Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 37 - 40)

6. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

2.2.2.Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng

đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán được quy định chủ yếu tại các Điều từ Điều 34 đến Điều 62 Luật Thương mại 2005. Theo đó, pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các bên như sau:

Thứ nhất, nghĩa vụ cơ bản của bên bán:

Trước hết, bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng đúng đối tượng, chất lượng và thời hạn đã giao kết, bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hố khơng phù hợp với hợp đồng.[17] Đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp không phù hợp đối với hợp đồng theo quy định của pháp luật, bên bán sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó. Trừ trường hợp này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định, bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hố đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro. Bên cạnh đó bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.[18]

Nếu có thỏa thuận về chứng từ hàng hóa, bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hố cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.

Xét đến thời điểm và địa điểm giao hàng, bên bán phải tôn trọng thực hiện sự thỏa thuận về thời điểm và địa điểm giao hàng, tuy nhiên nếu các bên khơng có thỏa thuận trước về thời điểm và địa điểm thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo Luật thương mại 2005, trường hợp chỉ có thoả thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thơng báo trước cho bên mua; trường hợp khơng có thoả thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. Để giúp các bên có 17[] Xem thêm quy định về hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng tại khoản 1 Điều 39 Luật thương mại Việt Nam 2005 18[] Theo Điều 40 Luật thương mại Việt Nam 2005

cơ sở để thực hiện hợp đồng hoặc cơ quan có thẩm quyền có cơ sở giải quyết tranh chấp phát sinh khi ký kết hợp đồng trong thương mại. Luật thương mại năm 2005 đã quy định một số trường hợp cụ thể áp dụng trong trường hợp các bên khơng có thoả thuận về địa điểm giao hàng, lúc này việc xác định địa điểm giao hàng được thực hiện như sau:

- Trường hợp hàng hố là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hố đó.

- Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hố thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên.

- Trường hợp trong hợp đồng khơng có quy định về vận chuyển hàng hố, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hố thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó.

Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu khơng có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

Ngoài các nghĩa vụ trên, theo quy định của Luật thương mại 2005 bên bán phải để bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận, đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa đem ra mua bán, chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua và bảo hành hàng hóa đúng cam kết. Như vậy pháp luật nước ta không quy định bên bán buộc phải kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng mà chỉ quy định điều kiện về kiểm tra hàng hóa như một quyền lợi của bên mua. Tuy nhiên trong thực tế, bên bán vẫn phải thực hiện kiểm tra hàng hóa trước khi giao để đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng hàng hóa, tránh sai sót trong thực hiện hợp đồng.

Thứ hai, nghĩa vụ cơ bản của bên mua:

- Nghĩa vụ nhận hàng: Theo Luật thương mại năm 1997 thì sau khi nhận hàng và kiểm tra hàng hóa trong một thời gian đã thỏa thuận, bên mua có quyền thơng báo về sự khơng phù hợp của hàng hóa với hợp đồng và có quyền từ chối nhận hàng, nếu quá thời hạn này bên mua khơng thơng báo cho bên bán thì bên mua sẽ mất quyền khiếu nại theo luật định [19], quy định này trên thực tế đã nảy sinh những bất cập, vi phạm quyền của các bên tham gia hợp đồng, vì để tìm ra các khuyết tật của hàng hóa cần phải có trình độ chun mơn và thời gian nhất định. Do vậy, Luật thương mại năm 2005 đã sửa đổi quy định này, theo đó, việc nhận hàng trên thực tế không đồng nghĩa với việc bên mua đã chấp nhận về hàng hóa được giao, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua 19[] Điều 75 Luật thương mại năm 1997

hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hóa đó khơng thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thơng thường mà bên bán đã biết hoặc cần phải biết về những khiếm khuyết đó nhưng đã khơng thơng báo cho bên mua.

Khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng theo đúng hợp đồng mà bên mua khơng tiếp nhận thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp này bên bán phải áp dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng có thể, với chi phí hợp lí để lưu giữ, bảo quản hàng hóa và có quyền u cầu bên mua thanh tốn chi phí đã bỏ ra. Đối với hàng hóa có nguy cơ bị hư hỏng thì bên bán có quyền bán hàng hóa và trả cho bên mua khoản tiền thu được từ việc bán hàng hóa sau khi trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán hàng hóa.

- Nghĩa vụ thanh toán: Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền mua hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng kể cả trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra. Theo Luật thương mại năm 2005 trường hợp khơng có thoả thuận về giá hàng hố, khơng có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng khơng có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hố được xác định theo giá của loại hàng hố đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh tốn và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá. Bên cạnh đó, việc thanh tốn phải được thực hiện theo đúng thỏa thuận về thời hạn và địa điểm thanh tốn. Nếu trong hợp đồng khơng có điều khoản về thời hạn, địa điểm thanh tốn, thì thời gian thanh tốn theo quy định của Luật thương mại 2005 là thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá và địa điểm thanh toán là địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu khơng có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán.

Thứ ba, về vi phạm hợp đồng: Vấn đề vi phạm hợp đồng và các chế tài do vi phạm hợp

đồng được quy định tại Luật thương mại Việt Nam 2005. Xét về các chế tài do vi phạm hợp đồng, pháp luật Việt Nam và CISG đều quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng. Tuy nhiên, Cơng ước Viên 1980 khơng quy định gì về phạt vi phạm hợp đồng. Chế tài hủy hợp đồng chỉ được áp dụng khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng. Điều 25 của Công ước và Điều 3 khoản 13 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đưa ra những định nghĩa khơng hồn tồn giống nhau, nhưng đều thống nhất ở một điểm: Vi phạm cơ bản là vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm, làm cho bên này

khơng đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng. Ngồi ra, CISG cịn quy định một trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm không không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn thêm trong khi Luật hương mại Việt Nam 2 khơng có quy định tương ứng.

Về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, CISG và Luật thương mại Việt Nam cho phép bên vi phạm lựa chọn một trong hai biện pháp: Sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Tuy vậy, căn cứ để lựa chọn sửa chữa hay thay thế hàng hóa vẫn chưa được pháp luật Việt Nam quy định. Trong khi đó, CISG lại nêu rõ, bên vi phạm chỉ được áp dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của thụ trái cấu thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp khác chỉ trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa.

Về bồi thường thiệt hại, luật Việt Nam và CISG đều quy định các thiệt hại được bồi thường bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Nguyên tắc hạn chế tổn thất đều được ghi nhận tại CISG và Luật thương mại Việt Nam năm 2005.

Về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, CISG và pháp luật Việt Nam có cách tiếp cận tương tự khi quy định miễn trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng và trường hợp lỗi của bên bị vi phạm. Ngoải ra, CISG còn quy định cụ thể về việc miễn trách nhiệm khi vi phạm xảy ra do lỗi của bên thứ ba trong khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

Tóm lại, liên quan đến các chế tài do vi phạm hợp đồng mà CISG và pháp luật Việt Nam cùng quy định, CISG có các quy định đầy đủ và cụ thể hơn so với pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, có vấn đề luật Việt Nam có quy định nhưng CISG lại không quy định (như chế tài phạt vi phạm hợp đồng) và ngược lại. Tuy vậy, sự khác biệt này không tạo nên mâu thuẫn giữa CISG và pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa bởi hai hệ thống này bổ sung cho nhau điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 37 - 40)