CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO
2.3 Các kết luận thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần phát triển
triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh
2.3.1 Những thành tựu đạt được
Nguồn vốn kinh doanh: Cơng ty có nguồn vốn lớn, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn
nhà nước, thuận lợi hơn rất nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, Công ty đạt hiệu quả sử dụng vốn cao, thời gian luân chuyển vốn cao, luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và ngân sách cho Nhà nước. Công ty luôn luôn đảm bảo huy động đầy đủ vốn tiền tệ cần thiết trên cơ sở xác định đúng đắn các nguồn vốn cung ứng. Tiến hành phân tích tài chính và hoạch định tài chính để đưa ra các dự báo cần thiết. Trên cơ sở đó Cơng ty đưa ra các kế hoạch tài chính, kế hoạch về vốn trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Chất lượng nguồn nhân lực: Dựa trên yêu cầu đặc thù của ngành kinh doanh mà
cơng ty có sự phân bổ nhân sự cho các phịng ban rất hợp lí. Tất cả các nhân viên của cơng ty đều được bố trí theo đúng năng lực và chuyên ngành đào tạo, phù hợp với các phòng ban đảm bảo phát huy tối đa năng lực của nhân viên. Trong hoạt động kinh
doanh, các phịng ban có sự phối hợp với nhau tương đối nhịp nhàng. Lực lượng nguồn lao động còn thương xuyên được cử đi học, đào tạo đề nâng cao tay nghề, nâng cao kiến thức chuyên mô phục vụ tốt cho công ty.
Năng lực R&D: Cơng ty có cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại, thuận
lợi trong việc nghiên cứu và phát triển thị trường, các sản phẩm được chú trọng quan tâm hơn đến chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Uy tín, thương hiệu: Thương hiệu của Cơng ty cổ phần phát triển công nghiệp
xây lắp và thương mại Hà Tĩnh được khẳng định trong 26 năm phát triển. Với bề dày truyền thống và kinh nghiệm của mình, công ty đã tạo được vị thế nhất định trên thị trường với chất lượng sản phẩm tốt, uy tín và tin cậy với các đối tác trên thị trường.
Năng lực công nghệ: Với quan điểm tăng trưởng phải bền vững của Công ty cổ
phần phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh thì song song với việc phát triển kinh tế, Công ty luôn chú trọng đến vấn đề xử lý môi trường, luôn đầu tư cải tạo hệ thống máy móc thiết bị, nâng cấp tự động hóa ở các khâu sản xuất, cải thiện môi trường làm việc cho công nhân và giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường. Năng lực công nghệ của Công ty không chỉ đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm mới ln có sự cải tiến so với đối thủ cạnh tranh mà cịn hạn chế được lượng chất thải ơ nhiễm ra mơi trường.
Các chương trình marketing hỗn hợp: sản phẩm sản xuất bê tơng nhựa nóng, sản
phẩm truyền thống của cơng ty, đem lại tỷ lệ doanh thu lớn nhất, đồng thời chất lượng sản phẩm đáp ứng đến tay người tiêu dùng cũng là tốt nhất, với mức giá cạnh tranh so với doanh nghiệp khác, hệ thống phân phối đơn giản, sản phẩm nhanh chóng được vận chuyển đến tay của người tiêu dùng.
2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục
Ngoài những ưu điểm đã được nêu ở trên, thì Cơng ty cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh còn tồn tại những hạn chế nhất định, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Công tác xúc tiến bán hàng chưa thực sự hiệu quả, tuy các chương trình bán hàng được thực hiện liên tục, giúp thúc đẩy việc nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên doanh thu bán hàng trong những năm chưa đạt được như kỳ vọng.
Hiện tại, công ty chưa có phịng marketing, các chính sách và chiến lược marketing chưa rõ ràng và chưa chủ động trong việc tìm kiếm những khách hàng mới, mở rộng khu vực phân phối sản phẩm. Điều đó làm hạn chế rất lớn đến khả năng tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Nguồn nhân lực trong công ty tuy thường xuyên được đào tạo, giúp nâng cao tay nghề tuy nhiên tỷ lệ nguồn nhân lực tốt nghiệp phổ thông là rất cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi hội nhập vào kinh tế quốc tế. Cần phát triển nguồn nhân lực mạnh để dễ dàng thích nghi với mơi trường hội nhập kinh tế tồn cầu.
Khách hàng hiện tại của doanh nghiệp chủ yếu là các khách hàng tổ chức, các khách hàng thân quen với doanh nghiệp, doanh nghiệp chưa chủ động tìm kiếm thị trường khách hàng cá nhân, thị trường lớn của doanh nghiệp.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Nền kinh tế hội nhập tồn cầu, địi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tồn tại và phát triển, nếu khơng khắc phục được những hạn chế thì doanh nghiệp sẽ bị đi sau so với các doanh nghiệp khác. Cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của những tồn tại để dễ khắc phục.
Những nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại của doanh nghiệp là:
Nguồn cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp chủ yếu là từ các kênh phân phối, trong khi đó, kênh phân phối của doanh nghiệp khá đơn giản, không bao quát hết được tất cả các thông tin trên thị trường đến với doanh nghiệp.
Chất lượng đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp còn chưa được đào tạo kỹ lưỡng, chất lượng cịn chưa cao, là ngun nhân chính dẫn đến việc doanh số bán hàng giảm sút.
Cơng ty chưa có bộ phận marketing, nên những cơng việc marketing được phân vào các phịng ban khác khơng đúng chun mơn, tạo áp lực cao trong công việc và hiệu suất công việc không được đảm bảo, gây ảnh hưởng đến công việc.
CHƯƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP –
XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MAI HÀ TĨNH
3.1. Dự báo một số thay đổi trong môi trường kinh doanh và định hướng phát triển của Công ty cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh