CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO
3.1.1. Dự báo tính thế mơi trường và thị trường VLXD trong thời gian tới
Mấy năm trở lại đây, thị trường VLXD rơi vào tình trạng ế ẩm hơn bao giờ hết. Đặc biệt là do chủ trương cắt giảm đầu tư cơng của Chính phủ, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ, thị trường bất động sản gần như tê liệt. Kéo theo hệ quả ngành VLXD – ngành liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, năng lực sản xuất của ngành VLXD nước ta đã vượt cao hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay vì phải nhập khẩu khá nhiều sản phẩm VLXD đáp ứng nhu cầu trong nước như trước đây, thì đến nay nền cơng nghiệp sản xuất VLXD nước ta đã phát triển khá mạnh cả về quy mơ lẫn sản lượng và chất lượng. Chính vì vậy, cần phải tìm được đầu ra cho thị trường VLXD, nếu khơng sản lượng VLXD dư thừa là rất lớn.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014, thị trường VLXD đã xuất hiện những mảng sáng với nhiều tín hiệu tích cực, lạc quan khi cả sản lượng tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu đều đạt những con ysố ấn tượng. Tính đến đầu năm 2016, các chủ đầu tư bất động sản tăng tốc triển khai dự án để sớm ra hàng giúp thúc đẩy thị trường VLXD có mức tiêu thụ tốt, giá các loại VLXD cũng tăng lên.
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu trong nước một số loại VLXD tính đến năm 2020
TT Loại sản phẩm Đơn vị Nhu cầu trong nước
Năm 2015 Năm 2020
1 Xi măng Triệu tấn 56 93
2 Vật liệu ốp lát Triệu m2 320 470
3 Sứ vệ sinh Triệu sản phẩm 12,69 20,68
4 Kính xây dựng Triệu m2 80 110
5 Vật liệu xây Tỷ viên 26 30
6 Đá xây dựng Triệu m3 125 181
7 Cát xây dựng Triệu m3 92 130
8 Vôi Triệu tấn 3,9 5,7
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020
Đến năm 2020, mục tiêu của ngành công nghiệp sản xuất VLXD là đạt công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm chất lượng cao, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường. Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công
nghệ, thiết bị sản xuất để có thể tăng sức cạnh tranh trên thị trường VLXD hiện nay. Đồng thời, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định tự do trên các “sân chơi” trong khu vực và quốc tế, và đến năm 2018, theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN thì mức thuế suất cho các sản phẩm VLXD vào Việt Nam sẽ hạ về 0%. Lúc đó, các doanh nghiệp Việt Nam khơng chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, áp lực đối với các doanh nghiệp cũng sẽ lớn hơn.