2.1 .Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức CTCP
2.1.2.1 .Nhân tố chủ quan
2.2.5 Một số thực trạng điều chỉnh pháp luật khác
- Về người đại diện:
Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn và cơng ty cổ phần có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật (khoản 2, Điều 134).
Quy định này nhằm hướng tới việc tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật cho mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Có thể nói, đây là một trong những nội dung thay đổi cơ bản so với Luật Doanh nghiệp năm 2005 (TNHH và CTCP chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật). Đứng dưới khía cạnh đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đây là một quy định mang tính đột phá trong việc cho doanh nghiệp toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật. Đồng thời, quy định này sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp lạm quyền hoặc bất hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của cổ đơng trong q trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngồi cơng ty. Bằng cách có nhiều hơn 1 người đại diện, sự lạm quyền như đã nói trên sẽ bị vơ hiệu hóa.
- Về cơng bố thơng tin và tính minh bạch
Hệ thống cơng bố thơng tin tốt nâng cao tính minh bạch là đặc điểm then chốt của việc giám sát cơng ty, và đóng vai trị chủ yếu đề các nhà đầu tư đánh giá được giá trị doanh nghiệp. Một hệ thống cơng bố thơng tin chính xác, kịp thời có thể duy trì lịng tin của thị trường, cũng như thu hút nguồn vốn từ thị trường. Ngược lại, công bố thông tin yếu kém và khơng minh bạch có thể dẫn đến sụp đổ lịng tin từ những nhà đầu tư và gây ra vô số hệ lụy xấu cho không chỉ doanh nghiệp mà cịn cả nền kinh tế bao quanh nó.
Luật doanh nghiệp 2014 tại Điều 171 đã quy định chi tiết về nghĩa vụ công bố thơng tin: “CTCP phải gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đơng thơng qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật về kế toán và
pháp luật có liên quan” và cơng bố trên trang thơng tin điện tử (nếu có) của mình các thơng tin theo quy định.
Có thể thấy những quy định cơng bố thơng tin khơng đặt gánh nặng hành chính lên doanh nghiệp. Và những doanh nghiệp cũng không buộc phải công bố thông tin gây tổn hại đến vị thế cạnh tranh của mình nếu như chúng không thuộc nghĩa vụ công bố thông tin theo luật định. Đề ra quy định để điều chỉnh tính minh bạch trong thơng tin như một biện pháp để quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp, hơn cả là tạo nên một cái nhìn đầy đủ và tồn diện hơn cho nhà đầu tư trước quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
Song thực tế, mức độ cơng khai hóa và minh bạch thơng tin ở các CTCP ở Việt Nam chưa đáp ứng được u cầu. Kém cơng khai hóa là một trong số những vấn đề lớn của việc quản lý CTCP hiện nay. Đối với những lĩnh vực phải bắt buộc chấp hành theo luật lệ, đa phần các công ty đều thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, nội dung thông tin cơng bố cịn sơ sài, nghèo nàn, ở mức tối thiểu. Chủ sở hữu, các cổ đông không nắm bắt kịp thời thông tin nội bộ dẫn đến những quyết định sai lầm trong chính sách, hoặc bị thâu tóm quyền lực bởi những cổ đơng lớn. Nhà đầu tư cũng khơng có được những thơng tin chính xác, đầy đủ cho phép họ định giá mức độ năng lực công ty, tránh rủi ro “đầu tư chết”.
2.3.Thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí- MIMECO.