6. Kết cấu đề tài
3.2. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầu tư và
3.1. Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần Đầu tư và Thươngmại Phú Cát trong thời gian tới mại Phú Cát trong thời gian tới
Dân số Việt Nam xấp xỉ gần bằng 86.8 triệu trong năm 2008 và sẽ tăng lên khoảng 99 triệu trong năm 2020 nền kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Tổng giá trị hàng hóa sử dụng và hàng hóa sản xuất trong nước qua các năm và dự kiến đến 2010 tỷ lệ tăng trưởng: 18-20%/năm. Ngành cơ khí thu hút được sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuận lợi cho huy động vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất, nghiên cứu phát triển.
Định hướng kinh doanh của Công ty trong những năm sắp đến là tiếp tục đa dạng hóa các mặt hàng cổng xếp, cổng inox, cổng tự động, cổng barie; phát triển sản phẩm tại thị trường nội địa, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng khác.
- Tăng cường đầu tư cho xúc tiến thương mại, kinh doanh trên mạng.
- Đẩy mạnh kinh doanh tại thị trường nội địa, coi đây là một lợi thế, trên cơ sở mở rộng mạng lưới bán buôn, bán lẻ…
- Nâng cao thu nhập cho công nhân viên và nộp đầy đủ thuế cho ngân sách Nhà nước. Có thể nói mục tiêu hoạt động của công ty là phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước cũng như của ngành công nghiệp.
3.2. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầutư và Thương mại Phú Cát tư và Thương mại Phú Cát
Một là, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cần được thực hiện đồng bộ nhiều khâu, nhiều yếu tố, tuy nhiên cần chú trọng tập trung vào khâu then chốt có tính quyết định. Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí cần nắm được nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, các lực lượng cung trên thị trường. Điều này địi hỏi cơng tác tiếp thị sản phẩm tốt, người quản lý phải hiểu biết, dự báo được nhu cầu, thị hiếu, phải nâng cao năng lực quản lý. Đây là khâu quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cơ khí nói riêng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều này đòi hỏi sự cố gắng trên nhiều mặt của doanh nghiệp như: Đổi mới công nghệ sản xuất, đổi mới tổ chức, nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý, có chiến lược kinh doanh tốt. Cụ thể được thể hiện là:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cơ khí nhằm mở rộng thị trường và thị phần tiêu thụ trên cơ sở định hướng phát triển ngành cơ khí, chiến lược phát triển sản phẩm cổng xếp, cửa tự động, cổng inox khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại của các vùng, các tỉnh trên thị trường nội địa.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cơ khí là nâng cao chất lượng, có kiểu dáng mẫu mã đẹp, có địa chỉ và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Áp dụng các máy móc hiện đại vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bằng việc mở rộng thị trường và thị phần tiêu thụ sản phẩm, phải hoà nhập với xu hướng chung của thời đại, trong điều kiện nước ta đã gia nhập WTO, đa dạng hoá các kênh phân phối sản phẩm.
Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải đảm bảo tính vững chắc, tức là có thể duy trì khả năng lâu dài và liên tục cả ở trong hiện tại và tương lai. Để đảm bảo tính vững chắc, việc nâng cao năng lực canh tranh cần dựa trên lợi thế so sánh động, không nên phụ thuộc quá lớn vào lợi thế lao động rẻ, tài ngun sẵn có. Để đảm bảo tính bền vững, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phải dựa trên các biện pháp lành mạnh, khoa học và phù hợp với xu thế chung như thân thiện với mơi trường và chú trọng khía cạnh xã hội của sự phát triển.
Ba là, việc nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của các doanh nghiệp chè mà là nhiệm vụ của các cơ quan, chính quyền và tồn xã hội, đây là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công sự cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.