hợn, nội dung hợp đồng đưa ra nhằm giúp các bên tham gia hợp đồng xác định được các thỏa thuận cụ thể mà khơng mang tính ràng buộc hay hạn chế quyền tự do hợp đồng của các bên.

- Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Theo pháp luật thương mại của đa số các nước trên thế giới và nhiều điều ước quốc tế, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản là: Có thể đưa vào lưu thơng và có tính trao đổi, mua bán. Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005 đã xác định cụ thể hơn về hàng hóa, theo đó hàng hóa gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và các vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên vẫn còn tồn điểm hạn chế trong quy định này, có thể dễ dàng nhận thấy hàng hóa nói trên chỉ bao gồm các loại tài sản hữu hình. Như vậy, các loại tài sản vơ hình khác (như quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng hóa) khơng được thừa nhận là hàng hóa.

Để hàng hóa trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì hàng hóa đó phải đảm bảo được phép kinh doanh và khơng thuộc hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu. Từ sau khi có Luật thương mại 2005, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng được mở rộng hơn nữa bởi sự ra đời của Nghị định 12/2006/NĐ-CP. Theo Nghị định này, thương nhân được xuất nhập khẩu hàng hóa khơng phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ các hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.[15] Theo đó, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam là những hàng hóa được phép kinh doanh và lưu thơng trên thị trường, khơng phải là những hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Nếu các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc đối tượng cấm kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thì hợp đồng đó mặc nhiên vơ hiệu. Việc ra đời Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước ngồi như vậy không những giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận quy định của luật mà còn giúp tránh được các sai phạm trong quá trình thi hành luật.

- Số lượng và chất lượng hàng hóa: Số lượng hàng hóa được các bên thỏa thuận theo mong muốn. Chất lượng hàng hóa lại được quy định cụ thể trong Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội, bao gồm cả các quy định về 15[] Xem thêm tại Phụ lục số 01 “Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu”, Nghị định 12/2006/NĐ-CP

quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp có căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi giao nhận hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc có riêng một sắc luật về chất lượng hàng hóa cho thấy tầm quan trọng của nó trong hoạt động mua bán hàng hóa, do đó các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần đặc biệt quan tâm đến nội dung này.

- Giá và phương thức thanh toán: Giá cả và phương thức thanh toán được các bên tự do thỏa thuận và áp dụng trong khuôn khổ của pháp luật. Pháp luật nước ta cho phép đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba. Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc khơng trùng với đồng tiền tính giá. Khi đồng tiền thanh tốn và đồng tiền tính giá là hai đồng tiền khác nhau, cần xác định tỷ giá quy đổi hai đồng tiền này. Về phương thức thanh tốn, pháp luật nước ta tơn trọng quyền lựa chọn các phương thức thanh toán thường sử dụng trong kinh doanh quốc tế sau để các bên có thể thỏa thuận, thống nhất trong hợp đồng tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể như: Phương thức hàng đổi hàng, thanh toán bằng tiền mặt, nhờ thu, tín dụng chứng từ, chuyển tiền, chuyển tài khoản…

- Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng: Pháp luật nước ta tôn trọng thỏa thuận của các bên về địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. Trên thực tế các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay thường thỏa thuận áp dụng các điều kiện cơ sở giao hàng INCOTERMS trong hợp đồng của mình, căn cứ vào đó xác định địa điểm giao hàng và thời hạn giao nhận.

Thứ ba, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Theo quy định tại Điều 27 Luật thương mại 2005, mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Như vậy, điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực theo pháp luật Việt Nam là hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản hay hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức hợp đồng tương đương với hợp đồng bằng văn bản theo quy định của Luật thương mại 2005 gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu.[16]

Trường hợp các bên khơng tn thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt buộc hợp đồng đó phải tuân thủ về hình thức thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đó sẽ bị vơ hiệu.

Khác với pháp luật nước ta, CISG công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng, nghĩa là một hợp đồng mua bán hàng hóa khơng nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể được thành lập bằng lời nói, bằng hành vi và có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả 16[] Căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật thương mại Việt Nam 2005

bằng nhân chứng (Điều 11 CISG). Đây là một điểm khác biệt cơ bản giữa CISG và pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt này không tạo nên mâu thuẫn khi Việt Nam tham gia CISG vì Việt Nam có quyền bảo lưu sự khác biệt này theo Điều 96 của CISG.

Thứ tư, ngơn ngữ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Pháp luật nước ta chưa có

quy định rõ ràng, cụ thể nào về ngôn ngữ được dùng trong hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngoại trừ một số quy định về ngôn ngữ trong một số loại hợp đồng như: Khoản 2 Điều 14 Luật chuyển giao công nghệ năm 2006: “Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận; trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt. Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngồi có giá trị như nhau”. Hay quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 48/2010/NĐ-CP: “Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của phía nước ngồi thì ngơn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh. Khi hợp đồng xây dựng được ký kết bằng hai ngơn ngữ thì các bên phải thỏa thuận về ngơn ngữ sử dụng trong q trình giao dịch hợp đồng và thứ tự ưu tiên sử dụng ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng (nếu có)”. Bởi vậy, nguyên tắc tự do thỏa thuận luôn được đưa lên hàng đầu. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là ngoại ngữ đối với một hoặc các bên tham gia giao kết, tùy vào sự lựa chọn và thỏa thuận giữa chủ thể hợp đồng. Điều này gây nên một số khó khăn cho thương nhân Việt Nam khi mà ngơn ngữ trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở Việt Nam là tiếng Việt. Theo đó các doanh nghiệp phải có bản hợp đồng bằng tiếng Việt khi làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thứ năm, trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Luật thương mại Việt

Nam khơng quy định cụ thể trình tự giao kết hợp đồng nên các quy định của Bộ luật dân sự 2005 sẽ được áp dụng với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm quá trình đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết. Đây cũng là trình tự giao kết được thừa nhận trong các thông lệ quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa.

Ngoại trừ một số chi tiết cụ thể, hầu hết các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến trình tự giao kết hợp đồng đều mua bán hàng hóa quốc tế đều tương thích với những nguyên tắc cơ bản của Cơng ước Viên 1980. Chỉ có một số khác biệt nhỏ, thể hiện ở những quy định chi tiết hơn của Cơng ước. Ví dụ: CISG quy định rất rõ tại Điều 19.3 về nội dung của chấp nhận chào hàng, qua đó có thể xác định được những sửa đổi bổ sung nào của chấp nhận chào hàng là cơ bản khiến cho chấp nhận chào hàng đó trở thành một chào hàng mới.

Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 khơng có quy định cụ thể như vậy. Ngoài ra, do yêu cầu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 32 - 37)