Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH thái giang sơn trên địa bàn miền bắ (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU VÀ PHÂN TÍCH CẦU

2.2. PHÂN TÍCH CẦU SẢN PHẨM SỮA CỦA CÔNG TY TNHH THÁI GIANG SƠN TRÊN ĐỊA

2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang

BÀN MIỀN BẮC

2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái GiangSơn trên địa bàn miền Bắc Sơn trên địa bàn miền Bắc

2.2.1.1. Môi trường kinh tế

Giai đoạn 2002 – 2007, Việt Nam luôn được coi là một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%. Nhưng từ năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ, Việt Nam đã phải chịu nhiều tác động xấu đến nền kinh tế. Cụ thể, cả giai đoạn này, GDP luôn thấp hơn 7% và đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với trước khi khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng để lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế như thu nhập người dân giảm dần, tỷ lệ thất nghiệp tăng, lạm phát tăng cao, tiêu dùng của người dân giảm dần. Do đó, mặt hàng sữa cũng khơng tránh khỏi việc tăng giá chóng mặt, chỉ trong khoảng 3 năm từ 2011 đến 2013, giá sữa đã được điều chỉnh tăng giá khoảng 30 lần, một con số báo động. Khi mà chi tiêu người dân đang phải thắt chặt trong giai đoạn kinh tế khó khăn, giá sữa khơng ngừng tăng, cơng ty cũng đã có nhiều biện pháp điều chỉnh giá sữa phù hợp với thị trường, đồng thời đảm bảo kích thích tiêu thụ của khách hàng trong giai đoạn khó khăn.

2.2.1.2. Dân số

Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, dân số nước ta khoảng 86 triệu dân, tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 1,06%/năm, Việt Nam đang trong giai đoạn thời kỳ “cơ

cấu dân số vàng”. Đến năm 2014, Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên hợp quốc công bố dân số Việt Nam đã đạt gần 90,5 triệu người, trong đó nam chiếm khoảng 49% và nữ giới chiếm khoảng 51%. Trong đó, tỷ lệ dân số thành thị chiếm khoảng 33,1% dân số, và 66,9% dân số sống ở vùng nông thôn. Trong giai đoạn 2009 – 2014, tỷ suất tăng dân số thành thị là 3,3%/năm. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành sữa của cả nước, thực tế cũng cho thấy mức tiêu thụ sữa hàng năm tăng khoảng 30% tập trung ở khu vực thành thị.

Đây được coi là yếu tố tác động mạnh đến chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sữa ở Hà Nội của công ty TNHH Thái Giang Sơn. Mỗi năm dân số thành thị, đặc biệt là dân số của Hà Nội đều tăng nhanh, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng về cầu mặt hàng sữa bột. Mặt khác, thống kê cầu của công ty các năm qua cũng cho thấy, cầu về sữa của lứa tuổi 3 – 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất, trong khi đó độ tuổi này cũng đang chiếm tỷ trọng dân số cao, cơng ty có thể tận dụng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm này trên địa bàn Hà Nội các năm tiếp theo.

2.2.1.3. Giá của hàng hóa thay thế

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại sữa bột thuộc các hãng sữa khác nhau, các nhà cung cấp khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người tiêu dùng, mỗi gia đình sẽ có lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất về giá cả, chất lượng. Nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng, công ty TNHH Thái Giang Sơn cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng, riêng đối với sữa bột thì chủ yếu là sữa bột dành cho trẻ em, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và giá cả phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng. Khi thị trường có nhiều sản phẩm sữa thay thế cho sữa bột, đưa ra nhiều sự lựa thay thế cho người tiêu dùng. Do vậy, công ty cần đảm bảo cung cấp sữa đạt chuẩn về chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, đó ln là mục tiêu hàng đầu của cơng ty. Bên cạnh đó, giá cả cũng là yếu tố quyết định đến lựa chọn tiêu dùng, chính vì thế cơng ty cần có chính sách hợp lý, đảm bảo gia tăng về số lượng kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

2.2.1.4. Thu nhập trung bình hàng tháng của người dân Hà Nội

Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự tăng lên về mức sống của người dân Hà Nội được thể hiện qua thu nhập bình quân hàng tháng. Thu nhập của người dân Hà Nội có xu hướng tăng dần qua các năm, và ngày càng tăng nhanh chứng tỏ cho mức sống đang được nâng cao hơn nhiều. Năm 2010, thu nhập bình quân 3,096 triệu đồng/tháng và tăng lên 3,627 triệu đồng/tháng vào năm 2011, đếm năm 2013 đạt 3,915 triệu đồng/tháng, ước đạt 4,392 triệu đồng/tháng năm 2014. Tốc độ tăng trưởng thu nhập ở Hà Nội tăng lên qua các năm 2010 – 2014 đạt khoảng 10,47%/năm và đang có kỳ vọng sẽ tăng nhanh hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

