CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU VÀ PHÂN TÍCH CẦU
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
3.3.1. Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước.
Hiệu lực quản lý của các ngành, cơ quan liên quan được nâng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh sữa được tạo điều kiện phát triển hơn cũng như được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước tốt hơn. Để nâng cao hiệu lực quản lý, Nhà nước cần:
- Đẩy mạnh thực thi và giám sát công tác triển khai hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh sữa theo đúng quy hoạch và định hướng phát triển ngành thiết bi điện mà nhà nước đưa ra.
- Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường đảm bảo chất lượng sản phẩm trên thị trường cũng như nắm rõ tình hình thực tế để có những biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả. Đây là một vấn đề rất lớn, vì nếu khơng kiểm tra đầy đủ kịp thời, các sản phẩm sữa kém chất lượng có thể được mang bán trên thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Xử lý các vi phạm một cách hợp lý, mang tính răn đe, đúng người đúng tội tránh tình trạng tái phạm, hướng các hoạt động thương mại phát triển công bằng, kinh doanh đúng pháp luật.
3.3.2. Tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh
Môi trường cạnh tranh lành mạnh là điều quan trọng để các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sữa trên thị trường, nhà nước cần:
- Làm rõ vai trò quan trọng của sản xuất kinh doanh sữa đối với sự phát triển kinh tế đất nước và con người. Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới hoạt động thương mại sản phẩm sữa theo hướng minh bạch, rõ ràng, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý thuận tiện cho hoạt động của doanh nghiệp. Tiến đến, chính sách thúc đẩy ngành sữa phát triển cần phải được triển khai và thực hiện nhanh chóng phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế.
- Nhà nước cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng thơng thống, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động thương mại. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục như đăng ký kinh doanh, giấy vay vốn, khai báo nộp thuế, hợp đồng thuê mặt bằng... Các thủ tục này rõ ràng, đơn giản thì hoạt động thương mại của ngành mới nhanh chóng được thực hiện và dễ dàng triển khai hoạt động. - Nhà nước cam kết thực hiện đầy đủ và chính xác theo các cam kết thương mại quốc tế đã ký kết, giúp doanh nghiệp kinh doanh sữa thuận tiện trong việc nhập sữa ngoại về kinh doanh trong nước, giảm một phần chi phí nhập khẩu hàng hóa.