Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

2.4.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh có thể thấy trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, pháp luật hợp đồng của Việt Nam cịn nhiều điểm chưa tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế; một số vấn đề liên quan đến hợp đồng cịn chưa được quy định rõ ràng. Bên cạnh đó, thương nhân Việt Nam hiện nay chưa có sự am hiểu sâu sắc về pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dẫn tới nhiều thiếu sót gây bất lợi trong hợp đồng mà họ giao kết.

Cụ thể, cùng với việc ký kết một hợp đồng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, việc phải xác định cơ sở pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng là rất quan trọng song chưa được pháp luật nước ta quy định chi tiết. Cũng do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng có yếu tố nước ngồi nên xác định pháp luật điều chỉnh nó khơng hề đơn giản; việc lựa chọn pháp luật áp dụng phải được tìm hiểu, nghiên cứu ngay từ những bước sơ khởi hình thành hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế thường xảy ra những tranh chấp do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không quy định hoặc quy định không đầy đủ nội dung về pháp luật áp dụng trong hợp đồng.

Mặt khác, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh cùng một lúc bởi pháp luật của nhiều nước. Tức là, hợp đồng có thể được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia của các chủ thể hợp đồng, pháp luật của nước nơi ký kết hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng, nơi xảy ra tranh chấp, nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng… Khi pháp luật của các nước này có những quy định khác nhau về cùng một vấn đề đang tranh chấp thì sẽ làm phát sinh các xung đột luật về hình thức hợp đồng hay xung đột luật về nội dung của hợp đồng. Trong tình huống này các điều ước quốc tế hay tập quán thương mại quốc tế thường được áp dụng. Mà hiện tại Việt Nam chưa thừa nhận rộng rãi án lệ, tập quán, thông lệ thương mại là nguồn luật của pháp luật hợp đồng.

Một vấn đề mà rất nhiều thương nhân Việt Nam khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với thương nhân nước ngồi đều thường xuyên mắc phải đó là thiếu các thỏa thuận về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng, hoặc có nhưng quy định khá đại khái. Ví dụ: Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Cơng ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh tuy có điều khoản về quyết tranh chấp nhưng chưa cụ thể, khi có tranh chấp xảy ra các quy định này sẽ không thực sự phát huy được hiệu quả.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, việc chúng ta biết tận dụng điều kiện hội nhập để đem lại lợi thế cho mình là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên

có một thực tế là chúng ta vẫn đang giữ những tập quán, thói quen xuất nhập khẩu rất đơn thuần mà đó là nguyên nhân rất lớn làm cho các doanh nghiệp Việt mất dần lợi thế trong ngoại thương. Một thói quen thường xuyên gặp phải hiện nay ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong đó có Cơng ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh đó là việc áp dụng xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB và nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện CIF.

[21] Cách làm này đang đi ngược với xu thế của toàn cầu khi mà xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF sẽ an tồn và có tính kinh tế hơn.

Những vấn đề được phát hiện trên đây đòi hỏi những sự thay đổi mang tính tích cực từ pháp luật điều chỉnh, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các cơ quan, đối tượng liên quan.

Kết luận chương 2

Trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ như ngày nay thì việc tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để có cái nhìn hồn chỉnh và sâu sắc một mặt giúp cho các thương nhân có thể tích lũy thêm kiến thức cũng như phần nào đó tự rút ra kinh nghiệm cho doanh nghiệp của mình; mặt khác giúp thương nhân khơng cịn tỏ ra lúng túng khi tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó việc đi sâu tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh cũng chỉ ra những nội dung pháp luật nước ta quy định chưa rõ ràng, cịn chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế hiện nay và những sai lầm cơ bản của thương nhân Việt Nam khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Từ đó, Nhà nước ta cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cần có sự sủa đổi để ngày một hồn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực thi pháp luật tốt hơn.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 44 - 47)