2.3.2 .Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận trong công ty
2.3.2.2 .Ban kiểm soát
2.4. Các kết luận qua nghiên cứu
2.4.1. Những mặt làm được
Luật Doanh nghiệp 2014 cơ bản đã tạo dựng môi trường kinh doanh tự do, tự nguyện, cam kết, thoả thuận theo các quy định của pháp luật nói chung và một bộ khung cơ cấu tổ chức vững chắc đối với doanh nghiệp CTCP nói riêng. Những quy định đổi mới như: cho phép cơng ty TNHH, CTCP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; cho phép cơng ty cổ phần có thể chọn một trong hai mơ hình tổ chức, quản lý; cho phép lựa chọn cách bầu dồn phiếu hay không bầu dồn phiếu khi bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát CTCP,..., giúp doanh nghiệp chủ động, sáng tạo hơn khi được tự lựa chọn các mơ hình, phương thức phù hợp với hoạt động của mình.
Mặt khác LDN 2014 cũng chính thức thay đổi để đáp ứng đúng thông lệ quốc tế khi giảm tỷ lệ cổ đông dự họp từ 65% xuống cịn 51%. Khi có số cổ đơng dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết thì cuộc họp đại hội đồng cổ đông sẽ được tiến hành. Đồng thời, cũng rút ngắn thời gian thực hiện thi hành thủ tục họp và mời họp,đơn giản hóa những quy định mang tính chất hành chính trong cuộc họp ĐHĐCĐ. Hay quy định về thành viên Hội đồng quản trị độc lập, không tham gia điều hành trực tiếp doanh nghiệp; bãi bỏ việc Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Cùng đó, Luật Doanh nghiệp 2014 bỏ nhiều điều khoản đã được chứng minh là hiệu quả thực thi rất thấp, như việc đăng ký danh sách cổ đông nắm giữ 5% vốn điều lệ CTCP, hoặc bãi bỏ việc gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp như cấm một người đã làm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần không được làm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty khác.
2.4.2 Những mặt chưa làm được
Tuy LDN 2014 đã có những bước tiến quan trọng trong việc quản lý cơ cấu tổ chức trong CTCP song thực tế triển khai vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Về quyền của cổ đông
Thực tế cho thấy, các công ty mới chỉ tuân thủ nguyên tắc về quyền cổ đơng trên hình thức nhiều hơn là nội dung, nhất là vấn đề cuộc họp ĐHĐCĐ.Tình trạng cổ đơng khơng được tiếp cận đầy đủ các tài liệu họp là phổ biến. Thậm chí, thơng báo mời họp chỉ bao gồm các chỉ dẫn về địa điểm, thời gian mà khơng đính kèm các tài liệu khác như Báo cáo thường niên, trình tự, thủ tục triệu tập và biểu quyết tại ĐHĐCĐ… Trường hợp các tài liệu có được đăng trên trang web của cơng ty thì nhiều khi cũng khơng dễ dàng tải về được và hầu hết khơng có phiên bản tiếng Anh, điều này đặc biệt gây khó khăn cho các cổ đơng là người nước ngoài.
Về quyền được tham gia, bỏ phiếu tại các ĐHĐCĐ: Các cổ đông ở xa, nhất là cổ đông nhỏ thường khơng có điều kiện tham gia họp ĐHCĐ, phải ủy quyền cho các cán bộ của cơng ty bỏ phiếu mà khơng kiểm sốt được việc bỏ phiếu đó. Tuy cổ đơng được biểu quyết tại ĐHĐCĐ thường niên về việc lựa chọn kiểm tốn nhưng các cơng ty thường đưa ra một danh sách các ứng viên kiểm tốn để cổ đơng chấp thuận, sau đó cơng ty được ủy quyền chọn từ danh sách này. Thực chất, HĐQT mới là người chọn đơn vị thực hiện kiểm toán độc lập chứ không phải cổ đông.
