Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 40 - 44)

6. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

2.3.Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế tại Cơng ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh

2.3.1. Khái quát hoạt động mua bán hàng hóa qc tế của Cơng ty cổ phần Xuấtkhẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh

Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh (tên viết tắt: AQUAPEXCO) tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập, đi vào hoạt động kể từ năm 1988 và chuyển đổi thành công ty cổ phần từ tháng 4/2005 theo Quyết định số 552/QĐ-CT ngày 16/02/2005 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Những năm đầu mới đi vào hoạt động, doanh nghiệp

không tự khai thác được thị trường tiêu thụ mà hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp khác trong nước để tiêu thụ sản phẩm do chính đơn vị sản xuất ra. Đến năm 1996, cơng ty đã khai thác được thị trường tiêu thụ và bắt đầu xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trường Nhật Bản. Công ty xác định chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết, do vậy chất lượng sản phẩm và uy tín của cơng ty đã được khẳng định đối với các bạn hàng trong khu vực và trên trường quốc tế. Sản phẩm của cơng ty đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó đã chinh phục được các thị trường khó tính và u cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm như: Nhật Bản, Mỹ, EU… Bên cạnh đó cơng ty khơng ngừng mở rộng, tìm kiếm thị trường ra một số nước thuộc châu Á và châu Mỹ La Tinh.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty hiện nay gồm: Các sản phẩm từ tơm và các sản phẩm từ mực. Ngồi hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì cơng ty cịn có nhiều sản phẩm khác như nguyên con còn cá đổng lượng, cá thu fillet, ghẹ nguyên con, chả mực rán, chả cá… Công ty luôn nỗ lực đổi mới sản phẩm để phù hợp với nhiều thị trường khác nhau. Mỗi năm công ty xuất khẩu từ hàng trăm tấn thủy hải sản đi các nước thu được hàng chục triệu USD. Dưới đây là bảng giá trị các mặt hàng xuất khẩu của công ty các năm gần đây:

Bảng giá trị các mặt hàng chủ lực của công ty

Mặt hàng Năm 2013 2014 2015 Sản lượng (tấn) Giá trị (VNĐ) Sản lượng (tấn) Giá trị (VNĐ) Sản lượng (tấn) Giá trị (VNĐ) Tôm 845 21.125.000.00 0 861 21.525.000.000 900 22.500.000.000 Mực 781 24.992.000.00 0 801 25.632.000.000 890 28.480.000.000 Các sản phẩm khác 581 15.687.000.00 0 629 16.983.000.000 758 20.466.000.000 TỔNG 2.207 61.804.000.00 0 2.291 64.140.000.000 2.548 71.446.000.000 (Nguồn: Phịng tài chính – kế tốn)

Bên cạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, hàng năm cơng ty khơng ngừng đổi mới máy móc trang thiết bị hiện đại, phù hợp đặc điểm và nhu cầu của thị trường bằng cách nhập

khẩu các máy móc, mua các tư liệu sản xuất từ nước ngoài; nâng cao chất lượng sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty.

2.3.2. Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế tại Cơng ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh quốc tế tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh

Thứ nhất, trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của cơng ty được giao kết trên cơ sở nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp của công ty hoặc qua hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu của đối tác muốn thông qua công ty để hoạt động xuất nhập khẩu. Khi có nhu cầu về các sản phẩm của cơng ty, đối tác có thể liên hệ trực tiếp với cơng ty để đàm phán, ký kết hợp đồng. Các đối tác nhập khẩu sản phẩm của công ty hiện nay chủ yếu là các thương nhân từ Nhật, Mỹ và một số quốc gia châu Âu. Trong quá trình giao kết hợp đồng, để tránh tình trạng nhầm lẫn, cơng ty và đối tác luôn thống nhất rõ ràng tên gọi và số lượng, chủng loại hàng hóa. Đơn giá cũng được thỏa thuận quy định trên đơn vị định lượng rõ ràng là kilôgam. Do đặc thù hàng hóa của cơng ty là thực phẩm đã qua chế biến cần được bảo quản nên cách thức đóng gói hàng hóa cũng như ký mã hiệu trên bao bì đều được thỏa thuận chi tiết.

Cơng ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh thực hiện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng việc đưa ra các đề nghị giao kết hợp đồng và nhận lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng từ đối tác; trong nhiều trường hợp công ty cũng nhận các đề nghị giao kết và xem xét, cân nhắc trước khi gửi chấp nhận đề nghị. Tuy nhiên việc giao kết hợp đồng cũng đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, am hiểu các quy định pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế trong khi nhân lực hiện tại của công ty chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu này nên công ty thường sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp luật khi soạn thảo các đề nghị giao kết để đảm bảo tính pháp lý vững chắc cho các quyền lợi trong hợp đồng. Với các đối tác đáng tin cậy, công ty chủ động gửi fax chào hàng, cung cấp đơn giá và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm. Phương thức này giúp cơng ty tiết kiệm chi phí và kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Không những thế, giao kết hợp đồng thông qua việc chào hàng và chấp nhận chào hàng tạo điều kiện cho cơng ty có thể trao đổi với nhiều đối tác ở nhiều nước khác nhau, từ đó cân nhắc và lựa chọn đối tác phù hợp nhất.

Về ngôn ngữ trong hợp đồng, công ty thường sử dụng tiếng Anh trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mình. Tuy nhiên, do một số yêu cầu của Nhà nước về thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh nên công ty thường xuyên phải trả thêm khoản chi phí do sử dụng dịch vụ dịch thuật để dịch các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sang tiếng Việt.