Sau khi tiến hành nghiên cứu khách hàng của công ty, tác giả đã phát 100 phiếu điều tra và thu về 100 phiếu với kết quả thể hiện như bảng 2.2, cụ thể như sau: nhóm thu nhập dưới 5 triệu/tháng chiếm 17% trong tổng 100 phiếu là sử dụng sản phẩm sữa của công ty, với lý do chủ yếu là do giá cả phù hợp. Nhóm thu nhập sử dụng sản phẩm sữa của công ty nhiều nhất là nhóm 5 – 9 triệu/tháng, chiếm 46% và sử dụng thường xuyên, nhóm này sử dụng do đã biết đến cơng ty và có sự tin tưởng vào sản phẩm của cơng ty. Cịn lại là nhóm có thu nhập cao, nhóm 9 – 14 triệu/tháng chiếm 27% và nhóm này sử dụng với số lượng lớn, thường xun hơn. Cịn lại 10% của nhóm có thu nhập trên 14 triệu/tháng, sử dụng sản phẩm và biết đến công ty qua một số kênh, hoặc tình cờ mua ở các đại lý, và tin tưởng mua sản phẩm. Như vậy có thể thấy, mức thu nhập càng cao thì cầu càng lớn, phù hợp đúng với luật cầu, do đó cơng ty nên nắm bắt về nhóm thu nhập nào để cung cấp sữa phù hợp với nhóm đó, đáp ứng về giá cả, chất lượng cũng như số lượng sản phẩm.

2.2.1.5. Yếu tố tâm lý của người tiêu dùng

Trong bối cảnh kinh tế phát triển, mức sống ngày càng tăng lên, thì việc quan tâm đến sức khỏe luôn được người tiêu dùng coi trọng hàng đầu. Đặc biệt, đối với các trẻ nhỏ, luôn được gia đình nâng niu, chăm sóc, thì việc bổ sung thêm đầy đủ các khoáng chất, vitamin là một điều thiết yếu. Do đó, sự lựa chọn về mặt hàng sữa bột ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, khơng chỉ trẻ nhỏ mà cả bà bầu, người già, mọi lứa tuổi đều cần bổ sung chất dinh dưỡng, chính vì thế mức tiêu thụ sản phẩm sữa đang gia tăng nhanh chóng, nhất là đối với khu vực thành thị có mức sống khá cao. Tuy nhiên, chính vì sữa cung cấp dưỡng chất, đảm bảo cho sức khỏe thì yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm càng được người dân quan tâm. Nhiều hộ gia đình lựa chọn mua sữa khơng phải vì giá cả mà yếu tố được quan tâm hàng đầu vẫn là chất lượng của sữa. Những năm gần đây, Việt Nam đã gặp khơng ít khó khăn trong việc quản lý chất lượng sữa, đã xảy ra nhiều vụ sữa không đảm bảo chất lượng, gây hoang mang cho người tiêu dùng, làm giảm sút lượng tiêu thụ cũng như giá sữa liên tục bị đấy giá lên cao, mất kiểm soát về giá.

Do đó, để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định đến việc tiêu thụ sản phẩm sữa bột của cơng ty. Bên cạnh đó, tâm lý của người tiêu dùng vẫn luôn kỳ vọng về việc ổn định giá sữa, đặc biệt hy vọng trong tương lai giá sữa sẽ giảm xuống để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều về mặt hàng sữa bột hơn.

2.2.1.6. Chính trị, pháp luật

Việt Nam là một nước có chính trị ổn định, hệ thống pháp luật thơng thống tạo điều kiện cho đầu tư kinh doanh. Bên cạnh việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới

những năm gần đây, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách phù hợp với q trình hội nhập tồn cầu. Quan trọng là trong tiến trình cam kết hội nhập, Việt Nam đang giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% cho các sản phẩm sữa ngoại nhập có điều kiện thâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa. Đây là cơ hội lớn cho cơng ty trong q trình kinh doanh sữa bột, giúp cho cơng ty giảm một phần chi phí nhập sữa từ nước ngồi, giúp giá sữa có thể giảm trong thời gian tới.

Năm 2009, mặc dù giá sữa bột trên thị trường thế giới đã giảm (khoảng 13,8% - 42%) nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức giá tăng cao từ năm 2008, một số doanh nghiệp còn lợi dụng tiếp tục tăng giá. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến giảm số lượng tiêu thụ về sữa, đặc biệt gây khó khăn cho vùng nơng thơn, vùng sâu vùng xa sẽ không đảm bảo đủ sữa để uống. Việc quản lý sữa trên thị trường vẫn còn chưa chặt chẽ, lỏng lẻo, chồng chéo. Do đó, trên thị trường sữa thường xảy ra các vụ việc làm hoang mang người tiêu dùng. Chính vì chưa quản lý chặt chẽ, nên mỗi khi xảy ra sự việc cơ quan chức năng mới bắt tay điều tra, vì thế mà người dân ln cảnh giác cao trong việc lựa chọn sữa tiêu dùng trong gia đình.

2.2.1.7. Chiến lược kinh doanh của cơng ty

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các công ty sản xuất sữa lớn như Ba Vì, Mộc Châu, Vinamilk,...Do đó, cần phải có chính sách và chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể tồn tại trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt.

Nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng, cơng ty đã có nhiều chiến lược, đưa ra các quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng, như phát tờ rơi quảng cáo, băng – rôn,...Những sản phẩm bán ra trên thị trường đều là các sản phẩm sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm tra chất lượng. Đặc biệt, với từng đối tượng lứa tuổi khác nhau, công ty cũng phát triển bán các sản phẩm sữa theo lứa tuổi, được người tiêu dùng tin dùng nhất.

Công ty mở rộng nhiều hệ thống bán hàng trên thị trường, chiến lược quảng bá sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, đưa ra các chương trình khuyến mại để kích thích tăng cầu.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH thái giang sơn trên địa bàn miền bắ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)