Về vấn đề đối xử giữa các cổ đơng
Mâu thuẫn trong cơ cấu tổ chức có thể bắt nguồn từ việc khơng đảm bảo quyền lợi nhóm cổ đơng thiểu số.Khơng thiếu những doanh nghiệp có xu hướng hạn chế việc tham gia ĐHĐCĐ thường niên của những nhóm cổ đơng nhỏ. Quyền lợi của nhóm cổ đơng thiểu số không được bảo vệ và bị chi phối mạnh mẽ từ các quyết định từ cổ đông lớn vẫn cịn xảy ra. Nếu như nhóm cổ đơng thiểu số càng gặp nhiều bất lợi trong việc thể hiện tiếng nói của mình bao nhiêu thì hiện tượng lạm dụng quyền của các cổ đơng lớn lại càng phổ biến.
Hầu hết các công ty tại Việt Nam chưa thực sự tạo điều kiện để cổ đơng thực hiện biểu quyết ở nước ngồi, gây ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền lợi của nhóm cổ đơng là nhà đầu tư nước ngồi. Đối với các cổ đơng nhỏ, các cơng ty khơng có biện pháp khuyến khích, nâng cao năng lực của nhóm cổ đơng này, nhất là trong việc tham gia đóng góp nội dung cho chương trình nghị sự của ĐHĐCĐ thường niên.
Bên cạnh các quyền cơ bản của cổ đông đang bị vi phạm, những doanh nghiệp không thiếu thực trạng lạm dụng quyền cổ đơng. Có hai hiện tượng lạm dụng quyền khá phổ biến. Một là, khi diễn biến ĐHĐCĐ không tiến triển như ý muốn, một số cổ đơng sẵn sàng có những hành vi chống đối, vi phạm, cản trở chủ tọa điều khiển cuộc họp. Hoặc hiện tượng thứ 2 xảy ra trong các doanh nghiệp có cổ đơng là cán bộ, cơ quan Nhà nước sử dụng sức ảnh hưởng của mình can thiệp sâu vào vào cơng việc quản trị nội bộ như: không cho phép triệu tập ĐHĐCĐ, chỉ thị bổ nhiệm, thay thế thành viên HĐQT,...
Thêm vào đó, thực tiễn thi hành LDN 2014 cho thấy cơ cấu HĐQT trong các CTCP ở Việt Nam hiện nay vẫn mang tính chất tập quyền, nắm giữ và chi phối mọi hoạt động của công ty từ ĐHĐCĐ cho đến TGĐ hay giám đốc. Hoạt động thực tế của HĐQT mang tính chất điều hành hơn là hoạch định chiến lược và giám sát thực thi chiến lược hiệu quả. Sự giám sát của cổ đông đối với HĐQT còn yếu do cơ cấu sở hữu tập trung quyền lực, bên cạnh nguy cơ lạm dụng quyền hành để thu lợi ích cá nhân. Đối với BKS vẫn cịn mang tính hình thức chưa trở thành một thể đối trọng giúp cân bằng quyền lực giữa HĐQT, HĐCĐ và GĐ hoặc TGĐ.
Về áp dụng quy định thành viên HĐQT độc lập
Trên thực tế, trong mơ hình quản trị của một số cơng ty Việt Nam đã manh nha hình thành cơ cấu thành viên HĐQT độc lập.Song ở đa số các công ty cổ phần khác, những thành viên này hoặc chưa có, hoặc tính độc lập khơng rõ nét hoặc vai trị rất mờ nhạt. Bởi xét cho cùng, nếu khơng có quy định pháp lý thì những ơng chủ của các cơng ty này (cổ đông lớn đồng thời cũng là người quản trị, điều hành) chẳng có động lực gì để bổ nhiệm những thành viên độc lập tham gia vào HĐQT để "soi xét", "giám sát" mình. Vì thiếu vắng những thành viên HĐQT độc lập trong thành phần HĐQT nên lợi ích của các cổ đông nhỏ ở các công ty cổ phần có lúc, có nơi vẫn cịn bị xem nhẹ.