Ngồi ra, để thuận tiện và đảm bảo cho việc thanh toán hợp đồng, công ty và đối tác đàm phán rất cụ thể về giá trị hợp đồng và đồng tiền thanh toán cũng như phương thức thanh toán. Với các đối tác châu Âu, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của cơng ty là đồng euro, với các quốc gia khác thường là đồng đô la Mỹ; phương thức thanh toán sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong từng hợp đồng khác nhau.

Đặc biệt, công ty luôn chú trọng tới điều khoản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng và điều khoản về giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong mỗi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà cơng ty ký kết để hạn chế tranh chấp và dễ dàng xử lý khi có tranh xảy ra.

Thứ hai, trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Cơng ty ln đặt chữ tín lên hàng đầu và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã giao kết. Cơng ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủy hải sản nên trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mình, cơng ty thường thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết ở vai trò là bên bán.

Do mặt hàng xuất khẩu của cơng ty khơng thuộc Danh mục các lồi thủy sản cấm xuất khẩu và xuất khẩu có điều kiện tại phụ lục 01, phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT nên công ty không phải thực hiện thủ thục xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa.[20] Trên thực tế quy trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể là thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của cơng ty diễn ra qua các bước sau:

- Giao hàng: Để thực hiện việc giao hàng trươc hết công ty giục mở L/C và tiến hành kiểm tra L/C nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thức thanh toán này. Bước này được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo chắc chắn sẽ nhận được tiền hàng từ phía bên nhập khẩu, trước khi giao hàng cơng ty sẽ yêu cầu bên mua mở L/C và nhận L/C của bên mua. Sau đó cơng ty tiến hành kiểm tra những thông tin kèm theo để đảm bảo phù hợp với điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Mọi sai sót phát hiện sẽ được thơng báo kịp thời cho bên mua để sửa đổi thay thế cho phù hợp với cam kết giữa các bên đã thỏa thuận. Đông thời để đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, công ty thường chuẩn bị hàng xuất khẩu trong thời gian hợp lý. Công ty tiến hành chế biến hàng từ vùng ngun liệu sẵn có với khoảng 9000 Ha mặt nước ni trồng thủy sản của thị xã Quảng Yên và nguồn thủy hải sản từ hàng trăm tàu thuyền đánh bắt của ngư dân với số lượng đánh bắt hàng năm từ 2000 đến 2500 tấn đảm bảo cho xuất khẩu. Việc chế biến sản phẩm đơng lạnh được thực hiện theo đúng quy trình đảm bảo hàng được giao theo yêu cầu. Sản phẩm được gói trong hai lớp bao bì có khả năng giữ nhiệt độ lạnh và giữ ẩm tốt, tiện cho việc bốc xếp và bảo quản. Hàng được xếp trong 20[] Theo Điều 31 Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011

container lạnh, giữ nhiệt độ đảm bảo cho hàng hóa khơng bị hỏng. Cơng việc in bao bì đóng gói hàng hóa, in mã hiệu sản phẩm được thực hiện bởi Công ty sản xuất bao bì Thành Lương. Sau đó cơng ty sẽ thực hiện giao hàng đúng với thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận: Sau khi hàng hóa được hồn thành các thủ tục thông quan sẽ được xếp lên tàu chuyên chở theo điều kiện FOB – Incoterms 2010.

- Kiểm tra hàng hóa trước khi giao: Trước khi giao hàng, cơng ty để cho bên mua hàng kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì… nhằm đảm bảo tính chính xác theo yêu cầu của bên mua.

Để thực hiện việc hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, ngồi các nghĩa vụ cơ bản trên, công ty cần phải thực hiện một số thủ tục khác theo quy định pháp luật như làm thủ tục hải quan: Công ty tiến hành khai báo hải quan gồm một bộ tờ khai theo quy định của pháp luật, trong đó có tờ khai hải quan hàng xuất khẩu, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ.

Về vấn đề vi phạm hợp đồng: Tuy trên thực tế thực hiện hợp đồng của công ty, công ty chưa để xảy ra các vi phạm hợp đồng và luôn cố gắng để thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình song nếu có khiếu nại từ phía đối tác về tổn thất hay hư hại với chất lượng hàng hóa, cơng ty nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của họ. Mọi khiếu nại của hai bên đều được ưu tiên giải quyết thoả đáng trên tinh thần hữu nghị, nếu khơng giải quyết được thì sẽ giải quyết theo như điều khoản về giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo hợp đồng đã thoả thuận.

Với hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, cơng ty thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Cụ thể, ngoài nghĩa vụ cơ bản như nhận hàng và thanh tốn, quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty gồm: Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa (nếu hàng hóa nằm trong Danh mục hàng hóa cần có giấy phép nhập khẩu); mở L/C; thuê tàu; mua bảo hiểm tùy theo thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng; làm thủ tục hải quan; nhận hàng; kiểm tra hàng; làm thủ tục thanh toán; khiếu nại về hàng hóa bị tổn thất, khơng đầy đủ số lượng hoặc không đúng với quy định của hợp đồng; giải quyết tranh chấp nếu có.

Nhìn chung, từ khi đi vào hoạt động như một công ty cổ phần tới nay Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh đã nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cơng ty cũng chưa gặp phải vi phạm nghiêm trọng nào trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng với các đối tác của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 40 - 44)