2.1 .Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức CTCP
2.1.2.1 .Nhân tố chủ quan
2.2.3. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về BKS
- Về cơ chế bổ nhiệm thành viên BKS
Số lượng thành viên Ban kiểm sốt có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên khơng q 05 năm và Kiểm sốt viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Thực tế chiếm số đông trong thành phần BKS là nhân lực của công ty và đóng vai trị như một kiểm sốt viên kiêm nhiệm, giám sát hoạt động nội bộ của công ty.
Đối với Trưởng Ban Kiểm soát, các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số và phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
So với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 tại Điều 165 ngoài những quyền và nghĩa vụ trước đó, đã bổ sung quyền của Ban kiểm sốt như sau: Ban Kiểm sốt có quyền tham gia các cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và khơng chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; có quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý điều hành công ty. Nếu như trước đó, BKS chỉ có nhiệm vụ “báo cáo giải trình” và “tham khảo ý kiến” của HĐQT; với luật mới, BKS có thể mở rộng quyền hạn của mình, tham gia trực tiếp vào các cuộc họp, hạn chế sự phụ thuộc HĐQT. Với sự bổ sung này, LDN 2014 đã phần nào xây dựng tốt hơn thể chế giám sát nội bộ, độc lập, chuyên môn và chuyên nghiệp hơn, và cân bằng lại quyền lực của HĐQT và Ban Giám đốc.
- Về chế độ hưởng lương và chịu trách nhiệm của Kiểm soát viên
Điều 167 LDN 2014 quy định rằng: “Kiểm soát viên được trả tiền lương hoặc thù lao và được hưởng các quyền lợi khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức lương, thù lao và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm sốt”. Cùng đó, khoản 6 Điều 168 quy đinh: “Trường hợp phát hiện có Kiểm sốt viên vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì Hội đồng quản trị phải thơng báo bằng văn bản đến Ban kiểm sốt; u cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả”.
Nhận thấy mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau trong cơ cấu tổ chức giữa BKS, HĐQTvà HĐCĐ, các bộ phận ban ngành; không chỉ là một thành phần riêng rẽ độc lập mà có tác động phụ thuộc và chi phối.