Về nghĩa vụ, trách nhiệm của các cổ đơng
Phía các cổ đơng thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít quan tâm đến cơng việc của cơng ty hoặc thậm chí đổi lợi ích của cơng ty để gia tăng lợi nhuận cho bản thân. Sự quan tâm đến phần lợi tức đã khiến một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải kết quả đạt được về lâu dài. Với nhiệm kỳ hữu hạn, tâm lý những người có chức vụ cao trong cơ cấu tổ chức có thể chỉ muốn bảo tồn hay tăng lợi nhuận cổ phần nhằm nâng cao uy tín của bản thân.
Về quản lý, điều hành DN
Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đơng rất lớn, có nhiều người khơng quen biết nhau, thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đơng đối kháng nhau về lợi ích
Về cơng khai hóa thơng tin
Cuối cùng, việc cơng khai hóa thơng tin, trình tự thủ tục trong các cuộc họp của cơng ty cũng không được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc phần lớn các cổ đông không tiếp cận được với thông tin của công ty hoặc không tiếp cận được thơng tin đầy đủ, chính xác và trung thực là hiện tượng phổ biến. Cổ đông thiểu số gần như không nhận được thông báo về các quyết định của ĐHĐCĐ, khơng nhận được tóm tắt Báo cáo tài chính hàng năm.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KHỐNG SẢN VÀ CƠ KHÍ-MIMECO
3.1. Định hướng hồn thiện cơ cấu tổ chức trong cơng ty cổ phần
Cùng với việc đổi mới kinh tế, tất yếu phải đổi mới trong đường lối, chính sách cho phù hợp. Cùng đó, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng dần quốc tế hóa, thay đổi để hồn thiện và hội nhập với những thơng lệ chung, giao lưu và phát triển nền kinh tế nối địa.
Trên khía cạnh quản trị doanh nghiệp, LDN 2014 đã kế thừa LDN 2005 và có những quy định chi tiết, đầy đủ và hoàn thiện hơn, tạo lập khung pháp lý để hình thành một cơ chế quản trị có hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với loại hình cơng ty khá phổ biến như CTCP. Và những quy định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đó trở thành cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo sự vận hành trong cơ cấu quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên phương diện lý luận, sự hoàn thiện các quy định pháp luật về bộ máy cơ cấu doanh nghiệp ln mang tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Do vậy, việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với vấn đề này phải được xác định là mơt q trình liên tục, lâu dài với những hướng đi phù hợp, đúng đắn.
Và hơn hết hệ thống pháp luật về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi thói quen hành xử của bộ máy nhà nước và doanh nghiệp phải thực thi đúng và tuân thủ theo luật định. Nhưng kiến thức về pháp luật cơ cấu tổ chức CTCP cũng như thực tế triển khai trong nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất mới mẻ. Thực tiễn thi hành cho thấy trong thời gian qua đã xảy ra khơng ít những vụ vi phạm pháp luật xoay quanh vấn đề này. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, việc hồn thiện các quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức trong CTCP cần được thực hiện theo những định hướng sau:
Hoàn thiện các quy định về cơ cấu tổ chức trong CTCP phải căn cứ vào nhu cầu thực tiễn, những chiến lược kinh doanh, đặc điểm của công ty.
Các quy định về cơ cấu tổ chức trong CTCP phải phù hợp với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Các quy định về cơ cấu nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong cơ cấu tổ chức, phát huy lợi thế cạnh tranh, cũng như khắc phục nhược điểm còn tồn tại trong các doanh nghiệp CTCP hiện nay.
Hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của CTCP cần được đặt trong hệ thống pháp luật điều chỉnh chung về kinh tế nói chung và hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng như một thể nhất quán và hợp lý.