Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 47 - 48)

6. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

3.1.Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Đến nay hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong hoạt động kinh tế đối ngoại của hầu hết các quốc gia. Trong hệ thống các hợp đồng thương mại quốc tế, thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chiếm vị trí trung tâm, là hình thức giao dịch chủ yếu, phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại quốc tế. Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trở thành cơng cụ quan trọng góp phần vào việc củng cố, mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau; thơng qua đó góp phần đẩy mạnh và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao năng suất lao động, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên và tiềm năng lao động quốc gia. Bởi vậy, thực hiện tốt hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khơng chỉ đem lại lợi ích cho các chủ thể của hợp đồng mà còn phần nào thúc đẩy nền hội nhập kinh tế phát triển sâu rộng hơn. Trước thực tế trên, nhiệm vụ quan trong đặt ra là nhanh chóng hồn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam để đáp ứng những địi hỏi của q trình hội nhập kinh tế quốc tế mà vẫn đảm bảo gắn liền với mục tiêu và phương hướng của đất nước, cụ thể:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được

quán triệt theo các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. Xét ở khía cạnh kinh tế, cũng có quan điểm cho rằng: “Nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự thành cơng của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn vừa qua là hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng”.[22] Có thể thấy được vai trò của Đảng sau gần ba mươi năm nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới. Đến nay trước những địi hỏi và thực tế phát triển khơng ngừng của nền kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối cải cách pháp luật đáng quan tâm, một trong số đó là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Mục tiêu quan trọng của Nghị quyết là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu 22[] Theo Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Tham luận tại phiên thảo luận các văn kiện Đại hội XII sáng 22/01/2016

lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của cơng dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Mục tiêu mà Nghị quyết đưa ra cũng trở thành định hướng để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.

Thứ hai, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần phải đảm bảo phù hợp

với thơng lệ quốc tế. Trong đó cần thực hiện sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phù hợp với pháp luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của WTO và các điều ước quốc tế nước ta đã tham gia với tư cách thành viên. Việc thực hiện các cam kết quốc tế là quá trình liên kết chặt chẽ các nền kinh tế quốc gia với nhau, hướng tới một thị trường chung thống nhất, mọi nền kinh tế khi tham gia vào các cam kết này đều bình đẳng. Do đó để đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định quốc tế thì bản thân các quy định pháp luật trong nước về mua bán hàng hóa quốc tế phải có sự sửa đổi phù hợp.

Thứ ba, các văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được

ban hành phải đảm bảo tính cụ thể và tính thống nhất, đồng bộ. Các văn bản pháp luật được ban hành cần được cụ thể hóa, hạn chế những quy định chung chung mà khơng có văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết hoặc việc ban hành văn bản hướng dẫn luật muộn, thiếu thống nhất.

Thứ tư, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải tạo điều kiện tối đa cho

các thương nhân trong quá trình giao kết cũng như thực hiện hợp đồng. Để hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, các thủ tục liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế cần được rút gọn hơn nữa để có lợi cho các chủ thể của quan hệ này. Muốn vậy, các quy định của pháp luật cần được sửa đổi để theo hướng rõ ràng và dễ thực hiện hơn, tránh các thủ tục mang tính rườm rà, gây bất lợi cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản 2 quảng ninh (Trang 47 - 48)